Vị Giáo Chủ – Hoàng Đế cuối cùng

Vị Giáo Chủ – Hoàng Đế cuối cùng

 

 

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350776?eng=y

Hai trong số các vị tiền nhiệm của ngài được phong thánh, thay vì chỉ một. Hội đồng giám mục Ý bị hủy bỏ. Đám kỳ cựu vẫn còn nắm quyền điều khiển IOR. Tất cả đều theo lệnh của đức Phanxicô.

 

ROME, ngày 25 tháng Tư năm 2014 – Với đức Phanxicô, ngôi giáo hoàng đã chìm trong bóng tối. Tất cả ánh sáng đều rọi trên ngài, vị giáo hoàng. Không nhằm vào ngôi vị, mà vào chính cá nhân.

Ngài tự mình thoát ra khỏi khuôn khổ của quy luật phong thánh của giáo hội. Chỉ trong vòng một năm, ngài đã ngăn cản sáu lần cái quy luật cứng rắn, buộc phải có thêm một phép lạ mới, để một vị chân phước được công bố là thánh. Đức Gioan XXIII là người cuối cùng trong sáu vị. Bằng mọi giá, đức Phanxicô muốn đức Gioan Phaolô đệ Nhị được phong thánh, không vì chính đương sự, mà phải được cân bằng nhờ một vị giáo hoàng khác, với một chân dung khác, ít chiến đấu hơn, nhưng bao dung hơn.

Và thế là lễ phong thánh sẽ xảy ra vào ngày Chúa Nhật, ngày 27 tháng Tư. Bộ phong thánh đã phải cúi đầu trước ý muốn của ngài, và đã làm ra vẻ yêu cầu đức Phanxicô miễn cho điều kiện ấy. Lời yêu cầu được rộng lượng ban ngay tức khắc.

 

Thêm vào đó, hồng y Angelo Bagnasco, vẫn còn là chủ tịch hội đồng giám mục Ý, đã yêu cầu đức Phanxicô, vị giáo hoàng, đọc diễn văn khai mạc cho cuộc họp khoáng đại các giám mục tổ chức vào tháng Năm, một việc chưa có vị giáo hoàng nào từng làm trước đây.

Bản thông cáo chính thức viết, lời đề nghị của hồng y “thuận theo y muốn của Đức Thánh Cha, vị đã thố lộ rằng mình đã có cùng ý định ấy trong đầu.” Đương nhiên là thế. Người ta đã biết từ cả tháng nay rằng đức Phanxicô đã quyết định như thế.

 

Từ khi ngài làm giáo hoàng, hội đồng giám mục Ý (CEI) có thể được coi như bị triệt tiêu. Đức Phanxicô đã yêu cầu các giám mục Ý cho ngài biết họ muốn bổ nhiệm vị chủ tịch và thư ký như thế nào, hoặc do đức giáo hoàng bổ nhiệm như lâu nay tại Ý, hoặc do bầu cử độc lập như lâu nay tại các quốc gia khác. Nắm được lời bóng gió ấy, ý định của hầu hết các giám mục là để cho đức giáo hoàng bổ nhiệm. Nếu tự ngài muốn có một cuộc bầu bán thăm dò trước, thời sẽ có, nhưng được thực hiện âm thầm và không có kiểm phiếu. Phiếu bầu phải được niêm kín và đưa hết cho đức giáo hoàng, và ngài muốn làm gì với chúng thì làm.

Hội đồng giám mục Ý, CEI, là lời phản bác sống động nghịch lại chủ tâm muốn phân quyền và dân chủ hoá trong Giáo hội, vốn được gán cho đức Jorge Mario Bergoglio.

Trong hội đồng giám mục Ý, người duy nhất đang thụ ủy thực quyền là tổng thư ký Nunzio Galantino, giám mục Cassano all’lonio. Nhưng thẩm quyền của ngài chỉ hoàn toàn là phản ánh thẩm quyền của đức giáo hoàng, người đã đặt ngài lên và giám sát nhất cử nhất động của ngài.

Hành vi Galantino thi hành quyền quản trị đầu tiên của mình, vài giờ sau khi hội kiến với giáo hoàng Phanxicô, là sa thải Dino Boffo, vị giám đốc truyền thông được ca ngợi của CEI trong lãnh vực của hồng y Camillo Ruini, và là giám đốc của hệ thống truyền hình TV 2000 trong ba năm, mới được thưởng thưởng vì số lượng người xem.

Đó là vào ngày 14 tháng Hai. Hơn hai tháng trôi qua mà kênh truyền thông chính của hội đồng giám mục Ý vẫn chưa có người điều hành, mà việc sa thải Boffo cũng chẳng hề có lời giải thích nào được đưa ra.

Mặt khác nhìn vào bên trong vòng đai Vatican, vẫn còn có những nhân vật đang nắm quyền với đầy đủ danh vọng, mà nếu họ ở trong một tổ chức nào khác, hẳn họ đã phải cuốn gói từ lâu rồi.

Họ là thành viên hội đồng giám sát viện Công tác Tôn giáo IOR: Carl Anderson, người Mỹ, Ronaldo Hermann Schmitz, người Đức, Manuel Soto Serrano,người Tây Ban Nha, và Antonio Maria Marocco, người Ý.

Đó là nhóm tứ nhân bang, mà hôm 24 tháng Năm năm 2012, với sự chúc phúc của hồng y Tarcisio Bertone, đã tàn bạo đuổi vị giám đốc Ettore Gotti Tedeschi của cơ chế tài chánh Vatican, một khuôn mặt chính trong việc phục hồi. Thay vì thế họ đã bao bọc lấy đám kỳ cựu mà đại diện là hai giám đốc Paolo Cipriani và Massimo Tulli. Tuy những cuộc điều tra theo luật được ngưng lại, nhưng cũng đã buộc hai người này từ chức không chút vinh quang một năm sau đó.

Ngày nay Cipriani và Tulli đang phải ra toà của nước Ý. Toà án này đã công nhận hạnh kiểm không có gì đáng trách của Gotti Tedeschi. Nhưng nhóm tứ nhân bang vẫn còn đó, như không hề có gì xảy ra.

Không chỉ có thế. Cũng chính từ họ mà đức Phanxicô đã chấp nhận ý kiến cố vấn giữ cho IOR tồn tại – sau khi đức giáo hoàng đã hơn một lần coi như hết hy vọng vào nó trong vòng mấy tháng qua – và ra lệnh cho nó hoạt động lại như họ bày ra.

 

Còn cần phải giải mã cái chủ trương mới của đức giáo hoàng Bergoglio.

 

 

__________

 

Bài phê bình này đã được công bố trên tờ “L’Espresso” số 17 năm 2014, xuất hiện trên kệ báo ngày 25 tháng Tư, trong mục quan điểm mang tên “Settimo cielo” của Sandro Magister.

Danh sách những bài phê bình cũ:

> “L’Espresso” in seventh heaven
 

BA CƯỚC CHÚ

 

1. VỀ VỊ GIÁM CHỨC “LÂM THỜI” TẠI IOR

Thêm vào bốn người trong ban giám sát, đức ông Battista Ricca cũng giữ nguyên vị là “giám chức” tại IOR:

> The Prelate of the Gay Lobby

Khi vị này được bổ nhiệm vào vai trò này vào tháng Sáu năm ngoái, đức giáo hoàng Phanxicô không biết chút gì về quá khứ bê bối trong những năm vị này làm cố vấn khâm sứ tại Algiers, Bern và đặc biệt tại Montevideo. Đương sự bị triệu hồi từ nhiệm sở cuối cùng về lại Roma, nhưng nhờ vào những người đỡ đầu có thế lực, Ricca có thể giữ hồ sơ lý lịch của mình không tỳ ố, để xây dựng lại sự nghiệp của mình “từ số không” và được đức Bergoglio tín nhiệm trở lại khi còn là hồng y.

Nhờ những người tín cẩn thông tin cho biết về quá khứ của Ricca, và về cả cái sự nghiệp mới gầy dựng còn bê bối hơn nữa, đức Phanxicô đã cám ơn họ, lưu tâm về chuyện ấy, và hứa sẽ có quyết định.

Nhưng mười tháng sau, Ricca vẫn còn là giám chức tại IOR, cho dù là “lâm thời,” hay chỉ trong một giai đoạn.

Đây không phải là lần đầu tiên đức Phanxicô trù trừ thi hành những gì mình đã tuyên bố. Ví dụ về trường hợp của vị cố vấn khâm sứ đầu tiên của Vatian, đức ông Luca Lorusso.
Hôm mồng Sáu tháng Ba vừa rồi, trước hàng trăm linh mục và giám mục đang sững sờ vì ngạc nhiên của địa phận Roma, đức giáo hoàng đã chỉ đích danh Lorusso, khiển trách vị này đã có những lời kết án “bất công, và điên khùng” về cả chục giáo sĩ của Roma, và tuyên bố rằng: “các biện pháp đang được tìm kiếm để loại bỏ vị này khỏi chức vụ.”

Hôm đó là ngày thứ Năm đầu tiên Mùa Chay. Nay Phục Sinh đã qua, và Lorusso vẫn còn tại vị.

 

2. VỀ RỐI LOẠN TẠI AIF

Bản thông báo ngày mồng 7 thánh Tư cho biết Viện Công tác Tôn giáo vẫn được giữ lại, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng “hoạt động của IOR vẫn nằm dưới thẩm quyền giám sát của Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chính (AIF).”

Nhưng chính AIF cũng không được lành mạnh lắm. Văn phòng này phản đối  chống lại vị giám đốc của mình, René Brülhart, người Thụy Sĩ. Tháng Giêng vừa qua, toàn thể ban giám đốc của văn phòng này nổi loạn, và vị cựu giám đốc, hồng y Attilio Nicora (được đức ông Giorgio Corbellin thay thế) đã bỏ đi, đóng sầm cửa sau lưng mình.

Brülhart là người, vào đầu năm 2012, theo đúng văn phòng hai của phủ quốc vụ, đã thay đổi bản dự thảo đầu tiên của luật 127 chống lại tội phạm kinh tế, và đưa vào những “bước thụt lùi” mà chính Nicora và Gotti Tedeschi, lúc ấy đang là giám đốc của IOR, đã cực lực tố cáo, và đã được các thanh tra viên của Moneyval tìm ra, và sau đó đã buộc Roma phải sửa chữa lại các thiệt hại do việc này gây ra.

Tuần qua, vị hồng y quốc vụ khanh Pietro Parolin – vị đã được năm thành viên của ban giám đốc gửi thư đến để bày tỏ sự phản đối Brülhart – đã một lần nữa quy tụ ban lãnh đạo của AIF lại, lần đầu tiên sau năm tháng, nhằm sửa chữa lại sự phân rẽ.

 

3. VỄ CHUYỆN GIẢI NHIỆM VỊ CẦM ĐẦU TV 2000

Không hề có lý do minh nhiên nào được đưa ra giải thích việc bãi nhiệm Dino Boffo khỏi chức giám đốc TV 2000. Nhưng ngài được nghĩ đến khi vị thư ký của hội đồng giám mục Ý, CEI, Nunzio Galantino, nhận định trong bài phỏng vấn với đài phát thanh Vatican:

Chúng ta có cả một đống các chuyên gia, đã vì hiểu sai về cảm thức giáo hội tính và về sự trung thành với Giáo hội, đã trở thành kẻ cuồng tín nhất trong số các kẻ cuồng tín.”

Người ta nói rằng đức giáo hoàng Phanxicô không thích lối nhấn mạnh mà kênh truyền hình của CEI và vị giám đốc của đài này đã đánh bóng cho các ngôn từ và hành động của ngài, không chỉ trong cách trình bày, mà còn trong lối giải thích chúng.

Tuy nhiên, việc bãi nhiệm Boffo không có vẻ như được xác định vì có một kế hoạch thay thế khác, vững chắc, cho tương lai của TV 2000.

Mới vài ngày vừa qua, các quầy sách đã bày bán một cuốn của sử gia Eliana Versace, viết về sự phát sinh vào năm 1970 tờ báo phát hành trên toàn quốc đầu tiên của Giáo hội Ý, tờ “Avvenire”:

> E. Versace, “Paolo VI e “Avvenire”. Una pagina sconosciuta nella storia della Chiesa italiana”, Edizioni Studium, Roma, 2014,  pp. 192, euro 16,50
Sách cung cấp một so sánh thú vị với những gì đang xảy ra cho kênh truyền hình của hội đồng giám mục Ý hiện nay.

Trong khi việc khai sinh tờ “Avvenire” đã có một nỗ lực dồn dập và phi thường – trong việc cưu mang chương trình, việc chọn lựa nhân sự, bảo đảm có hậu thuẫn tài chính – từ các giám mục, hồng y, và từ đích thân đức giáo hoàng Phalô đệ Lục hơn những người khác, ngày nay có một khoảng chân không ở chung quanh, và ở trên, TV 2000.

 

__________