Một Thượng Hội Đồng như đức Phanxicô yêu cầu
Những điều mới mẻ và các ẩn số của Thượng Hội Đồng đầu tiên triều đương kim giáo hoàng. Đó cũng là những đặc tính đức giáo hoàng Phanxicô cai quản Giáo hội.
Bài của Sandro Magister
Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350641?eng=y
ROME, ngày 12 tháng Mười Một năm 2013 – Thượng hội đồng giám mục là một cấu trúc trong việc cai quản Giáo Hội. Với đức giáo hoàng Phanxicô, thượng hội đồng đang tiến xa vào một giai đoạn xét duyệt lại.
Một chương trình cải cách toàn diện chưa được hoạch định, nhưng hiên thời, những điều canh tân đang được thực hiện.
NHỮNG CANH TÂN
Điều canh tân đầu tiên nhằm biến đổi thượng hội đồng thành một cơ cấu lâu dài. Phiên họp thường lệ sắp tới, được ấn định vào mùa thu năm 2015.Trước đó sẽ có cuộc họp bất thường được ấn định vào ngày 5 đến ngày 19 tháng Mười năm 2014.
Chủ đề chỉ là một: “Thách đố mục vụ liên quan đến gia đình trong bối cảnh phúc âm hoá.” Nhưng công tác của hai phiên họp khác biệt nhau. Phiên họp năm 2014, sẽ duyệt xét những phát triển mới đang xảy ra trong xã hội, và gom góp các “chứng từ và các đề nghị”, còn phiên họp năm 2015, sẽ là nỗ lực đưa ra “những hướng dẫn thực tế cho việc chăm sóc mục vụ.”
Giữa hai phiên họp, còn có đại hội các gia đình toàn thế giới lần thứ Tám, tổ chức tại Philadelphia. Nhưng trên hết, là những buổi họp liên tục của ban thư ký thượng hội đồng, gồm mười hai hồng y và giám mục được bầu lên từ năm châu trong kỳ thượng hội đồng trước vào năm 2012, với ba vị được đức giáo hoàng bổ nhiệm, và có thêm vị tổng thư ký, đức tổng giám mục Lorenzo Baldisseri, người đã được gán cho đức giáo hoàng Jorge Mario Bergoglio, cũng như “cái chủ ý muốn tăng tiến các hoạt động” của ban thư ký này.
Điều mới mẻ thứ hai là tính cách nhanh chóng trong giai đoạn chuẩn bị. Chữ “bất thường” dùng để miêu tả phiên họp năm 2014 – như đã được giải thích – đồng nghĩa với “cấp bách.” Các kiểu mẫu mới và các quan niệm mới trong phạm vi gia đình và giới tính đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới theo một tiến độ không ngơi nghĩ, đòi hỏi Giáo Hội phải đáp ứng cũng nhanh chóng không kém.
Nhưng cái mô thức áp dụng lại còn mới hơn nữa. Tất cả các thượng hội đồng trước đây, trong khoảng thời gian nữa thế kỷ, đều được chuẩn bị trước bằng các tài liệu soạn sẵn dài dòng, trừu tượng và gây nhàm chán.
Lần này thì ngược lại. Hôm 18 tháng Mười, ban thư ký của thượng hội đồng đã gửi cho tất cả các hội đồng giám mục một tài liệu làm việc chính xác và cụ thể.
Chỉ cần nhìn vào sự súc tích trong miêu tả ở ngay phần đầu tài liệu về các thay đổi liên quan đến gia đình đã xảy ra trong xã hội:
“Các quan ngại những năm gần đây chưa hề nghe thấy, nay đã xuất hiện như là hậu quả của nhiều tình huống khác nhau. Từ tập tục khá phổ biến là sống chung mà không tiến tới hôn nhân, đôi khi còn loại bỏ cả ý niệm hôn nhân, cho tới các cuộc hôn nhân đồng tính giữa những người rất thường được phép nhận con nuôi. Rất nhiều tình huống mới cần đến sự quan tâm và chăm sóc mục vụ của Giáo hội, gồm có: các cuộc hôn nhân hỗn hợp và khác đạo; gia đình chỉ có cha hoặc mẹ; đa thê; hôn nhân với vấn đề hồi môn phát sinh sau đó, đôi khi được hiểu như việc gả bán phụ nữ; hệ thống giai cấp trong xã hội; một nền văn hóa không ràng buộc và một giả định cho rằng liên kết hôn phối có thể là tạm thời; các hình thức đòi bình quyền cho phụ nữ nghịch với Giáo Hội; hiện tượng di dân và việc xác định lại chính khái niệm gia đình; chủ nghĩa đa nguyên có tính cách tương đối trong khái niệm hôn nhân; ảnh hưởng của truyền thông trên văn hóa bình dân trong hiểu biết về hôn nhân và đời sống gia đình; các khuynh hướng tư tưởng tiềm ẩn trong các dự luật cốt hạ giá khái niệm vĩnh cữu và lòng tín trung trong khế ước hôn nhân; việc mang thai mướn (*) để sinh con gia tăng (cho thuê tử cung); và những lề lối giải thích mới về điều được coi là nhân quyền. Trong lòng Giáo Hội, niềm tin vào bí tích tính của hôn nhân và sức chữa lành của Bí tích Cáo giải tỏ nhiều dấu hiệu yếu kém đi hoặc bị loại bỏ hoàn toàn.”
“Bởi thế, chúng ta hiểu được sự cấp bách mời gọi giám mục đoàn trên toàn thế giới tụ họp “cum et sub Petro – cùng và dưới quyền Phêrô” để bàn về các thách đố này. Chẳng hạn chỉ cần nghĩ tới sự kiện rất nhiều thiếu nhi và giới trẻ, do tình huống hiện nay, không bao giờ thấy cha mẹ chúng lãnh nhận các bí tích, là đủ để chúng ta hiểu các thách đố phát sinh do tình huống hiện nay khẩn trương như thế nào đối với việc phúc âm hóa. Người ta có thể nhận thấy điều này ở hầu hết mọi nơi trong ngôi làng thế giới này.”
Trong tài liệu, phần miêu tả tiên khởi này được tiếp nối bằng phần thứ hai tóm lược giáo huấn của Kinh Thánh và huấn quyền của Giáo hội liên quan đến gia đình, từ “Vui Mừng và Hy Vọng” cho đến “Lumen Gentium” với Giáo Lý nằm ở bề mặt và làm trung tâm.
Và cuối cùng, phần được giới truyền thông chú ý hơn hết, là bản câu hỏi gồm 36 câu thuộc loại sau:
“Người ly dị và tái hôn gây ra cho Giáo Hội những vấn đề gì liên quan tới các Bí Tích Thánh Thể và Cáo Giải? Trong số những người thấy mình rơi vào tình trạng này, có bao nhiêu người xin chịu các bí tích?”
Hay:
“Có những cuộc hôn nhân không được bên tôn giáo hoặc bên dân sự nhìn nhận không? Có các thống kê đáng tin về vấn đề này không?”
Hay:
“Trong các nố hôn nhân của người đồng tính đã nhận con nuôi, có thể làm gì về phương diện mục vụ dưới ánh sáng của việc lưu truyền đức tin?”
Bản câu hỏi được lệnh chuyển đến mọi giáo phận, và lý tưởng nhất là đến mọi giáo xứ, “để có được những dữ liệu cụ thể và xác thực về các chủ đề của thượng hội đồng.” Nhưng các nhóm cá nhân và các tín hữu cũng có thể gửi các câu trả lời cách độc lập về Roma.
Việc tham khảo ý kiến được ấn định tiếp diễn cho đến cuối tháng Giêng. Rồi đến tháng Hai, ban thư ký của thượng hội đồng sẽ lại nhóm họp để dựa vào kết quả mà khai triển một tài liệu dự thảo để phân phát cho các giám mục tham dự viên.
CÁC ẨN SỐ
Trên đây là những điều mới mẻ ban đầu. Nhưng cùng với những điều mới này, và có đôi trường hợp, vì những điều mới này, mà có những yếu tố chưa được biết cũng đang phát sinh.
Vì cách thức bản câu hỏi được biên soạn, và các câu trả lời được dự đoán, bản câu hỏi khó thích hợp để cung cấp một dữ liệu thống kê chính xác. Và có lẽ nó lại dễ dàng biến thành một công cụ tạo ra một sức ép ghê gớm, chẳng hạn như khi liệt kê ra những câu trả lời thuận cho việc rước lễ của những người ly dị và tái hôn.
Đấy chính là một rủi ro mà đức tổng giám mục Bruno Forte, vị thư ký đặc biệt của thượng hội đồng bất thường năm 2014, đã không giải quyết khi giới thiệu bản câu hỏi cho báo giới vào ngày 5 tháng Mười Một. Ngài nói rằng thượng hội đồng “không nên quyết định theo đa số, hay theo ý kiến quần chúng,” nhưng ngài cũng nói rằng “Sẽ là một lầm lẫn nếu không đếm xỉa đến sự kiện rằng một phần quan trọng trong ý kiến quần chúng đều mang một triển vọng nào đó.”
Một ẩn số khác phát sinh từ chuyện chia việc triệu tập thượng hội đồng thành hai phiên họp.
Các “chứng từ và đề nghị” phát sinh từ phiên họp bất thường đầu tiên vào tháng Mười năm 2013, hầu chắc là sẽ đa dạng. Và một vài điểm trong số đó chắc chắn sẽ được nhắm tới trong những thay đổi tận cốt lõi qua cách tiếp cận của Giáo hội cho đến nay.
Việc này sẽ dấy lên những hoài bão mạnh mẽ trong quan điểm của quần chúng, trong và ngoài Giáo hội. Những mong mỏi này sẽ tha hồ bay bổng cho đến phiên họp thứ hai của thượng hội đồng thường kỳ vào năm 2015. Phiên họp này sẽ phải công thức hoá những chọn lựa cụ thể để trình lên đức giáo hoàng hầu có được quyết định tối hậu.
Đây chính là một rủi ro đã từng gặp thấy nơi đức giáo hoàng Phanxicô, vị có những phát biểu được giới truyền thông cho là báo trước các thay đổi, vượt quá những gì các phát biểu ấy thực sự muốn nói.
Nhưng đấy lại là những rủi ro chính đức giáo hoàng cố ý muốn có, như việc phân tích các hành vi của ngài cho thấy.
PHƯƠNG PHÁP BERGOGLIO
Sau tám tháng triều giáo hoàng, bây giờ người ta nhận diện rõ được cung cách của đức Phanxicô. “Lúc này là ‘kairos- thời điểm’ của lòng thương xót.” Ngài đã nói với các nhà báo như thế vào ngày 28 tháng Bẩy trên chuyến bay từ Rio de Janeiro trở về Roma. Bằng cách đó ngài tỏ ra việc ưu tiên ngài ấn định cho chính mình.
Về các vấn đề đang được bàn cãi liên quan đến gia đình, không còn có thể bài cãi là đức giáo hoàng Bergoglio hoàn toàn chính thống,: “Quan điểm của Giáo hội ai cũng biết, và tôi là một người con của Giáo hội,” là câu trả lời ngắn gọn của ngài trong cuộc phỏng vấn với tờ “La Civiltà Cattolica.”
Nhưng ngài lại giao việc diễn đạt giáo lý cho người khác, và giữ lại cho mình cách tiếp cận đầy nhân hậu của một vị bác sĩ tâm hồn, chăm sóc kẻ bị thương tích như trong “một bệnh viện dã chiến.”
Một vấn đề đức giáo hoàng Phanxicô đã áp dụng bảng niêm yết thông tin hai mặt này chính là vấn đề rước lễ cho người Công giáo ly dị và tái hôn.
Khi đề cập đến vấn đề này, ngài thích nhấn mạnh rằng “Giáo hội là người mẹ và phải đi theo đường lối nhân hậu.” Vì thế mới làm nảy sinh các hoài bão có được sự thay đổi trong cách áp dụng hiện hành.
Tuy vậy, cùng lúc, ngài lại tin tưởng trao cho bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, Gerhard Ludwig Müller, trách vụ phải lập đi lập lại cho thông suốt giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này, và dĩ nhiên cả những lý do cấm rước lễ.
Bài báo cặn kẽ Müller công bố vì mục đích này trong tờ “L’Osservatore Romano” số ra ngày 23 tháng Mười không phải là bài mới. Nó đã từng được đăng trong hình thức cuối cùng ấy vào ngày 15 tháng Sáu tại Đức trong tờ “Die Tagespost,” trước khi Müller được đức giáo hoàng bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ giáo lý đức tin.
Nhưng kể từ mùa Xuân trở đi, đã có những dấu hiệu sốt ruột càng ngày càng tăng trong giới linh mục và giám mục tại nhiều quốc gia, nghiêng về một sự nới rộng luật cấm các người ly dị và tái hôn rước lễ.
Vào đầu tháng Mười, một sự sôi động phát sinh do một tài liệu từ văn phòng mục vụ của tổng giáo phận Freiburg, giáo phận của vị chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Robert Zollitsch. Ngài khuyến khích những người ly dị và tái hôn lên rước lễ, chỉ đơn giản dựa trên “một quyết định với đầy đủ ý thức trách nhiệm của lương tâm” và “với một lòng tin cần thiết.”
Chính đến lúc này đức giáo hoàng Bergoglio thấy được một cơ hội thuận tiện để củng cố những điểm then chốt trong giáo lý, và ngài dàn xếp với Müller về cả việc phổ biến bài viết trong tờ “L’Osservatore Romano” và công bố bài viết ấy đồng thời trong nhiều ngôn ngữ.
Trong bài viết, Müller cũng chỉ trích những ai tách biệt lòng thương xót của Chúa ra khỏi nghĩa vụ phải giữ các giới luật của Ngài, những người nào tách riêng lương tâm ra khỏi bổn phận tìm kiếm sự thật, và những kẻ nào muốn chấp nhận trong Giáo hội Công giáo một cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba, như trong các Giáo hội Chính Thống.
Chắc chắn là trong cả ba điểm này, có sự đồng thuận hoàn toàn giữa đức giáo hoàng và vị bộ trưởng giáo lý đức tin. Nhưng điều ấy không làm thay đổi sự kiện là về cả ba điểm này, đức Phanxicô có thể vẫn tiếp tục đích thân diễn tả theo cách của mình, với lối chọn lựa ngôn từ làm nên cái bí quyết khiến ngài được quần chúng mến mộ, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên những lối cắt nghĩa hàm hồ và dấy lên những mong đợi quá đáng.
Một ví dụ rõ ràng của bảng niêm yết thông tin hai mặt này liên quan đến cuộc hôn nhân thứ hai được các Giáo hội Chính Thống cho phép.
Trong khi Müller khẳng quyết như ra lệnh trong bài viết của mình rằng “thói tục này không thể dung hoà với ý muốn của Thiên Chúa, như đã được Chúa Giêsu diễn tả rành rọt khi nói về tính bất khả phân ly của hôn nhân,” thì trên chuyến bay trở về từ Ba Tây, đức giáo hoàng Phanxicô đich thân diễn tả qua những ngôn từ mang tính sấm ngôn như sau:
“Nhưng – xin mở một dấu ngoặc – người Chính Thống có một tập tính khác. Họ theo một nền thần học mà họ gọi là ‘oikonomia- nhiệm cục Cứu rỗi’, và họ cho một cơ hội thứ hai [để kết hôn]. Nhưng tôi tin rằng vấn đề này – và đến đây tôi đóng dấu ngoặc – phải được tìm hiểu trong bối cảnh của mục vụ hôn nhân.”
Một ví dụ khác về sự giao động qua lại liên quan đến tiến trình minh xác theo giáo luật tính vô hiệu của một nố hôn nhân.
Đức Phanxicô không ngừng thay đổi lúc thế này lúc thế khác về sự cần thiết phải “xem xét lại” các mô thức trong quá trình minh định tính vô hiệu của hôn nhân, dựa trên giả thiết là trong thực tế, các nố hôn nhân vô hiệu thì nhiều hơn là những nố hôn nhân được các toà án Giáo hội xác định thực sự là vô hiệu.
Và các nhận định này của ngài lần nào cũng được cắt nghĩa như là dấu hiệu tiên báo cho việc dễ dàng công nhận tính vô hiệu của hôn nhân. Trong cùng một chiều hướng với bản tuyên bố chính thức của đức Biển Đức XVI vào ngày 11 tháng Hai vừa qua – chính ngày ngài tuyên bố từ nhiệm ngôi giáo hoàng – đã huỷ bỏ sự cần thiết của “một ý kiến thứ hai đóng góp vào” các quyết định của Toà Thượng Thẩm tuyên bố tính vô hiệu của một nố hôn nhân bắt đầu có hiệu lực.
Thế nhưng vào ngày 8 tháng Mười, trong bài diễn văn đọc trước cuộc họp khoáng đại của Toà Án Tối Cao Pháp Viện, đức giáo hoàng Phanxicô cũng đã cật lực biện hộ cho vị “luật sư bảo vệ cho liên kết hôn nhân.” Đây là vị luật sư, trong mỗi vụ án về hôn nhân, có bổn phận phải “trình bày mọi bằng chứng, mọi miễn trừ, mọi cầu viện và các kháng cáo, liên quan đến sự thật, có thể bảo vệ cho mối liên kết hôn nhân.”
Phi công trưởng rồi phi công phụ. Nhấn ga rồi đạp thắng. Đó là cách đức giáo hoàng Bergoglio cầm tay lái.
___________
Nguyên bản tài liệu làm việc của thượng hội đồng về gia đình, cùng với bản câu hỏi:
__________
Ban tổng thư ký của thượng hội đồng hiện thời gồm có các hồng y Christoph Schönborn, Wilfried F. Napier, Peter Appiah Turkson, George Pell, Peter Erdö, Oswald Gracias, Odilo P. Scherer, Laurent Monsengwo Pasinya, Donald W. Wuerl, Timothy M. Dolan, và Luis Antonio G. Tagle, nhờ đức thượng phụ Sviatoslav Shevchuk, và các giám mục Bruno Forte, Salvatore Fisichella, và Santiago J. Silva Retamales.
Trong số này, các vị Pell và Gracias còn là thành phần của nhóm tám hồng y phụ giúp đức giáo hoàng Phanxicô trong việc cai quản Giáo hội và canh tân Giáo triều Roma.
Vị tổng thư ký của thượng hội đồng là tổng giám mục Lorenzo Baldisseri.
Thư ký đặc biệt của phiên họp bất thường ngày 5-19 tháng Mười năm 2014 là tổng giám mục Bruno Forte.
Người tường trình tổng quát phiên họp là hồng y Peter Erdö.
__________
Bài viết của vị bộ trưởng bộ giáo lý đức tin đăng trong tờ “L’Osservatore Romano” số ngày 23 tháng Mười:
> Divorced and Remarried. Müller Writes, Francis Dictates
Cũng bài viết ấy được đăng trước tiên bằng tiếng Đức trong tờ “Die Tagespost” số ngày 15 tháng Sáu năm 2013:
> Zeugnis für die Macht der Gnade
__________
Tài liệu của văn phòng mục vụ tổng giáo phận Freiburg thuận lợi cho việc rước lễ của người ly dị và tái hôn:
> “Handreichung für die Seelsorge zur Begleitung…”
__________
Bản tuyên bố chính thức được đức Bển Đức XVI phê chuẩn ngày 11 tháng Hai năm 2013 để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình xem xét tính vô hiệu của hôn nhân tại Toà Thượng Thẩm: (**)
Segreteria di Stato, N. 208.966
Rescriptum ex audientia SS.mi
Accogliendo la richiesta presentata in data 26 gennaio 2013 dall’Ecc.mo Decano della Rota Romana, Mons. Pio Vito Pinto, il Sommo Pontefice Benedetto XVI, nell’Udienza concessa al sottoscritto Cardinale Segretario di Stato l’11 febbraio 2013, ha approvato le seguenti facoltà speciali, da valere per un triennio:
I. Le sentenze rotali che dichiarano la nullità del matrimonio siano esecutive, senza che occorra una seconda decisione conforme.
II. Dinanzi alla Rota Romana non è possibile proporre ricorso per la N.C.P. [nova causae propositio], dopo che una delle parti ha contratto un nuovo matrimonio canonico.
III. Non si dà appello contro le decisioni rotali in materia di nullità di sentenze o di decreti.
IV. Il Decano della Rota Romana ha la potestà di dispensare per grave causa dalle Norme Rotali in materia processuale.
V. Siano avvertiti gli Avvocati Rotali circa il grave obbligo di curare con sollecitudine lo svolgimento delle cause loro affidate, sia di fiducia che d’ufficio, così che il processo davanti alla Rota Romana non ecceda la durata di un anno e mezzo.
Il presente Rescritto verrà pubblicato sugli Acta Apostolicae Sedis.
Dal Vaticano, 11 febbraio 2013
Tarcisio Card. Bertone
Segretario di Stato
__________
Chi chú
(*) Surrogate mother Còn gọi là “mẹ đại thế” hay “đại thế mẫu thân” ( theo luật sư Tạ đức Tuấn)
http://luatkhoavietnam.com/documents/NghienCuuLuatPhapDAITHE.pdf