Một đạo quân để mang lại hoà bình. Quan điểm địa-chính trị của đức Phanxicô.

Một đạo quân để mang lại hoà bình. Quan điểm địa-chính trị của đức Phanxicô.

 

 

Bài của Sandro Magister

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350859?eng=y

 

Để ngăn chặn một kẻ xâm lăng bất chính. Với khí giới, nếu cần. Một vị giáo hoàng được cho là chuộng hoà bình lại kêu gọi sử dụng quân lực để bảo vệ dân chúng bị quốc gia Hồi giáo tấn công.

 

ROMA, ngày 22 tháng Tám năm2014 – Ngài đặt cầu nguyện lên hàng đầu. Nhưng Ngài cũng không bỏ rơi nghệ thuật ngoại giao. Và bây giờ ngài không ngần ngại kêu gọi đến quân lực.

Nền địa chính trị của đức giáo hoàng Phanxicô hoạt động qua ba cấp độ, trong đó, cấp độ thứ ba đáng ngạc nhiên nhất. Nó hoàn toàn ngược lại với chủ trương ôn hoà tuyệt đối, dường như là nét tiêu biểu cho thời kỳ đầu triều giáo hoàng của ngài.

Quả vậy, vào năm ngoái, một ngày cầu nguyện và ăn chay chống lại cuộc can thiệp quân sự của Tây phương vào Syria, cùng với việc lần chuỗi tại quảng trường thánh Phêrô, là các hành động qua đó đức Phanxicô dường như công bố cho thế giới biết ngài, đức giáo hoàng, từ lúc đó trở đi, định can thiệp như thế nào vào sân khấu chiến tranh. Với hai bàn tay trắng, không một tất vũ khí, lòng hướng lên trời.

Và trong chốc lát, toàn thế giới dường như nghe theo ngài, với hầu hết các chính phủ lên tiếng chống lại cuộc tấn công, kể cả quan điểm của công chúng tại Mỹ và Pháp, vốn là hai quốc gia định can thiệp, và kể cả phe kháng chiến tại Syria, nơi cuộc chiến không ngưng lại mà còn trở nên tàn khốc hơn.

Vài tháng sau, một lần nữa, đức Phanxicô lại nại đến kinh nguyện để mưu cầu hoà bình giữa người Israel và người Ả Rập. Ngài mời được hai vị tổng thống đối đầu, Peres và Abu Mazen. đến cùng với ngài dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa tại Vatican. Lần này có ít hậu quả đầy ảo vọng hơn, và rồi cả hai nhanh chóng rơi vào trong một cuộc chiến mới.

Càng ngày với thêm nhiều nghi ngờ, các vị nắm quyền lực trách đức Phanxicô đã thoái thác, tìm đến kinh nguyện, hơn là đối diện cam go với thực tại.

 

*

 

Nhưng sự thể không phải như thế, vì ngay từ đầu, kèm theo kinh nguyện, đức Phanxicô đã có lòng nhẫn nại và sự khôn ngoan của Realpolitik – chính sách thực dụng.

Sau khi giải nhiệm đức hồng y Tarcisio Bertone bất tương thích với chức vụ, ngài đặt một nhà ngoại giao có tầm cỡ, hồng y Pietro Parolin, đứng đầu phủ quốc vụ, người mà ngài rất trân quý ý kiến cố vấn.

Đức Phanxicô đã rất cẩn thận, để không công khai đặt mình vào vị trí đối nghịch với bất cứ kẻ thù nào trong lãnh vực, đặc biệt nếu họ là người Hồi giáo, dù với cái giá mình phải im lặng về tình liên đới với các nạn nhân Kytô hữu bị bách hại vì đức tin, từ ông Asia Bibi, người Pakistan, qua bà Meriam, người Sudan, cho đến các nữ sinh người Nigeria bị phe Boko Haram bắt cóc.

Thậm chí cung cách ngoại giao của đức Phanxicô đã nhận những cái tát trong im lặng, để mong có được thành công trong tương lai. Ngay khi đức giáo hoàng vừa đến Nam Hàn vào ngày 14 tháng Tám vừa qua, Bắc Hàn đã nhạo báng bằng cách bắn thử ba tên lửa và huỷ bỏ không cho phép phái đoàn của họ tham dự.

Còn đối với nước Tàu, Vatican đã lớn tiếng tích cực khoe rằng đây là lần đầu tiên, Bắc Kinh cho phép một đức giáo hoàng bay ngang qua không phận, và có trao đổi những lời chào mừng lịch sự.

Nhưng theo một nghĩa tiêu cực, còn có nhiều chuyện khác. Nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ cho phép một số ít nguời Công giáo đi Nam Hàn để gặp đức Phanxicô. Họ còn kêu về nước các linh mục người Hoa sống tại đó. Nhưng trên hết, họ không hề tỏ ra một dấu hiệu nào nới lỏng việc đàn áp Công giáo tại nước Tàu. Tại đây, khuôn mặt hàng giáo phẩm cao cấp nhất còn hiệp thông với Roma, đức giám mục Thượng hải, Tađêô Mã Đạt Khâm, đã bị giam lỏng tại nhà từ ngày ngài được tấn phong, và rất nhiều giám mục linh mục khác đang ở trong tù hay đã mất tích.

Các giới chức tại Vatican đã buộc vị hồng y hay tranh đấu của Hồng Kông, đức hồng y Giuse Trần Nhật Quân phải im miệng, để cho “ngoại giao có thể làm việc.” Từ khi đức Phanxicô lên làm giáo hoàng, ủy ban Trung Hoa được đức Biển Đức XVI thành lập vào năm 2007, được hồng y Trần đứng ở tuyến đầu, đã không hề được triệu tập. Ngài thường xuyên gửi cho đức giáo hoàng những bức thư thông tin, với lời lẽ bi thảm như sau: “Con mong Đức Thánh Cha đọc những điều này.”

 

*

Tuy nhiên, có một mức độ khoan dung, mà nếu vượt quá, chính đức giáo hoàng Phanxicô cũng chấp nhận phải dùng đến vũ lực. Và đó là điều đang xảy ra với quốc gia Hồi giáo mới thành lập tại Iraq và Syria.

Khi thành phố Mosul sụp đổ hôm mồng 8 tháng Sáu, các giới chức tại Vatican phản ứng rất cẩn trọng. Nhưng sau khi bình nguyên Niniveh cũng rơi vào quốc gia Hồi giáo vào đầu tháng Tám, gây thảm hại cho các Kytô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, với hàng ngàn tín đồ bị giết chỉ do thù hận vì họ đã theo một tôn giáo khác, lời yêu cầu phải giúp đỡ vang lên mạnh mẽ từ nhiều nơi khác, đến độ Silvano Tomasi, vị đại diện chính thức của nền ngoại giao Vatican, quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã phá vỡ im lặng, liên tục kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp “để tước vũ khí kẻ xâm lược.”

Vụ việc giống như thế xảy ra gần đây nhất là vào năm 1992, khi đức Gioan Phaolô đệ Nhị kêu gọi “một cuộc can thiệp nhân đạo có vũ trang” để ngăn chận cuộc thảm sát tại xứ Nam Tư cũ. Cuộc họp đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2005 đã đồng thuận về nguyên tắc “có trách nhiệm bảo vệ” với vũ khí dân chúng đang gặp nguy cơ bị tàn sát tập thể, và vào năm 2008 đức Biển Đức XVI cũng đã xiển dương giá trị của nguyên tắc này, trong một bài diễn văn đọc trước chính đại hội đồng này, tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước.

Đức giáo hoàng Phanxicô đã không có ngay những hành động cá nhân trong lãnh vực này.

Trước hết, ngài để cho các giám mục Iraq lên tiếng, đồng thanh kêu gọi một cuộc can thiệp ồ ạt bằng quân lực.

Tai Vatican, ngài để cho hội đồng giáo hoàng về đối thoại liên tôn, đứng đầu là hồng y Jean-Louis Touran, công bố một lời kết án mạnh mẽ và chi tiết chống lại quốc gia Hồi giáo này, yêu cầu thế giới Hồi giáo phải có cùng một phán đoán sáng suốt tương tự.

Rồi như một vị thế thân cho mình, ngài gửi hồng Y Fernando Filoni sang Iraq. Đức Filoni vốn là vị cựu sứ thần tại quốc gia thống khổ này.

Và cuối cùng, chính ngài, trong bức thư đề ngày 13 tháng Tám, gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon, đức Phanxicô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế “làm hết mọi việc trong khả năng để chặn đứng và ngăn ngừa những bạo động có hệ thống nhắm vào các nhóm sắc dân và tôn giáo thiếu số.

Trên đường từ Đại Hàn trở về, thậm chí ngài đã nói ngài sẵn sàng đi đến Iraq, dù trong cao điểm “cuộc thế chiến thứ ba này,” mà ngài đã nhận ra đang bộc phát đây đó, “từng phần một,” với một “mức độ tàn khốc đáng kinh hãi,” vì “ngăn chặn kẻ xâm lược bất chính” không chỉ là một cái quyền mà còn là một bổn phận.

Tăt một lời: quả là cả một đạo quân để mang lại hoà bình. Nhưng cho đến nay, các đáp trả của các chính phủ và của Liên Hiệp Quốc cho lời kêu gọi của đức thánh cha rất yếu ớt, nếu không nói là không có.

 

 

 

__________
Bài phê bình này đã được đăng trên tờ “L’Espresso” số 34 năm 2014, xuất hiện trên quầy báo ngày 22 tháng Tám, trên trang ý kiến mang tên “Settimo cielo” của Sandro Magister.

Danh sách những bài phê bình cũ:

> “L’Espresso” in seventh heaven

 

 

__________

Bức thư ngày 13 tháng Tám gửi Ban Ki-Moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc:

> “It is with a heavy and anguished heart…”

 

Và trọn vẹn bản dịch lời kêu gọi của Ngài hôm 18 tháng Tám, sau khi trở về từ Đại Hàn:

> La conferenza stampa del papa in aereo
__________

 

Bài báo trong tờ “La Civiltà Cattolica” số ra ngày mồng Một tháng Ba năm 2014 bàn về các quan điểm luật quốc tế và của Giáo hội Công giáo liên quan đến các chiến dịch quân sự nhân danh các dân tộc lâm cơn nguy biến:

> Dall’intervento umanitario alla responsabilità di proteggere

 

__________

 

Bản tố cáo tỉ mỉ về các điều kinh khiếp do đế chế Hồi giáo tại Iraq và Syria gây ra, do ủy ban giáo hoàng về đối thoại liên tôn công bố ngày 12 tháng Tám, nguyên văn tiếng Pháp và các bản dịch tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nhan và Bồ Đào Nha:

> Déclaration…

 

__________

 

Căn nguyên của bạo lực trong Hồi giáo và cuộc cách mạng văn hóa đức Biển Đức XVI kêu gọi thế giới Hồi giáo dấn thân vào:

> The Lecture of Regensburg Is Relevant Again
__________

 

Ngoài các Kytô hữu và người Yazidi (*) còn phải ghi nhận rằng lưỡi gươm của đế chế Hồi giáo cũng còn nhắm vào các người Hồi giáo nào không tuân theo ý thức hệ của họ. Ngày 13 tháng Tám một tuyên bố của Hiệp hội các Cộng đồng và Tổ Chức Hồi giáo tại Ý, nhắc lại rằng “mười sáu học giả Hồi Giáo phái Sunni, thuộc về các huynh đoàn Sufi (**) tại Mosul, đã bị giết vì đã bênh vực các Kytô hữu. Trong số này có Muhammad al-Mansuri, giáo sĩ phụ trách đền thờ lớn nhất thành phố, và Abdel-Salam Muhamma, giáo sĩ phụ trách đền thờ của tiên tri Jonah.

 

__________

 

Lời kêu gọi của Louis Sako, thượng phụ Chaldea và các giám mục Iraq khác về việc nên gửi “một đạo quân Mỹ và Liên Hiệp Âu châu,” công bố ngày 14 tháng Tám nhân dịp hồng y Fernando Filoni, đặc sứ của đức giáo hoàng, đến thăm Erbil:

> “Urlate con noi: subito una forza internazionale”

 

Đồng tuyên ngôn ngày 18 tháng Tám của hồng y Filoni và thượng phụ Sako:

> Intervenire subito per aiutare le popolazioni locali
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với tờ “L’Osservatore Romano” hồng y Filoni đã nhắc lại rằng cuộc bách hại các Kytô hữu hiện nay tại miền Bắc Iraq là cuôc bách hại thứ ba tính trong thế kỷ vừa qua:

“Cùng với cuộc sụp đổ của đế chế Ottoman, và hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một quốc gia, hàng ngàn Kytô hữu – người Syria, Chaldea, Assyrian Armenia, Chính Thống Hy lạp và Công giáo Hy Lạp – đã bi giết hoặc bị trục xuất. Những người còn lại phải bị lưu đày, bị buộc phải đào thoát. Nhiều người đã chết vì đói khát và thiếu thốn. Giữa các năm 1915 và 1918, năm vị giám mục đã tuẫn đạo, ba vị chết trong lưu đày; Trong số mười sáu địa phận Công giáo, chỉ còn lại ba; Trong số 250 linh mục, một nữa đã bị giết cùng với vô số các nữ tu. Vị đại diện tông toà, Giacomo Emilio Sontag, đã bị hạ sát tại Urmia. Rồi trong thập niên 1960, hàng ngàn Kytô hữu bị trục xuất trong các cuộc nổi dậy tại Kurdistan, đã phải lánh nạn tại Mosul, trong bình nguyên Nineveh, hay tại Baghdad. Và hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ bách hại thứ ba.”

 

__________

 

Cuộc phỏng vấn gây xúc động với đức Emil Nona, giám mục Chaldea tại Mosul, trên tờ “Avvenire” số ngày 12 tháng Tám:

> “I jihadisti colpiranno anche voi”

Trong cuộc phỏng vấn này, giữa nhiều điều khác, ngài cho biết như sau:

“Trong sách Quran, có những câu nói hãy giết người Kytô hữu, giết tất cả những kẻ vô tín khác. Từ “infidel – vô tín” là một từ mang nghĩa rất mạnh trong Hồi giáo: Đối với Hồi giáo, kẻ vô tín không có nhân phẩm, không có quyền gì hết. Người ta có thể đối xử bất cứ như thế nào với kẻ vô tín: giết hay bắt làm nô lệ. Theo Hồi giáo, bất cứ điều gì kẻ vô tín sở hữu, đều thuộc về người Hồi giáo, theo luật định. Đây không phải là một ý thức hệ mới, đây là môt ý thức hệ dựa trên chính kinh Quran. Những nhân vật này biểu tượng cho quan điểm chân thực của Hồi giáo. […] Những người này không tin vào đối thoại: Những ai không đồng thuận với lối suy nghĩ của họ, họ giết phăng.”

Và:

“Các nhà chính trị Tây Phương không hiểu Hồi giáo là gì, họ tưởng đấy chỉ là một mối nguy hiểm cho đất nước chúng tôi. Không phải thế. Đó là một mối nguy cho tất cả mọi người, cho quý vị là người Tây Phương hơn là cho chúng tôi. Sẽ có lúc quý vị phải hối hận vì những chính sách này. Biên giới của các nhóm này là toàn thế giới: Mục tiêu của họ là dùng gươm để cải đạo hoặc giết hết mọi người.[…] Họ có thể bị chận đứng bằng chiến tranh, hay đánh bật gốc những tài trợ giúp kinh tài cho các nhóm này. Cần phải hoàn toàn suy nghĩ lại nền chính trị toàn cầu.”

Vi tiền nhiệm của Emil Nona tại Mosul, là giám mục Farj Rahho, bị khủng bố Hồi giáo giết vào năm 2008.

 

__________

 

Những tuyên bố gây sửng sốt của Nunzio Galantino, vị tổng thư ký hội đồng giám mục Ý, với tờ “Corriere della Sera” hôm 15 tháng Tám, hoàn toàn tương phản với quan điểm của các giám mục Iraq, của giới thẩm quyền tại Vatican, và của chính đức giáo hoàng Phanxicô:

Có những người đã quên các bài học của lịch sử, và thúc đẩy thêm một cuộc chiến mới chống lại cái gọi là đế chế Hồi Giáo ISIS: nhưng người ta không xuất khẩu dân chủ cùng với khí giới, và chúng ta phải xét xem quan điểm này của chúng ta có tương hợp với hoài bão tại địa phương ấy. […] Rủi thay vẫn còn có tinh thần chính thống cực đoan ngay tại Tây Phương này, luôn tìm cơ hội để phá hủy mọi đối thoại với thế giới Hồi Giáo, gần như là không thể sống chung, và thậm chí lo sợ rằng Âu Châu đã bị đè bẹp rồi.”

Trọn vẹn bài phỏng vấn Galantino:

> “Le lobby bloccano tutto”
__________

 

 

 

 

 

Ghi chú của người dịch

(*) Cộng đồng thiểu số người Kurds

(**) Học giả nghiên cứu về cốt lõi tinh tuý của Hồi Giáo