Con đường lầy.

Con đường lầy
Một lần nọ, Tanzan cùng Ekido cùng thong dong bước xuống một
con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi.
Đến khúc đường quẹo, hai người cùng gặp một cô gái xinh xắn
trong chiếc áo ki-mô-nô và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa đang
đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được.
Lập tức, Tanzan bảo : “Đi này, cô bé”. Tanzan đưa tay nhấc bổng
cô gái lên và đưa qua quảng đường lầy.
Ekido từ đó không buồn nói một tiếng nào cho đến khi cả hai dừng
lại trong một ngôi đền. Rồi không còn chịu được nữa, Ekido lên
tiếng nói với Tanzan:
“Chúng ta là những nhà sư không được phép gần đàn bà, nhất là
với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm. Sao anh lại làm
vậy?”
Tanzan mỉm cười:
“Tôi đã bỏ nàng chỗ đó rồi. Anh còn mang nàng theo đấy sao?”
(Giai thoại thiền)
Đọc và san sẻ
Kim Ngân 59.

Chia sẻ…
Kinh anh Kim Ngân.
Hay. Hay Lam.
Ma Tien hoi thac mac tai sao ‘nguoi doi’ lai hay dat nang ba cai
chuyen nay. Cu cho nhu chuyen ay la chuyen toi loi, tay troi, sao
khong nghi rang ay phuc Troi ban.
Theo Tien nghi trong AE chung ta ai do U70 ma duoc nhu Ekido
thi phai sap minh Deo gratias.
Doc bai anh gui, vui nen reply, co vay thoi chu khong co y gi.
Tiên 65

Kính thưa,
Ngứa miệng, nói tiếp .. hè ! hè ! Theo tớ, Tanzan trả lời như thế
tưởng là đã cao siêu lắm, nhưng vẫn còn thua anh Hai Nhớt nhà
mình : phúc Trời ban. Đúng như thế ! Phúc Trời ban. Có thể anh
Hai Nhớt nói giỡn tý cho vui, nhưng tớ không giỡn tý nào. Nếu có
anh em hỏi tại sao thì xin xem chiêu !
Ai cũng biết rằng ngôn ngữ của Thiền rất khó hiểu. Đó không chỉ
là một ngôn ngữ biểu tượng mà còn là phương tiện để từ tâm đi
thẳng vào tâm. Có ông khi trả lời thì chỉ hét lên một tiếng. Cũng có
ông trả lời bằng cách lấy gậy phạng trên đầu ông nọ. Họ dùng cử
chỉ, ngôn ngữ … và ngay cả im lặng hoặc bất cứ phương tiện nào
miễn là có thể giúp người đối diện giác ngộ đạt đạo.
Ở đây, câu trả lời của Tanzan hàm ý “vô trụ”, tức là không bám víu
vào sự việc để tâm được hoàn toàn an nhiên tự tại. Không bám víu
vào sắc đẹp, không bám víu vào ân huệ đã ban, không bám víu vào
thời gian .. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới bởi thế mới gọi là
Như Lai (phi lai diệc phi khứ), bởi thế mới thật là ” ưng vô sở trụ
nhi sinh kỳ tâm”. Vô trụ. Không trụ vào bất cứ cái gì, ngay cả Niết
Bàn, Phật Tổ thì hành giả cũng không nên trụ vào đấy ! Tinh thần
“vô trụ” là tinh thần của Không Tánh, tức là vạn pháp giai không,
tức là vạn sự quy ư nhất … và nhất ở đây là Không Tánh … Nghe

thật là hay. Hay thiệt tình, bởi vì cái tâm thức Phật giáo đã thấm
vào lòng văn hóa dân tộc. Trong thi ca, tuồng chèo, cải lương,
phim ảnh mình vẫn được ru bằng những điều ấy… Nhưng, nhưng,
nhưng riêng tớ, tớ lại thấy vẫn chưa hay bằng câu trả lời của Hai
Nhớt : phúc Trời ban.
Không thể nào giải thích Không tánh bằng vài lời được bởi vì nó
không phải là một khái niệm dù là khái niệm tuyệt đối của triết và
thần học. Nhìn vũ trụ bao la giúp ta có chút ý niệm phần nào về
Không tánh. Cảm nhận được chiều sâu vô tận của đại dương giúp
ta thấy được chiều sâu của Không tánh … Và tinh thần “vô trụ” đòi
hỏi ta phải tiến bước không ngừng tới cái tạm gọi là đỉnh Không
tánh ấy. Nôm na dễ hiểu, nó đòi hỏi hành giả không ngừng tìm
kiếm và bước về Tuyệt Đối… Thần học Kitô giáo gọi đó là hướng
đi lên, người Kitô hữu phải không ngừng nghỉ tu luyện nhân đức,
sống bác ái để tiến về Thiên Chúa, đấng Tuyệt Đối đã tạo dựng nên
vũ trụ và muôn loài.
Mà hễ là con người thì mần răng mà có thể tự mình đạt được Tuyệt
Đối ? À, tôi hiểu rồi, anh muốn nói Không tánh không phải là một
khái niệm triết học, thế nó là gì ? À, tôi hiểu anh muốn nói rằng
Không tánh không trụ vào bất cứ cái gì, dù đó là Không là Vô là
Hữu. Vâng, tôi cám ơn anh, tôi hiểu rằng ta không thể ghép Không
tánh vào suy luận nhị nguyên, ta không thể gọi tên Không tánh …
và tôi xin tôn trọng đường lối tu học của anh, nhưng xin anh cho
phép tôi trình bày cái đạo là đường của tôi.
Chúng tôi không chỉ có hướng đi lên tới Tuyệt Đối, mà chúng tôi
còn có hướng đi xuống. Chính Tuyệt Đối đã đích thân tới tận nhà,
tận cửa, tận tâm hồn của chúng tôi. Và chúng tôi chẳng cần mệt
mỏi tìm kiếm mà chỉ cần mở cửa tâm hồn ra đón Tuyệt Đối vào
nhà, thế thôi ! Khỏe re ! Và khi chúng tôi mở cửa tâm hồn để đón
nhận Tuyệt Đối vào nhà thì chính ngay lúc ấy, chúng tôi ý thức
được rằng tất cả đều là hồng ân bao la của Thiên Chúa.
Dạ thưa, cũng như bên anh, Thiên Chúa của chúng tôi không phải
là một khái niệm triết học, nhưng khác với bên anh, Ngài có tên và
tên của Ngài là Giêsu … Nếu dùng ngôn ngữ của anh, tôi có thể

tạm nói rằng Ngài là Không tánh rộng còn hơn vũ trụ, sâu còn hơn
đại dương … nhưng cái Không tánh ấy cũng còn có những tên gọi
đặc biệt khác. Gọi là Tình Yêu vô biên, gọi là Hồng Ân vô cùng,
gọi là Cứu Chuộc, gọi là Ân Sủng Thiên Chúa … Mọi sự đã có,
đang có và sẽ có chỉ là nhờ hồng ân vô biên của Thiên Chúa. Trong
Tình Thương vô tận ấy, mọi người đều là anh em cùng con một
Cha. Thế thì nếu gặp được cô bé mang kimono và khăn choàng lụa
thì cũng chỉ là hồng ân, nếu bồng cô ta qua bên kia đường thì cũng
chỉ là bồng người em ruột cùng cha. Tất cả là phúc Trời ban, là
Tình Yêu muôn muôn thuở.
Thấy chưa ! Anh Hai nhớt nói một câu mà tớ phải “diễn Nôm” hết
một trang giấy A4. Dạ thưa, đúng như thế : Phúc Trời ban. Deo
gratias
Vài hàng tán dóc cho vui. Mến.
Thực 65