Sống ngoài điện lưới quốc gia giữa hoang mạc? (Cường sb72)

Sống ngoài điện lưới quốc gia

giữa hoang mạc?

Vào cái thời mà chúng ta mang theo máy vi tính trong túi và xe thì coi như là tự lái luôn cho chúng ta, lại có một nhóm người đã sẵn sàng tự chọn cho mình một cuộc sống cắt đứt ra khỏi cuộc sống hiện đại kiểu Mỹ – một cách vĩnh viễn.

 

Sống ngoài điện lưới quốc gia — nghĩa là dùng những nguồn cung cấp thiên nhiên như là năng lượng mặt trời và sức gió để cung cấp điện và nhiệt — đã trở nên phổ biến ở những nơi như là Terlingua, một cộng đồng biệt lập ở miền Tây Nam tiểu bang Texas. Trước đây là một thị trấn khai mỏ nhộn nhịp, bây giờ là thị trấn chết, nằm khuất bên trong chân đồi của Công Viên Quốc Gia Big Bend, phía bắc của sa mạc Chihuahuan.

Với Abe Connally, 34 tuổi, thì đây là chỗ lý tưởng để biến mất trên bản đồ. Vào năm 2002, Conally đã chuyển đến Terlingua, bỏ lại sau lưng một công việc sáng giá là nhà thiết kế mạng ở Austin, Texas để thử sống đời nông thôn.

“Tôi luôn thích đời sống thôn dã, và cái ý tưởng về sự bền vững và sản xuất năng lượng tại gia đã gây hứng thú cho tôi” Abe, lớn lên ở New Mexico và Texas, anh nói. “Và thêm nữa, tôi muốn tìm hiểu xem những hệ thống nối kết với nhau nhằm giảm chất thải và tăng sự hiệu quả sẽ ảnh hưởng ra sao với kiến trúc và những thành phần khác của lối sống này”.

Trong vòng 1 năm, anh đã gặp Josie, kiều dân gốc Anh, lớn lên ở Phi Châu, Bồ Đào Nha và Anh Quốc, cuối cùng thì định cư ở miền Tây, và cưới nàng làm vợ. Họ chẳng hề phải thắc mắc là có nên xây nhà riêng cho họ hay không.  Đó chỉ là vấn đề tìm ra chổ hợp ý và nguồn cung cấp thích hợp mà thôi.

“Khi bắt đầu xây căn nhà đầu tiên, chúng tôi nghiệm ra rằng nếu mình có thể xây được một chổ ở lâu dài trong sa mạc từ con số không, thì mình cũng có thể làm được điều đó ở bất cứ chỗ nào”. Josie nói. “Chúng tôi nhận ra là nếu mình có thể giảm bớt nhu cầu và nguồn cung cấp, lối sống của mình sẽ ít tốn hao hơn, làm cho mình có tiền để dành hay là đầu tư”.

Sau hơn một thập niên, hai ngôi nhà xây bằng tay và hai đứa con trai hiếu động, họ đã  cống hiến cuộc đời cho việc bảo tồn căn nhà bền vững của họ và dùng blog VelaCreations của họ để dạy cho những người khác cách tiếp bước theo họ.

Sống “Ngoài điện lưới quốc gia”là như thế này đây:

“Khi chúng tôi xây căn nhà đầu tiên, chúng tôi hầu như chẳng có đồng nào”  Josie kể lại. “Chúng tôi mua 20 mẫu đất sa mạc còn hoang vu với giá là $1000, rồi đem đặt một chiếc xe bus cũ lên đó.  Chiếc xe bus — đã được gắn một chiếc giường, một cái bếp nhỏ, miếng quang điện và pin v.v….  —  trở thành ngôi nhà của chúng tôi cho đến khi chúng tôi đã có thể xây dựng được một cái nhà tốt hơn”.Cả hai, Abe và Josie đều không phải là dân có kinh nghiệm xây nhà.  Họ dựa vào sách vở, blogs và những chỉ dẫn trên mạng để học hỏi mọi thứ, từ việc lót gạch cho đến việc lắp ráp những tấm quang điện để có được năng lượng.

Abe: “[kiến trúc sư lừng danh] Michel Reynolds  đã giới thiệu cho chúng tôi khái niệm về kiến trúc như là một hệ thống nối kết với nhau. Từ việc thiết kế tấm quang năng cho đến việc dùng những thứ phế thải như là vật liệu xây dựng.  Sách của ông chỉ ra cho chúng tôi thấy được là chúng tôi có thể sống theo kiểu chúng tôi muốn”.Họ đã dựng căn nhà bên vững đầu tiên vào năm 2002 gần Terlingua, nhưng chổ họ ở lại cách xa trưòng học và bệnh viện đến 48 cây số – không phải là nơi lý tưởng để nuôi con nhỏ.  Năm 2007, họ chuyển đến gần phố thị hơn và bắt đầu xây căn nhà thứ hai. Coi như là thành Rome của họ, căn nhà mới mất hàng năm mới xây xong và vẫn còn đang làm tiếp.

Abe: “Chúng tôi gắn thêm từng hệ thống khi chúng tôi có điều kiện, nói một cách khác, là chúng tôi xây dựng mỗi ngày một chút. Đối với chính căn nhà thì chúng tôi dùng adobe, dùng chân để trộn bùn rồi đổ vào khuôn đúc (được làm từ sắt vụn) ngay lên tường.  Mất giờ thiệt, nhưng hầu như chẳng tốn đồng nào cả”.Đối với dân sống ngoài luồng thì mặt trời là thiết yếu. Gia đình Connallys phụ thuộc vào năng lượng mặt trời cho toàn bộ nhu cầu sưởi ấm và điện của họ (cùng với sự phụ lực của một máy phát điện bằng sức gió chế tạo ở nhà).

“Một phần căn nhà được xây ngầm tựa vào ngọn đồi xoay về hướng nam và nhiệt năng của ngọn đồi giúp cho căn nhà có được nhiệt độ không thay đổi quanh năm, giống như là một cái hang vậy”. Abe giải thích. “Căn nhà có được nhiệt đô khoảng 21C hầu như suốt năm”.

Abe: “Nước thì được hứng từ mái nhà.  Chúng tôi sống trong sa mạc, cho nên nước mưa có hạn, và phần lớn lượng nước mưa là từ tháng 7 qua đến tháng 9. Chúng tôi chứa nước mưa trong những bồn lớn mà chúng tôi đã tự tạo, rồi lọc để dùng trong nhà”.”Việc đầu tiên của chuyện sống ngoài luồng là phải biết bảo tồn, và giảm bớt nhu cầu của mình, để chuyện tạo ra những thứ cần thiết cho mình sẽ dể dàng hơn”. Abe nói. Bằng cách dùng một nhà xí tự hoại, không cần nước, họ đã giảm được nước thải và dùng nó để bón phân cho đất của họ.

Nội thất căn nhà có dáng vẻ hiện đại, với nền nhà lót gạch và ngõ vào được chạm trổ công phu.

Ngân sách hàng năm là $9,600, được lên kế hoạch cho đến từng đô. Họ kiếm được một ít tiền qua công việc tư vấn thiết kế mạng của Abe, nhưng vườn rẫy của họ mới là lợi tức chính.

Khi họ quyết định xây lại, họ đã tìm vùng đất màu mỡ hơn với đủ nước mưa để trụ được một khu vườn và bầy gia súc.Là một gia đình, họ đã đem lại ý nghĩa mới cho cái câu “từ rẫy lên bàn ăn”:

“Chúng tôi có những giàn cà chua đã cho trái mấy năm rồi, và chúng đã trở thành như là một cái rừng với quả tươi ngay trong phòng ăn,” Abe nói. “Thức sự là, đứa con trai nhỏ nhất của chúng tôi, Nico, sẽ ngồi ngay chỗ đó và ăn từng trái cà chua chín đỏ mà nó có thể với tới, nhưng nếu bạn bỏ một trái vô đĩa của nó, nó sẽ không chịu đụng tới.”

Josie: “Chúng tôi trồng nhiều thứ khác nhau, tùy theo khẩu vị của chúng tôi lúc đó. Chúng tôi thường xuyên trồng cà chua, trái dâu, ớt, đậu bắp, dưa leo, bí đỏ, bắp, hạt hướng dương, dưa hấu, đậu ve, củ và một số rau thơm.  Chúng tôi cũng có một ít cây ăn trái (mận, đào và lê).

“Không có thực phẩm nào mà tươi hơn thế, và đó cũng là điều mà bạn cũng dần dần làm quen theo,” cô nói.

Họ cũng có ngay cả một bầy ong để lấy mật tươi.

Thịt cũng có trong thực đơn. Gia đình Connallys dần dần cũng đã gầy được một bầy gia súc, gồm có heo, thỏ, heo mọi, và gà. Nó rẻ hơn nhiều so thịt mua ở tiệm.Một trong số những con heo của họ mới có một lứa heo con. Bây giờ trông chúng dễ thương, nhưng rốt cuôc thì chúng sẽ được bán ở trong làng, và thường thường thì, sẽ lên bàn ăn. Gia đình Connallys dần trở nên những người sành ăn thịt ba chỉ.

Mọi người đều giúp tay vào vụ thu hoạch của gia đình.

Josie: “Tụi nhỏ lượm trứng và cho gà vịt ăn.  Chúng tôi thì cho thỏ, heo và những con khác ăn. Sau đó mọi người đi thăm mấy con thỏ con và tụi nhỏ thường thì sẽ kéo mấy con heo mọi của tụi nó ra và chơi với chúng. Không có bỏ phí cái gì cả.

Josie: “Thứ gì thừa ra thì chúng tôi đem bán.  Chúng tôi thường dư thịt (đặc biệt là thịt thỏ) và chúng tôi bán quanh đây. Chúng tôi cũng bán trứng, cũng như là đổi chúng để lấy sữa tươi. Rau quả thì chúng tôi đem bảo quản (phơi khô, muối chua, đóng keo) vì chúng tôi chưa có trồng đủ cho nhu cầu cả Josie: “Hiên tại thì, chúng tôi tiêu xài khoảng $800 một tháng: $100 cho xăng dầu, $500 cho thức ăn gia súc, tạp hóa và những hàng gia dụng khác, và $100 cho Internet và điện thoại. Chúng tôi cũng đang tiếp tục cải thiện nhà cửa của chúng tôi, tốn kém một chút, tùy theo công việc lúc đó.”

Phòng ngủ của họ ấm cúng và có nhiều ánh sáng thiên nhiên, giúp họ tiết kiệm điện. Abe: “Tôi nghĩ là có một niềm tự hào nào đó khi mình có thể nói được là ‘Tôi làm ra đó’.  Chúng tôi được vây quanh bởi những thứ mà tự chúng tôi làm ra, bao gồm nhà của chúng tôi và hạ tầng kiến trúc năng lượng.”

 

Với 2 đứa con dưới 5 tuổi, gia đình Connallys thừa nhận là họ có một số du di cho lối sống ngoài luồng của họ. Họ có nhiều trò chơi cho những đêm trò chơi và giữ một số lượng kha khá sách và đĩa DVD để tiêu khiển. Nhưng, một cách tự nhiên, họ dành phần lớn thời gian rãnh rỗi của họ ở ngoài trời.

Họ giữ một chiếc xe thuận tiện cho những chuyến đi vào thị trấn và để đưa đón bọn trẻ đi học mỗi ngày. Mục tiêu năm nay của họ là làm sao cho xe của họ chạy được bằng nguồn nhiên liệu thiên nhiên. Josie: “Chúng tôi ở cách một ngôi làng nhỏ khoảng 20 phút lái xe, nơi đó có nhà trẻ, trường tiểu học, bệnh xá và đôi tiệm bán những thứ căn bản. Đó là một trong những lý do chính mà chúng tôi dời đến đây trước khi bắt đầu một gia đình: dù vẫn rất là thôn dã, nhưng có mọi thứ cần thiết cho những đứa nhỏ.”

Có thân nhân đến thăm, chẳng hạn như ông bà của bọn trẻ, thì luôn luôn là tuyệt. Josie: “Chúng tôi luôn giữ mối liên lạc với gia đình và bạn bè qua Internet (là dân mến mộ Skype và những thứ giống vậy).  Tuy nhiên, chẳng may là những cuộc viếng thăm đã ít thường xuyên hơn.  Nếu có lúc nào mà chúng tôi có giờ làm được cái khí cầu mà chúng tôi vẫn hằng mong ước, chúng tôi chắc chắn sẽ ghé thăm thường xuyên nhiều hơn.”

Abe: “Chúng tôi đã dành dụm được một vài năm lợi tức của chúng tôi, nhưng cũng vì lối sống của chúng tôi, chúng tôi không cần phải kiếm nhiều tiền.  Cho nên thay vì phải làm việc 40 tiếng một tuần để kiếm tiền, chúng tôi làm 5-10 giờ một tuần.  Điều này cho chúng tôi đủ tiền để dành và chi phí.  Giá trị thực sự là lợi được 30 tiếng đồng hồ mỗi tuần.”Abe: “Nó mất thời gian dài, nhưng hầu như chẳng tốn chút nào cả.  Đó là 12 năm về trước và chúng tôi vẫn còn kinh ngạc về đoạn đường xa mà chúng tôi đã đi qua, kể từ khi đó.”

 

Cường 72 (Virginia)