Thánh Giuse (Thanh Minh)

THÁNH GIUSE

Thánh Giuse trong Tân Ước

Những thư của thánh Phaolô, từ năm 51-58 sau CN, là những tác phẩm xưa nhất của Thiên Chúa giáo. Những lá thư này nhắc đến Mẹ của Chúa Giêsu (mặc dù không nêu tên), nhưng không bao giờ nhắc đến cha Ngài. Tin Mừng xưa nhất, Tin Mừng của thánh Mác-cô, cũng không nói đến tên của thánh Giuse. Ngài xuất hiện lần đầu tiên trong các Tin Mừng của thánh Mátthiêu và thánh Luca, cả hai đều từ thập niên hoặc sau năm 70 CN. Thánh Luca gọi cha của Giuse là Éli, nhưng thánh Mátthiêu gọi Ngài là Jacob, nhằm vào việc mô tả Chúa Giêsu như là Môi-sen thứ hai. Chủ đề này được triển khai nhiều hơn trong những bài tường thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Giống như các gia phả, những bài tường thuật này này có nhiệm vụ tôn vinh Chúa Giêsu như Đấng Messia được hứa trước. Ngài là hậu duệ của vua David, được sinh ra tại Bêlem. Giống như các bản gia phả, những bài tường thuật về thời thơ ấu chỉ xuất hiện trong Tin Mừng của thánh Mátthiêu và Luca, và những lối giải quyết khác nhau nhằm làm cho yêu cầu Đấng Messia sinh ra tại Bê-lem phù hợp với truyền thống Chúa Giêsu xuất thân từ Nazaret. Trong TM Matthiêu, thánh Giuse, đang sống tại Bê-lem, tuân theo sự hướng dẫn của một thiên thần để cưới Đức Maria làm vợ và sau này chạy trốn sang Ai Cập để thoát khỏi việc tàn sát các trẻ con ở  Bê-lem, do Herode Vĩ Đại, nhà độc tài cai trị xứ Giu-đêa, chủ mưu. Một khi Herode qua đời, thiên thần liền bảo Ngài trở về xứ Galilê thay vì trở về Bê-lem, vì vậy thánh Giuse đưa vợ mình và con trẻ về Nazaret và định cư ở đó. Vì vậy, trong TM Mátthiêu, Chúa Giêsu Hài Đồng, giống như Môi-sen, gặp nguy hiểm từ vị vua độc ác. Giống như Môi-sen, Ngài có một người cha có tên là Giuse, ông đến Ai Cập, giống như Giuse trong Cựu Ước. Giuse này có một người cha tên là Giacob, và cả hai Giuse đều nhận có được những giấc mơ quan trọng tiên báo tương lai của các vị. Trong TM thánh Luca, Giuse đang sống ở Nazareth, và Chúa Giêsu sinh ra tại Bê-lem vì Thánh Giuse và Đức  Maria phải đi đến đó để tham gia ghi tên vào sổ điều tra dân số. Bài tường thuật của thánh Luca không nhắc đến các thiên thần và những giấc mơ, cuộc Sát hại các hài nhi vô tội hoặc chuyến đi đến Ai Cập.

Việc thánh Giuse xuất hiện lần cuối cùng trong sách Tin Mừng là câu chuyện đi viếng Đền Thờ Giêrusalem vào ngày lễ Vượt Qua khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi. Câu chuyện này chỉ được ghi trong Tin Mừng của Luca. Giống như những bài tường thuật về thời thơ ấu, câu chuyện có tính cách sư phạm, làm nổi bật sự nhận thức của Chúa Giêsu về sứ mạng sắp đến: ở đây Chúa Giêsu nới với cha mẹ Ngài (cả hai người) về “Cha ta,” có nghĩa là Thiên Chúa, nhưng cả hai cha mẹ Ngài không hiểu.

Không có Tin Mừng nào nhắc đến thánh Giuse có mặt trong bất cứ biến cố nào trong sứ vụ của Chúa Giêsu khi trưởng thành. Tuy nhiên, các Tin Mừng Nhất lãm san sẻ một cảnh tượng trong đó dân cư thành Nazareth, quê hương của Chúa Giêsu, nghi ngờ thân phận của Ngài như là một vị ngôn sứ, vì họ biết gia đình của Ngài. Trong TM thánh Mác-cô, quyển Tin Mừng đầu tiên được viết ra (khoảng năm 70 sau CN), người ta gọi Chúa  Giêsu “là con của Đức Maria” thay vì gọi tên cha Ngài. Trong Tin Mừng tiếp theo, Tin Mừng Thánh Mátthiêu, dân thành thị gọi Chúa Giêsu là “con trai người thợ mộc,” một lần nữa nhưng không nói đến tên cha Ngài, và một lần nữa Ngài có một anh trai có tên là Giuse; chỉ có trong Tin Mừng của thánh Luca, Ngài được gọi là “con trai của Giuse,” và Luca không nhắc đến bất cứ anh em nào. Trong TM Luca, giọng văn tỏ ra quả quyết, trái lại trong Mác-cô và Matthiêu, giọng văn có vẻ xem thường. Biến cố này không xuất hiện tí nào trong TM thánh Gioan, nhưng trong chuyện kể tương đương, những người Do Thái hoài nghi nhắc đến “Giêsu con trai của Giuse, chúng ta đều biết đến cha và mẹ ông ấy”.

Giuse không được nhắc đến ở Đám cưới tại Cana vào lúc bắt đầu sứ mạng của Chúa Giêsu, cũng như trong cuộc Khổ Nạn vào giai đoạn cuối. Nếu Ngài hiện diện vào lúc chịu đóng đinh trên Thập giá, theo tập tục của Do Thái, Ngài được mong đợi để phụ trách chăm sóc thi hài của Chúa Giêsu, nhưng vai trò này được chu toàn bởi ông Giuse Arimathea. Chúa Giêsu cũng không giao phó mẹ Người cho thánh Gioan săn sóc, mặc dù cha Người còn sống.

Sự hài hòa của Tin Mừng

Các đoạn nói về cuộc đời của thánh Giuse trong các Tin Mừng của Giáo Hội rất hài hòa. Hãy xem bản sơ đồ dưới đây mô tả khéo léo một vài biến cố này.

Stt Biến cố Mat-thiêu Mác-cô Luca Gioan
1 Thánh Giuse sống tại Nazareth     Luca 2:4  
2 Gia phả của Thánh Giuse Mátthiêu 1: 1-7   Luca 3: 23  
3 Thánh Giuse đính hôn với Đức Maria Mátthiêu: 1: 18      
4 Thiên thần gặp Thánh Giuse (giấc mơ thứ nhất) Mátthiêu: 1: 20-21      
5 Thánh Giuse và Đức Maria đi thành  Bêlem     Luca 2: 8-15  
6 Chúa Giêsu giáng sinh Mátthiêu 1: 25   Luca 2: 6-7  
7 Dâng hiến trong Đền Thờ     Luca 2: 22-24  
8 Thiên thần khuyên Giuse đi trốn (giấc mơ thứ 2) Mátthiêu 2: 13      
9 Trốn sang Ai Cập Mátthiêu 2: 14-15      
10 Thiên thần khuyên Giuse trở về Nazareth (giấc mơ thứ 3) Mátthiêu 2: 19-20      
11 Giuse và Thánh Gia định cư tại Nazareth Mátthiêu 2: 21-23   Luca 2: 39  
12 Tìm được Chúa Giêsu trong Đền Thờ     Luca 2: 41-51  
13 Thánh Gia Thất       Gioan 6 : 41-42

 

Thánh Giuse: người thợ mộc thành Nazarét

Chúa Giêsu được  nhận diện trong Tin Mừng thánh Matthiêu 13;55 như là con của một tekton và Tin mừng thánh Mác-cô 6:3 cho rằng chúa Giêsu chính là một tekton. Tekton theo truyền thống được dịch sang tiếng Anh là “thợ mộc” (carpenter), nhưng là một từ phổ biến hơn, nó có thể bao gồm những người làm các vật dụng bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, ngay cả những người xây dựng. Nhưng sự kết hợp đặc biệt với nghề mộc là một điều không thay đổi trong truyền thống Thiên Chúa Giáo thời nguyên thủy; Thánh Justin tử đạo (năm 165) đã viết Chúa Giêsu đã làm những ách buộc bò cày, và những cái cày.

John Dominic Crossan đặt tekton trong một bối cảnh lịch sử giống một người thợ lưu động  hơn là một thợ thủ công có uy tín, đồng thời nhấn mạnh vai trò phụ của họ trong dân cư, trong đó nông dân sở hữu đất đai có thể làm ăn rất phát đạt. Các nhà học giả khác đã kết luận tekton có thể đồng nghĩa với một thợ thủ công điêu luyện về nghề mộc hoặc kim loại, và có thể điều hành một nhà xưởng với một vài công nhân, và tìm thấy những tài liệu gốc ghi lại tình trạng thiếu thốn thợ thủ công rành nghề vào thời kỳ đó. Geza Vermes đã nhận định ngôn từ ‘thợ mộc’ và  ‘con của một thợ mộc’ được sử dụng trong sách Talmud Do Thái để chỉ một người được học hỏi nhiều, và ông gợi ý cách mô tả Giuse như là ‘naggar‘ (một thợ mộc) có thể chỉ rõ ông được xem là thông thạo và rất có học thức trong sách Torah.

Vào thời của thánh Giuse, Nazareth là một ngôi làng ít ai biết ở Galilê, cách Thành thánh Giêrusalem khoảng chừng 65 km, nó được nhắc đến một cách rõ ràng trong các bản văn và tài liệu ngoài Kitô giáo còn sót lại. Khảo cổ học nghiên cứu phần lớn địa điểm được xem là không thể thực hiện do việc xây cất tiếp theo sau đó, nhưng từ những thứ được khai quật và những ngôi mộ trong khu vực quanh làng, dân số được tính tối đa là khoảng 400. Tuy nhiên, nó chỉ cách thành phố Tzippori ( Sepphoris cổ) khoảng 6 km, thành phố này bị những người La Mã phá hủy vào năm 4 trước Công nguyên, và sau đó được tái thiết một cách tốn kém . Việc phân tích cảnh quan và bằng chứng khác cho thấy rằng vào thời thánh Giuse, Nazareth được “quay về hướng” thành phố bên cạnh, đa số dân cư ở đó là người Do Thái tuy nhiên người ta cũng thấy được nhiều dấu hiệu của việc Hy Lạp hóa. Các nhà viết sử đã suy đoán thánh Giuse và sau này Chúa Giêsu cũng có thể hàng ngày đi làm công việc tái thiết. Đặc biệt , nhà hát rộng lớn trong thành phố cũng đã được gợi ý xây cất, tuy nhiên sự kiện này đã gây nên nhiều tranh luận về niên đại và những vấn đề khác. Các nhà học giả khác xem thánh Giuse và Chúa Giêsu như là những thợ thủ công phổ thông của làng, làm nhiều công việc với vật liệu gỗ, đá và kim loại.

Thánh Cả Giuse, thánh Quan Thầy của Giáo Hội

Tên của Giuse được tìm thấy hầu như tuyệt đối trong các bản gia phả và các bài tường thuật về thời thơ ấu. Những sự khác nhau giữa các gia phả trong Tin Mừng Matthieu và Luca được giải thích trên cơ sở bản gia phả của thánh Matthieu chỉ rõ dòng dõi hợp pháp của ngài, theo luật tôn giáo của Do Thái, qua Thánh Joseph; trong khi bản gia phả của thánh Luca chỉ rõ dòng dõi thân thế thực sự qua Đức Maria.

Những quan điểm hiện đại về vấn đề của mối quan hệ giữa thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria thay đổi. Lập trường của Giáo Hội Công Giáo, bắt nguồn từ các tác phẩm của thánh Jerome, cho rằng Giuse là chồng của Maria, nhưng việc nhắc đến “anh em” của Chúa Giêsu nên được hiểu là anh em họ. Học thuyết của Giáo Hội về Sự Đồng Trinh trọn đời có ý nghĩa  là Thánh Giuse và Đức Maria không bao giờ có quan hệ vợ chồng. Cùng với Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu Hài đồng, thánh Giuse là một trong ba thành viên của Thánh Gia Thất; vì Ngài chỉ xuất hiện trong các bài tường thuật của Tin Mừng về thời thơ ấu. Chúa Giêsu được mô tả như một đứa con khi cùng sống với Ngài. Việc tôn kính Thánh Gia thất bắt đầu trong thế kỷ 17 bởi Đức Cha Francois de Laval.

Đức giáo Hoàng Pio IX tuyên bố Thánh Giuse là Quan thầy của Giáo Hội Hoàn vũ vào năm 1870, Quan thầy không chính thức chống lại sự ngờ vực và do dự cũng như Quan thầy của việc chết lành. Từ trần trong “cánh tay của Chúa Giêsu và Đức Maria” theo truyền thống Công giáo, Ngài được xem như mẫu gương của tín hữu mộ đạo đón nhận ơn chết lành, và cầu nguyện đặc biệt cho các gia đình, những người cha, người mẹ có thai, những người du lịch, di cư, những người mua bán nhà cửa, thợ thủ công, kỹ sư và người lao động nói chung..

Những ghi chép sớm nhất của việc noi gương nhân đức của thánh Giuse có từ năm 800 và những ám chỉ về ngài như là nutritor Domini (người thầy dạy/bảo vệ của Chúa Giêsu) bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 9, và tiếp tục lớn mạnh đến thế kỷ 14. Thánh Tôma Aquinô nói đến sự hiện diện cần thiết của Thánh Giuse trong kế hoạch Nhập Thể, bởi vì nếu Đức Maria không kết hôn, những người Do Thái sẽ ném đá Đức Mẹ và trong thời trai trẻ, Chúa Giêsu cũng cần đến sự chăm sóc và bảo vệ của một người cha trần thế.

Vào thế kỷ 15, Gerson đã viết tác phẩm Consideration sur Saint Joseph và giảng các bài giảng về thánh Giuse tại Công đồng Constance. Năm 1889 Đức Giáo Hoàng Leo XIII ban bố thông điệp Quamquam Pluries, trong đó ngài khuyến khích các tín hữu Công Giáo cầu nguyện với Thánh Giuse, như là Quan thầy của Giáo Hội vì những thách thức đang đối diện Giáo Hội.

Giuse học, môn học nghiên cứu về thần học thánh Giuse ( theology of Saint Joseph), là một trong số các khoa thần học mới nhất. Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 100 năm công bố thông điệp Quamquam Pluries, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố thông điệp Redemptoris Custos, tức là Người Bảo vệ Đấng Cứu Thế ( Guardian of the Redeemer ), thông điệp này trình bày vai trò của Thánh Giuse trong kế hoạch cứu rỗi, như là một phần của “tài liệu về cứu rỗi” do Đức Giáo hoàng Gioan Phao lo II công bố, chẳng hạn như thông điệp Redemptoris Mater có liên quan đến thông điệp nêu trên.

Giáo Hội tôn vinh Thánh Giuse

Ngày lễ Thánh Giuse

Ngày 19 tháng 3, ngày lễ kính Thánh Giuse, là ngày lễ chính kính Thánh Giuse của Kitô giáo Phương Tây, từ thế kỷ thứ 10, ngày lễ này được mừng kính bởi những người Công Giáo, Anh giáo, nhiều tín đồ phái Luther và các giáo phái khác. Trong Chính thống giáo Đông Phương, ngày lễ thánh Giuse được mừng vào ngày Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Chúa Giáng Sinh..

Năm 1870, Đức giáo hoàng Pio IX công bố thánh Giuse là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ và thiết lập một lễ khác, với tuần bát nhật, để tôn kính Ngài vào ngày thứ tư tuần thứ hai sau Phục Sinh. Lễ này được bãi bỏ bởi Đức giáo hoàng Pio XII,  khi vào năm 1955 ngài thiết lập Lễ “Thánh Giuse Thợ”, để mừng kính vào ngày 1 tháng Năm. Ngày này trùng với ngày May Day, ngày nghỉ của những công nhân và những người theo chủ nghĩa xã hội và phản ánh tước vị của Thánh Giuse như điều mà đông đảo những người Công giáo và các ki tô hữu khác xem là “bổn mạng của công nhân” và “mẫu gương của công nhân.” Những giáo huấn và chuyện kể Công giáo và Kitô hữu khác nói về hoặc có liên quan đến thánh Giuse và Thánh Gia thường xuyên nhấn mạnh tính nhẫn nại, kiên trì, và làm việc cần cù của ngài như là những đức tính đáng khâm phục mà các tín hữu nên noi theo.

Đức thánh cha Gioan XXIII thêm tên thánh Giuse vào giáo luật về Thánh Lễ. Ngày 19 tháng Ba là ngày lễ trọng và được chuyển sang ngày khác nếu có trở ngại (chẳng hạn, nếu nó rơi vào ngày Chúa Nhật trong Mùa Chay).

Công trường, nhà thờ, các tổ chức mang tên Thánh Giuse

Nhiều thành phố, thị trấn và địa điểm được mang tên thánh Giuse. Theo Cơ quan tình báo địa lý không gian quốc gia  (National Geospatial-Intelligence Agency), hình thức Tây ban nha, San José, là tên địa điểm phổ biến nhất trên thế giới. Những San José được biết đến nhiều nhất là San José ở Costa Rica, và San José thuộc tiểu bang California của Hoa Kỳ, được những người thực dân Tây Ban Nha đặt cho. Thánh Giuse là thánh Quan Thầy của Thế giới mới; của các quốc gia Trung quốc, Canada, Hàn quốc, Mehicô, Áo, Bỉ, Croatia, Pêru, Việt Nam; của các vùng Carinthia, Tyrol, Styria, Sicile; và nhiều thành phố và giáo phận.

Nhiều nhà thờ, tu viện và những cơ sở khác được cung hiến cho thánh Giuse. Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph Oratory)  là nhà thờ lớn nhất ở Canada, với mái vòm thuộc loại lớn thứ nhì trên thế giới sau mái vòm của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại La Mã. Các nhà thờ ở nơi khác trên thế giới được đặt theo tên thánh được biết đến chẳng hạn như các thánh đường San Giuseppe, chẳng hạn như San Giuseppe dei Teatini, San José, Metropolitain Cathedral of San José hoặc São José, thánh đường tại Porto Alegre, Brazil.

Các Nữ tu của Thánh Giuse (The Sisters of Saint Joseph) được thành lập như một dòng tu năm 1650 và đã có gần 14,000 thành viên trên toàn thế giới. Năm 1871,  Các Cha dòng Giuse (Josephite Fathers) của Giáo Hội Công Giáo La Mã được thành lập dưới sự bảo trợ của thánh Giuse, nhằm mục đích hoạt động cho người nghèo. Những tu sĩ Josephites đầu tiên tại Châu Mỹ đã hiến dâng lại phần Dòng tu của họ cho hàng giáo sĩ trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi mới được giải phóng. Các cư sĩ ( Oblates) của Thánh Giuse được thành lập năm 1878 bởi thánh Giuse Marello. Năm 1999 Đền thờ Thánh Giuse Bảo vệ Đấng Cứu Thế được đặt tên theo sự khích lệ của tông thư Redemptoris Custos.

Thanh Minh  (trích dịch từ Int.)