Ki-Tô giáo nâng cao tự do và phẩm giá của phụ nữ (Kim Ngân sb59 chuyển ngữ)

KI TÔ  GIÁO

NÂNG CAO TỰ DO

VÀ PHẨM GIÁ CỦA PHỤ NỮ

Tác giả: Alvin J. Schmidt

Chuyển ngữ: Kim Ngân 59

“Không có …đàn ông hay phụ nữ, bởi vì tất cả các anh chị em đều là một trong Chúa Giê-su Ki-tô.

(Thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Ga-lát 3: 28)

 

Thân phận của phụ nữ trong thế giới phương Tây hiện nay mà Chúa Giê-su Ki-tô đã không bao giờ  đưa vào phạm vi hoạt động của loài người là gì? Một cách để trả lời cho câu hỏi này là nhìn vào thân phận của phụ nữ trong nhiều nước Hồi giáo hiện nay. Tại đây, phụ nữ vẫn còn bị từ chối nhiều quyền lợi có giá trị đối với những người đàn ông, và khi họ xuất hiện nơi công chúng, họ phải  bị giấu mặt. Tại Saudi Arabia chẳng hạn, thậm chí phụ nữ không được phép lái một chiếc ô-tô. Trong mùa hè năm 1999, những tin tức tường thuật rằng những phụ nữ tại Iran bị cấm mang son bôi môi, và nếu họ làm điều đó, họ có thể bị bắt và bị bỏ tù. Cho dù ở Saudi Arabia hoặc trong nhiều nước Ả Rập khác nơi mà đạo Hồi được gắn bó hết sức mãnh liệt, một người đàn ông có quyền đánh đập và  rẫy bỏ vợ mình về mặt tình dục, mọi thứ với sự ủng hộ của kinh Koran, kinh này viết: “Người đàn ông cao trọng hơn phụ nữ…nhưng những người mà sự đồi trụy gây lo sợ, hãy khuyên bảo họ và đưa họ vào phòng ngủ và đánh đập họ; nhưng nếu họ phục tùng các bạn, các bạn không nên tìm cách chống lại họ” (Sura 4: 34).Mệnh lệnh này là cực đối lập với điều mà Tân Ước viết  liên quan đến mối tương quan của một người đàn ông với vợ mình. Thánh Phao-lô đã nói với các Ki-tô hữu thành Ê-phê-xô, Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Chúa Ki-tô đã yêu Giáo hội và hiến dâng cho giáo hội.” Và ngài nói thêm, “Ai yêu vợ mình tức là yêu chính mình” (Ep 5: 25, 28).

Đạo đức vợ chồng cao cả và đáng kính trọng được quy định nơi các tín hữu Ê-phê-xô, nó ngăn chặn những hoạt động tương tác của Chúa Giê-su với phụ nữ, điều này không thể bắt gặp trong văn học ngoại đạo của những người Hy-la hoặc trong các nền văn hóa của các xã hội khác. Cách ứng xử dân sự và nhân bản được mong mỏi giữa người chồng và người vợ hiện nay, thậm chí bởi những người sẵn sàng hàng trăm năm, phản ánh tác động thay đổi mà Chúa Kitô đã có trên đời sống của phụ nữ và hôn nhân, đặc biệt là ở phương Tây.

Một học giả thời cổ La Mã đã nói một cách thích hợp: “sự hoán cải của thế giới La Mã sang Ki-tô giáo đã mang lại sự thay đổi lớn lao trong thân phận của phụ nữ”. Thậm chí một học giả khác đã phát biểu điều đó một cách súc tích hơn: “Việc giáng sinh của Chúa Ki-tô là là một bước ngoặt trong lịch sử của phụ nữ.” (3) Để hiểu một cách đầy đủ hơn vì sao  những giáo huấn và hành động của Chúa Ki-tô bắt đầu tiến trình cải thiện thân phận của phụ nữ, chúng ta cần có cái nhìn ngắn gọn đến thân phận vô cùng thấp kém mà họ đã có trong đời sống của Ngài. Trước tiên chúng ta lướt qua nước Hy Lạp cổ đại

 

THÂN PHẬN THẤP KÉM CỦA PHỤ NỮ HY LẠP

Nhiều người châu Mỹ và châu Âu không biết đến thân phận cực kỳ thấp kém mà những người phụ nữ, nhất là những người vợ, đã phải gánh chịu nơi những người A-ten xưa của nước Hy Lạp. Một phụ nữ A-ten đáng kính không được phép rời bỏ nhà trừ khi bà ta được hộ tống bởi một người đàn ông đáng tin cậy, nói chung là một người nô lệ được chồng bà tuyển dụng. Khi những khách khứa đàn ông của chồng có mặt tại nhà chồng, người vợ không được phép ăn uống hoặc tương tác với họ. Người vợ phải lui vào khu dành cho đàn bà (gynaecaeum). Người phụ nữ duy nhất có một ít tự do là hetaera, hoặc mistress(bà chủ), con người thường đi kèm với một người đàn ông đã cưới vợ khi ông ta attended những biến cố bên ngoài nhà mình. Hetaera là bạn đồng hành và đối tác tình dục của đàn ông.

Phụ nữ Hy Lạp không có tự do thực sự. Thậm chí tại Sparte, nơi mà phụ nữ có tự do nhiều hơn ở Aten, người đàn ông giữ  các bà vợ của họ “dưới ổ khóa và chìa khóa”, theo lời Plutarch, nhà viết tiểu sử và nhà viết tiểu luận Hy lạp sống vào thế kỷ thứ hai (Lycurgus 15: 8) Thi sĩ Aristophanes cho Calonice lên tiếng trong một vở kịch của ông, “Chúng ta những phụ nữ không thể ra ngoài khi chúng ta muốn. Chúng ta phải đợi sự cho phép của những ông chồng chúng ta” (Lysistrata 16-19). Phụ nữ Aten bình thường có thân phân của một nô lệ trong xã hội.Theo vở bi kịch Medea của Euripides, người vợ không thể ly dị chồng, vì thế người chồng có thể ly dị vợ mình bất cứ lúc nào. Thắc mắc nhỏ mà Medea đã than thở trong vở kịch của Euripides, “Chắc chắn trong các vật thụ tạo có cuộc sống và thần trí, tất cả những phụ nữ chúng tôi là vô phước nhất” (Medea 231-232).

Sự phân biệt của Hy Lạp chống lại phụ nữ đã bắt đầu rất sớm trong vòng đời của phụ nữ. Những bé trai không phải nô lệ tại Aten được gửi đến trường học, “chúng học đọc và viết, và được dạy làm thơ, âm nhạc và thể thao; con gái không được đi học chút nào, “một học giả Hy Lạp cho biết. Trong cả cuộc đời của một phụ nữ, họ không được phép nói trước công chúng. Sophocles đã viết, “Hỡi phụ nữ, im lặng là một sự trang điểm đối với phụ nữ” (Ajax 293); Euripides bình luận, “Im lặng và thận trọng là đẹp đẽ nhất nơi phụ nữ, và đồng thời giữ im lặng trong nhà” (Hereclitus 476); và triết gia Aristotle nói, “Im lặng ban cho phụ nữ sự duyên dáng” (Politics 1: 1260a). Nhưng khá lâu trước thời đại Euripides, Sophocles và Aristophanes, nhà văn Homer đã mô tả Telemachus khiển trách bà mẹ của mình là Penelope vì đã nói trước  sự hiện diện của những người đàn ông. Một cách bi đát hơn, ông nói với bà là “Lời nói nên được dành cho đàn ông” (Odissey 1. 359).

Phụ nữ Aten cũng bị cho là thấp kém hơn đàn ông. Xét đến sự nhận thức về văn hóa, các nhà thơ Hy Lạp thích coi ngang phụ nữ với ma quỹ. Euripides (480-406 trước JC.) đã cho Hippolytus hỏi, “tại sao ngài đã ban một ngôi nhà phía dưới mặt trời, hỡi thần Zeus, cho phụ nữ, lời nguyền rủa đặc biệt đối với một người đàn ông?” (Hippolytus 616-617). Aeschylus (525?-456 trước JC) đã cho một nhóm dẫn giải kịch tuyên bố” Quỷ dữ của tinh thần chính là họ (các phụ nữ) và kẻ lừa đảo có chủ tâm, với tâm hồn nhơ bẩn” (Suppliant Maidens 748-49). Một nhà thơ khác, Aristophanes cho nhóm giải trong vở kịch của mình là Lysistrata lên tiếng, “Vì phụ nữ là một nhóm vô liêm sỉ, đê tiện nhất trong các vật thụ tạo” (368-369). Nhà viết sử thi vĩ đại Homer cho Agamemnon tuyên bố, “Không ai có thể tin những phụ nữ” (Odyssey 11). Và dĩ nhiên, chính huyền thoại Hy Lạp của cốc vại Pandora đã khiển trách phụ nữ vì đã đưa sự dữ vào trong thế giới.

Thân phận cực kỳ thấp hèn của phụ nữ Aten được lan rộng rất xa, nó không dành cho họ một cuộc sống xã hội có ý nghĩa trong công chúng hoặc trước sự hiện diện của những người đàn ông, thậm chí trong đời sống riêng tư. Bắt đầu từ thời thơ ấu, cuộc sống của họ có giá trị nhỏ bé hoặc không có giá trị xã hội. Chẳng hạn như tôi vừa nhắc, việc sát hại bé gái vượt rất xa việc giết hại bé trai. Các bé gái có thể bị hy sinh. Những lời của Hilarion vẫn còn nhắc lại điều đó. Ông kể lại vợ ông, khi nàng sắp sinh, nếu sinh con trai, hãy để nó sống, nếu đó là con gái thì “vứt nó đi”. Một học giả Hy Lạp viết rằng một bé trai là điều quan trọng sống còn, ngay cả đối với người vợ. Một bé trai là “nguồn gốc uy tín chính và sự công nhận” của bà, vì thế một bé gái là “một trách nhiệm về kinh tế, một gánh nặng xã hội.”

Thân phận của phụ nữ cũng rất thấp kém trong xã hội La Mã. Nó được thể hiện trong nhiều cách, một trong số đó là việc sát hại bé gái chiếm tỉ lệ cao. Giống như người Hy Lạp, người La Mã đánh giá bé gái cực kỳ thấp kém, vì thế họ sát hại đa số trẻ em. Tuy nhiên, các Ki-tô hữu thời sơ khai (như đã được ghi nhận trong chương 2) luôn chống lại việc sát hại trẻ em, không chỉ đối với bé trai mà còn đối với bé gái. Họ xem Chúa Ki-tô như  đã cứu chuộc cả người nam cũng như người nữ. Họ nhớ lại những lời của thánh Phao-lô: “Không có đàn ông…hay đàn bà, bởi vì tất cả chúng ta đều là một trong Chúa Giê-su Ki-tô” (Gl 3: 28).

Mặc dù phụ nữ La Mã vào thời Chúa Ki-tô và các tông đồ đã có một ít tự do hơn phụ nữ Hy Lạp, họ vẫn không có bất cứ quyền hành  và đặc ân nào mà người đàn ông thụ hưởng. Trong khi nhiều cô gái thuộc giai cấp cao hơn nhận được không chính thức một ít giáo dục về ngữ pháp và tập đọc, một người vợ La Mã, giống như người vợ Aten, không được phép hiện diện với các vị khách của chồng tại bàn ăn. Có vô số những hạn chế khác đối với phụ nữ. Ví dụ, một phụ nữ có chồng nói chung đều chịu ảnh hưởng của bộ luật manus của La Mã, luật này đặt họ dưới sự kiểm soát tuyệt đối của người chồng, người có quyền sở hữu của cải của chính mình và tất cả những của cải của vợ. Người chồng có thể ly dị vợ nếu vợ đi ra ngoài công chúng mà không mang mạng che, theo Plutarch (Romulus 22.3) Mặc dù người chồng có thể ly dị vợ mình, nhưng người vợ lại không bao giờ có thể làm điều đó. Cato ghi nhận rằng thậm chí người vợ không có quyền nói với người nô lệ của chồng điều phải làm (Aulus Gellius Noctium Gellius 17. 6). Theo lex voconia (một bộ luật ban hành năm 169 trước CN) một phụ nữ dưới luật manus bị ngăn cấm thừa kế tài sản. Luật này vẫn còn hiệu lực trong thời kỳ đầu của thế kỷ thứ năm và đã nhận được sự phê phán mạnh mẽ từ thánh Augustine, giám mục ki-tô giáo thành Hippo tại Bắc Phi.

Sự đồi trụy nghiêm trọng nhất đối với tự do và quyền lợi của phụ nữ La Mã có nguồn gốc trong Bảng 4 của Mười Hai Bảng Luật La Mã có từ thế kỷ thứ năm trước CN. Bảng 4 viết ra luật của patria potestas, luật này ban các quyền hành của paterfamilias (cha gia đình) đối với người đàn ông có gia đình. Trong vai trò như là paterfamilias, người đàn ông có quyền uy tối cao, tuyệt đối trên con cái ngay cả khi chúng trưởng thành, kể cả trên các cháu. Chỉ mình ông có quyền ly dị vợ mình, và ông ta cũng sở hữu quyền sinh tử đối với các con của ông. Thậm chí ông ta có thể hành quyết con gái có gia đình nếu cô ta phạm tội ngoại tình trong nhà của ông hoặc trong nhà của chồng cô ta. Quyền cuối cùng này được củng cố bởi Caesar Augustus, khi ông ban bố luật lex Julia de adulteriis năm 18 trước CN. Một bà vợ cũng chuốc lấy quyền sinh tử của chồng bà. Ông ta có “toàn quyền trừng phạt vợ mình và trong một vài trường hợp, thậm chí giết chết bà, theo đường lối tương tự ông cũng có thể trừng phạt hoặc giết chết con của ông”. Để giết vợ vì một sự  xúc phạm không phải ngoại tình, người chồng thường đòi hỏi sự đồng ý của một tòa án gia đình mở rộng, nhưng trong trường hợp ngoại tình không nhất thiết phải có sự bằng lòng như thế.

So sánh với phụ nữ hiện đại trong xã hội Tây phương ngày nay, phụ nữ La Mã có ít  hoặc không có quyền tư hữu. Của cải hoặc tiền bạc mà họ thừa hưởng bị giới hạn về mặt luật pháp. Thậm chí họ không được phép để lại tiền bạc cho con cái nếu chúng nằm dưới quyền gia trưởng patria potestas của chồng. Patria potestas và hệ luận paterfamilias của nó ngăn cấm phụ nữ không được nói chuyện trước công chúng. Các hội đồng thành phố tại La Mã, nghị viện, tòa án hợp pháp và những thực thể công dân tất cả đều được cai trị bởi những người đàn ông. Người đàn ông La Mã, giống như người đàn ông Hy Lạp không khoan dung đối với việc các phụ nữ nói trong các địa điểm công cộng. Một số các kỷ lục La Mã chứng thực thái độ này. Một ví dụ đáng chú ý cho thấy rằng năm 215 trước CN, một nhóm phụ nữ đã tập họp tại quãng trường La Mã, nơi không được mở ra cho họ. Tuy nhiên, một số phụ nữ đã đi vào quãng trường để phản đối và yêu cầu bãi bỏ Luật Oppian. Luật này đã khiến cho phụ nữ không được phép mặc những bộ áo dài nhiều màu sắc, mang nhiều hơn một ounce vàng (*) và cưỡi trên một carpentum (một xe ngựa có màn che phủ).

*1 ounce vàng =8,3 chỉ vàng.

Để đáp lại sự tập hợp và phản đối công khai của họ, nhà chính trị kiêm triết gia Cato hỏi “Các bà không thể yêu cầu các ông chồng các bà điều tương tự ở nhà được hay sao? “ (Livy, the Founding Fathers of the City 34. 10). Tóm lại, các phụ nữ phải im lặng. Nếu họ có bất cứ câu hỏi nào, họ phải chuyển chúng cho các ông chồng của họ, những người này  sẽ đưa đến các địa điểm công cộng thích hợp để xem xét. Sự áp đặt  im lặng trên phụ nữ có nghĩa là họ không thể nói giữa phiên tòa.

Ngoài việc tước đoạt phụ nữ khỏi những tự do căn bản, văn hóa La Mã cũng có một quan niệm  cực kỳ thấp kém đối với phụ nữ. Sự kiện này được bộc lộ bởi Tacite (ca tr.CN 55-ca. 120). Trong tác phẩm Annuals, ông biện luận rằng phụ nữ là độc đoán và hung dữ. Triết gia kiêm chính trị gia Seneca xem sự giận dữ của con người như là dung mạo của phụ nữ và trẻ em. (De Ira I. 190), và nhà thơ trào phúng Juvenal nói “Không có bất cứ điều gì mà người phụ nữ không tự cho phép mình làm” (Satires 6. 457). Xét về thành kiến này, chúng ta thấy vì sao một điều cấm kỵ văn hóa đối với phụ nữ xuất hiện trên sân khấu công cộng. Nếu họ làm, họ bị gắn nhãn mác của  sự ô nhục. Vị trí của họ cũng  không khá hơn nhiều nếu như họ rời bỏ ngôi nhà của chồng mình, thậm chí vì những lý do tôn giáo đi nữa: “Những hành trình của phụ nữ khỏi ngôi nhà vì những mục đích tôn giáo được những nhà thơ bi thương và nhà thơ trào phúng cho là hết sức khả nghi.”

Cái nhìn thấp kém  dành cho phụ nữ cho thấy họ bị lợi dụng như thế nào về mặt tình dục. “Nhân đức khiết tịnh, trong nhận thức Ki-tô giáo chúng ta, hầu như không được biết đến  nơi những người ngoại giáo. Phụ nữ chủ yếu là một người nô lệ của những dục vọng thấp hèn của đàn ông. “Xét rằng tính dâm dục trong những hình thức vô cùng đê tiện của nó đã thâm nhập mọi giai cấp, như chúng ta đã nhìn thấy ở chương 3, chúng ta nhận thấy rằng những phụ nữ trác táng thường tham gia vào việc thờ phượng ngoại giáo ở đền thờ, chẳng hạn như trong ngôi đền thần Aphrodite. Trong các đền thờ La Mã và Hy Lạp, tình dục là sinh hoạt tôn giáo phổ biến. Những thần linh ngoại đạo của người La Mã và Hy Lạp không soạn thảo những giáo huấn liên quan  đến  ứng xử đạo đức.

 

THÂN PHẬN THẤP KÉM CỦA PHỤ NỮ DO THÁI

 

Mặc dù phụ nữ không được sử dụng về mặt tình dục trong các sinh hoạt tôn giáo, nền văn hóa Do thái trong một vài cách thức nào đó cũng được ngăn ngừa chống lại phụ nữ cũng tồi tệ như nền văn hóa của Hy-La. Điều này đặc biệt có thực trong kỷ nguyên rabbin (ca. 400 trước CN đến ca. 300 sau CN). Luật truyền khẩu của rabbin (lúc bấy giờ được ghi lại chủ yếu trong sách Talmud và Midrash), giống như những phong tục của người Hy Lạp và La Mã, ngăn cấm phụ nữ làm chứng trước tòa (Yoma 43b). Và cũng như người Aten, người Do thái ngăn cấm phụ nữ nói trước công chúng.. Luật truyền khẩu dạy rằng “bên ngoài sự kính trọng của cộng đoàn, phụ nữ không nên đọc (to tiếng) trong Luật (Torah)” (Megillah 23 a). Giáo huấn rabbin khác tuyên bố cho là “thật vô liêm sĩ” khi lắng nghe lời nói của một phụ nữ nơi công cộng giữa những người đàn ông (Berakhoth 24a). Giáo huấn khác nữa còn dạy, “Hãy để cho những lời của Luật (Torah) bị đốt cháy hơn là trao cho một phụ nữ…Nếu một người đàn ông giảng dạy Luật cho con gái mình, điều đó giống như ông ta dạy cho nó điều dâm đãng” (Sotah 3, 4). Josephus, sử gia Do Thái sống vào thế kỷ thứ nhất, ông cũng đồng thời là một người pharisiêu, chứng thực thái độ này khi ông cho rằng phụ nữ không được nói vì luật của Môi-sen cấm chỉ việc đó (Jewish Antiquities 4. 8. 15).

Cho rằng tiếng nói của một phụ nữ không nên được lắng nghe giữa những người đàn ông nơi công cộng, việc tôn thờ tại hội đường hoàn toàn  chỉ có những người đàn ông tham gia. Các phụ nữ, nếu có hiện diện, là những người nghe thụ động, bị tách biệt khỏi đàn ông bằng một michetza (vách ngăn) Thỉnh thoảng họ bị “tách biệt trong một căn phòng  bên cạnh hoặc hành lang… và họ không bao giờ có thể lên tiếng”. Chỉ có những người đàn ông mới hát xướng. Raphael Patai  nói rằng phụ nữ Do Thái không được phép hát trong một hội đường cho đến Thời Ánh Sáng (thập niên 1700) và chỉ được phép hát trong các hội đường hoặc đền thờ Cải cách (tự do).

 

CHÚA KI-TÔ MANG LẠI TỰ DO VÀ PHẨM GÍA CHO PHỤ NỮ

Thân phận thấp kém mà người phụ nữ Hy lạp, La Mã và Do thái gánh chịu qua hàng thế kỷ đã bị tác động triệt để bởi sự xuất hiện của Chúa Giê-su Ki-tô. Những hành động và giáo huấn của Ngài nâng cao thân phận của người phụ nữ lên những tầm cao mới, thường khiến cho bạn bè và kẻ thù của Ngài phải  bái phục và kinh hãi. Bằng lời nói và hành động, ngài chống lại  những niềm tin và thực hành cổ hủ, được cho là đúng, những điều đó định nghĩa phụ nữ như là hèn kém về phương diện xã hội, trí thức và tinh thần. Chân thực đối với những lời nói của mình, có lần Ngài nói: “ Thầy đến để các con có cuộc sống, và có cuộc sống dồi dào” (Ga 10. 10). Nếu bất cứ nhóm người nào cần đến một cuộc sống dồi dào hơn, về phương diện tinh thần và xã hội, đó chính là các phụ nữ  của thời đại Ngài.

 

NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARITANÔ

Đường lối nhân văn và tôn kính mà Chúa Ki-tô đối xử và đáp lại người đàn bà Samaritanô (như được ghi trong Ga 4: 5-29) có thể không bất thường đối với các độc giả trong nền văn hóa phương Tây hiện nay. Điều Ngài đã làm lúc đó là cực kỳ bất thường, thậm chí quá khích. Ngài không biết  những thành kiến chống lại người Samaritanô của người Do thái theo đó quan niệm thịnh hành xem phụ nữ như là những sinh vật kém cỏi.

Khi gặp gỡ một phụ nữ Samaritanô ở giếng Gia-cóp, Chúa Giê-su xin bà nước uống. Bị sốc, bà hỏi, Ông là một người Do thái còn tôi là một phụ nữ Samaritanô. Tại sao ông có thể xin tôi nước uống? (Ga 4: 9). Việc Ngài nói với bà, một phụ nữ, góp phần vào việc gây sốc cho bà. Thực ra bà có thể hỏi “Vì sao chính ông, một người Do thái, lại xin tôi nước uống, vì tôi là một người Samaritanô?” Thay vào đó bà lại nói:

“Tôi là một phụ nữ Samaritanô.”Nói chuyện với một người Samaritanô cũng đã là tồi tệ rồi, nhưng Chúa Giê-su cũng không biết niềm tin còn tồn tại của các thầy rabbin là một người đàn ông có lòng tự trọng không được phép nói với một phụ nữ nơi công cộng. Luật truyền khẩu rabbin hoàn toàn rõ ràng: “Người đàn ông nào nói chuyện với một phụ nữ (nơi công cộng) đều mang lại sự dữ cho chính mình.” (Aboth 1, 5) Giáo huấn rabbin đáng chú ý khác vào thời Chúa Giê-su dạy rằng, “Chúng ta không nên tiếp đón một phụ nữ nhiều như thế” (Berakhoth 43b).

Bài tường thuật về người phụ nữ Samaritanô cho rằng các môn đệ, như những người Do thái có niềm tin “đã kinh ngạc khi thấy Ngài nói chuyện với một phụ nữ” (Ga 4: 27) Họ không kinh ngạc bởi vì Ngài nói chuyện với một người Samaritanô, nhưng vì Ngài nói chuyện với một người phụ nữ nơi công cộng.

 

BIẾN CỐ MARY – MARTHA

Tin mừng Luca thuật lại rằng một phụ nữ tên là Martha đã mời Chúa Giê-su bước vào nhà mình (Lc 10: 38-42). Martha đảm nhiệm vai trò truyền thống của người phụ nữ là chuẩn bị bữa ăn cho Chúa Giê-su, người khách mời của nàng, trong khi người em gái Mary  đã làm điều mà chỉ có những người đàn ông được làm đó là học hỏi những giáo huấn của Chúa Giê-su. Mary là một người lệch lạc về văn hóa, nhưng Chúa Giê-su cũng thế, bởi vì Ngài đã vi phạm luật rabbin vào thời của ngài. Hơn nữa,  khi Martha quở trách Mary là không giúp đỡ nàng, Chúa Giê-su không đứng về phía Martha nhưng đúng hơn ca ngợi Mary vì cách ứng xử của nàng.

Bằng cách giảng dạy cho Mary những chân lý thần học, một lần nữa, Chúa Giê-su vi phạm luật truyền khẩu rabbin. Hãy nhớ lại những lời của Sotah 3, 4 được trích dẫn ở trên: “Hãy để những lời của Luật (Torah) bị đốt cháy hơn là được dạy cho phụ nữ…Nếu một đàn ông dạy Luật cho con gái mình, đó là  giống như ông ta  đã dạy cho cô điều dâm đãng.”

 

CHÚA GIÊ-SU GIẢNG DẠY MARTHA

 Một dịp khác, Chúa Giê-su đã nói với Martha, “Ta là sự sống lại và là sự sống. Kẻ nào tin ta thì sẽ sống, thậm chí cho dù người ấy chết và bất cứ ai sống và tin ta, người ấy sẽ không bao giờ chết. Con có tin điều này không? (Ga 11: 25-26). Những lời này chứa đựng trọng tâm của Tin Mừng Ki-tô giáo, chúng chỉ được ghi lại một lần trong bốn sách Tn Mừng. Chúng được nói với những người nào? Cho một phụ nữ ư! Để giảng dạy cho một phụ nữ là khá tồi tệ, nhưng Chúa Giê-su đã làm nhiều hơn thế. Ngài yêu cầu một  phúc đáp bằng lời từ Martha. Một lần nữa, ngài chống lại  tập tục xã hội tôn giáo bằng cách dạy một phụ nữ và bằng cách  bảo nàng trả lời một cách công khai cho Ngài, một người đàn ông.

 

CHÚA GIÊ-SU HIỆN RA CHO CÁC

PHỤ NỮ SAU KHI SỐNG LẠI

Điều mà Chúa Giê-su vẫn dành cho các phụ nữ những quyền lợi ngang bằng, thậm chí đôi khi chỉ tuyển chọn các phụ nữ để phổ biến sứ điệp của Ngài, đó là điều rất hiển nhiên trong việc Ngài hiện ra cho một vài phụ nữ chạy đến ngôi mộ trống của Ngài vào sáng Chúa Nhật phục sinh. Ngài đã chọn các phụ nữ để họ nói với các môn đệ rằng Ngài đã thực sự sống lại từ cõi chết. Ngài nói: “ Các con đừng sợ. Hãy đi và nói với những anh em của ta đến Galilée, ở đó họ sẽ trông thấy ta” (Mt 28: 10).

Tại sao Chúa Giê-su không nói với Phê-rô và Gioan, những người cũng đã chạy đến ngôi mộ, để thuật lại cho các môn đệ khác điều đã xảy ra? Tại sao Ngài muốn  những phụ nữ nói lại cho những người đàn ông? Ngài thường đến bảo vệ và giúp đỡ những người bị tước đoạt và bị quên lãng. Các phụ nữ thường bị quên lãng về mặt xã hội và tôn giáo. Ở đây, hành vi của Ngài khiến chúng ta nhớ lại những lời mà Ngài nói vào một dịp khác” Có những kẻ rốt hết sẽ là trước hết và kẻ trước hết sẽ trở nên rốt hết” (Lc 13: 30)

 

NHỮNG PHỤ NỮ ĐI THEO CHÚA GIÊ-SU

Cả ba Tin mừng nhất lãm ghi nhận những phụ nữ đi theo Chúa Giê-su, một hiện tượng rất bất thường trong thế kỷ đầu tại Palestine. Chẳng hạn như Marcô cho rằng “ nhiều phụ nữ khác đã đi cùng Ngài đến Giê-ru-sa-lem cũng có mặt ở đó” (Mc 15: 41). Thánh Luca nhắc đến tên một vài phụ nữ cùng đi với Ngài (Lc 8: 1-3) Cách ứng xử này có thể không bất thường hiện nay, nhưng vào thời Chúa Giê-su điều đó rất bất thường. Các học giả lưu ý trong nền văn hóa thịnh hành chỉ có đĩ điếm và những phụ nữ tai tiếng sẽ đi theo một người đàn ông mà không có cận vệ đàn ông. Sứ điệp của Chúa Ki-tô cũng khích lệ đến nỗi những phụ nữ đáng kính coi thường những chuẩn mực quy ước xã hội để đi theo Ngài, và Ngài không thốt ra lời chê trách nào. Vào dịp khác, một phụ nữ bị bệnh xuất huyết đến từ phía sau Ngài để sờ vào gấu áo của Ngài đến nỗi bà được khỏi bệnh về thể xác (Mc 5: 25-34)Câu trả lời của Chúa Giê-su ư? Ngài đã chữa lành cho bà và bảo bà đi về bình an.

Sợ rằng những độc giả ngày nay kết luận Chúa Giê-su khởi đầu phong trào phụ nữ, phải nói là Ngài đã không làm điều đó. Chúa Ki-tô đến thay đổi những tâm hồn và lòng trí của dân chúng hơn là thực hiện những phong trào xã hội hoặc chính trị. Việc Ngài ban cho phụ nữ lòng kính trọng và thân phận ngang bằng với đàn ông có ý nghĩa là Ngài không chỉ phá vỡ nền văn hóa chống phụ nữ của thời đại Ngài, những Ngài còn sắp xếp một chuẩn mực cho các môn đệ Ngài noi theo.

 

GIÁO HỘI TÔNG TRUYỀN CHÀO ĐÓN CÁC PHỤ NỮ

Sự đón nhận về mặt văn hóa mà Chúa Giê-su dành cho các phụ nữ đã không bị đánh mất trong Giáo hội tông truyền thời sơ khai. Tuân theo tiền lệ của Chúa Ki-tô, các ki-tô hữu thời sơ khai đã không biết những chuẩn mực văn hóa có giới hạn, thu hẹp theo đó người phụ nữ phải chuốc lấy trong xã hội của họ. Ngay sau khi Chúa Ki-tô phục sinh thân xác, các môn đệ Ngài tụ họp đều đặn vào ngày thứ nhất trong tuần (Chúa Nhật) để phục hồi lại niềm vui mừng của họ về phép lạ duy nhất này. Nhìn chung họ tập trung trong các hội đường  hoặc trong các ngôi nhà riêng, được biết như là những nhà thờ tại gia. Về sau này, những phụ nữ thường xuyên được chú ý, không những như là những người tôn thờ mà còn là những người lãnh đạo. Thánh Phao-lô ghi nhận là Apphia, “người chị chúng ta” là một người lãnh đạo ở một nhà thờ tại gia trong thành phố Côlôsê (Philemon 2). Tại Laodicea, có Nympha, người đã sở hữu một nhà thờ ngay tại nhà bà” (Cl 4: 15). Tại Ephesus, Priscilla với chồng  bà là Aquila, đã có một nhà thờ “ở nhà của họ” (1 Cr 16: 19) và Phao-lô nói rằng Priscilla là một trong những  “người bạn đồng nghiệp” của ngài (Rm 16:3) trong sự thăng tiến của Hội đồng vĩ đại của Đức Ki-tô nói với các môn đệ đi khắp thế giới để trở nên những môn đệ của mọi dân tộc (Mt 28: 19).

Một phụ nữ lãnh đạo khác trong Giáo hội tông truyền là Phoebe. Trong thư gửi tín hữu La Mã 16: 1-2 Phao-lô có nhắc đến bà bằng tước vị của đàn ông là diakonos (phó tế), một vị trí mà bà nắm giữ trong giáo hội ở Cenchrae, Phao-lô đã không dùng bất cứ hình thức giống cái nào của từ, nhưng từ ngữ được diễn tả là “deaconess” trong nhiều bản dịch. Từ này không xuất hiện cho đến giai đoạn cuối cùng của thế kỷ thứ tư. Ngoài việc gọi bà là một phó tế, Phao-lô có nhắc đến bà như là một prostatis, hoặc “viên chức lãnh đạo”. Trong văn học Hy Lạp cổ từ prostatis có nghĩa là  “chủ tọa trong ý nghĩa lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ dẫn, cai quản,” theo Bo Reicke.Một học giả khác nhận xét rằng Phoebe đã có một “vị trí có thẩm quyền trong các giáo hội.” Bà được xem như một lãnh đạo đến nỗi các nhà học giả tin rằng Phao-lô đã chọn bà để gửi thư của ngài cho các tín hữu La Mã, từ Corintô đến La Mã, một khoảng cách 4000 dặm. Điều này không phải là việc làm bình thường trong thời kỳ này. Thậm chí Origen (185-254 tr. CN), ông là người ủng hộ phụ nữ, xem Phoebe như có thẩm quyền tông truyền (Commentarium in Epistolam B. Pauli ad Romanos 10. 1278).

Theo Công vụ 16, Phao-lô và Silas gặp Lydia, một phụ nữ Do Thái tại Philipphê thành phố đã bán và kinh doanh hàng hóa màu tía, những vật phẩm được mưu tìm bởi những người thuộc địa vị cao hơn về xã hội kinh tế. Ngay sau khi bà gặp Phao-lô và Silas, bà đã trở thành một người trở lại Ki-tô giáo và đã đưa toàn thể gia đình (gia đình và gia nhân) đi rửa tội. Những phong tục văn hóa Hy-La và Do Thái đã không hỗ trợ khái niệm của một phụ nữ dấn thân vào những hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xu hướng lệch lạc văn hóa của Lydia đã không ngăn cản Phao-lô giúp đỡ bà để cổ vũ Tin mừng Ki-tô giáo. Ngài không biết những thành kiến và những sự phân biệt cũ ngăn chặn phụ nữ khỏi những vai trò lãnh đạo.

Trong thư gửi các Ki-tô hữu tại Philipphê, thánh Phao-lô nói rằng hai phụ nữ Euodia và Syntyche, “đã đấu tranh bên cạnh tôi trong việc kiện tụng về Tin Mừng, cùng với Clément và số còn lại của những người bạn đồng nghiệp của tôi” (Phi 4: 2-3) Bằng cách gọi hai người phụ nữ này là “những người bạn đồng nghiệp,” thánh Phao-lô xem ngang bằng vai trò của họ với vai trò của Priscilla và Aquilla được lưu ý ở trên. Robin Scroggs nói rằng “thánh Phao-lô đã quý trọng các phụ nữ như là những người ngang bằng với ngài. Họ giúp  vào việc tập họp và  lãnh đạo giáo hội; họ đã cầu nguyện và nói tiên tri trong những cuộc họp công cộng.”  thánh Phao-lô đi theo Chúa Ki-tô, hơn là văn hóa ngoại đạo, bằng cách tôn vinh phụ nữ như là đồng nghiệp. Rõ ràng đó là lý do mà ngài đã nói với các tín hữu Galat, “Không có người Do Thái và Hy Lạp, nô lệ và người tự do, đàn ông và đàn bà, vì tất cả các anh em đều là một trong Chúa Giê-su Ki-tô” (Gl 3: 28).

Lc 8, 1-3

“Có mấy phụ nữ đi với Người và họ đã lấy của cải mình mà giúp Người”.

Tin Mừng theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người.

Chúa Giê-su, thánh Phao-lô và Giáo hội sơ khai đã phá vỡ những mối quan hệ cũ đã từng giữ phụ nữ tách biệt và im lặng (như trong xã hội Aten), phụ thuộc (như dưới luật La Mã của patria potestas và manus) họ bị im lặng và tách biệt trong việc thờ phượng công (như trong văn hóa Do thái). Tự do và phẩm giá mà Ki-tô hữu sơ khai trao cho phụ nữ cũng rõ ràng bởi vì có được sự ngang bằng với đàn ông trong bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể.

 

SỰ LÔI CUỐN KI-TÔ GIÁO

 ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Như đã được ghi nhận, không phải Chúa Ki-tô và các môn đệ Ngài khuyến khích hoặc tổ chức một phong trào phụ nữ. Sứ điệp của Chúa Ki-tô về sự sám hối và sự cứu rỗi được các tông đồ công bố có những hậu quả cách mạng trên cuộc sống của phụ nữ. Các Ki-tô hữu sơ khai không chỉ bao gồm các phụ nữ trong đời sống của Giáo hội, nhưng họ cũng trao cho phụ nữ sự tự do và phẩm giá không được biết đến trong các nền văn hóa Hy-La và Do Thái.

Sự chấp nhận mà các phụ nữ đã có trong các nhóm ki-tô hữu không phải chỉ dừng lại ở đó. Nó khuyến khích họ trở thành những người rao giảng Tin Mừng và truyền giáo nhiệt thành, giống như chúng tôi đã thấy rất sớm với Phoebe và Priscilla. Công việc và lòng hăng say của những phụ nữ ki-tô giáo có đức tin là một sức mạnh uy lực trong sự phát triển về tinh thần và số lượng của giáo hội và sự lan rộng về mặt địa lý. Giống như mỗi nhà sử học giáo hội đã biết, nói chung các phụ nữ trong giáo hội sơ khai lại tích cực hơn đàn ông. Helena, mẹ của Constantine vĩ đại (được ghi lại trong chương 2) đã thành lập nhiều giáo hội trong toàn đế quốc, một trong số đó là Giáo Hội Giáng Sinh tại Bê-lem. Thánh Chrysostome (cuối thế kỷ thứ tư) chứng thực sự kiện này khi ngài nói, “Phụ nữ của thời kỳ này (giáo hội tông truyền sớm nhất) hăng say hơn đàn ông.” Sử gia W.E.H. Lecky tin vào phụ nữ “trong cuộc trở lại vĩ đại của Đế quốc La Mã,” và nói thêm, “Trong những thời kỳ bách hại, những gương mặt phụ nữ chiếm nhiều vị trí  và hàng ngũ đầu tiên của thời kỳ tử vì đạo”.Leopold Zscharnack nói, “Những người theo Ki-tô giáo đã không dám quên rằng chính giới phụ nữ mới đã dẫn đến sự phát triển nhanh của Ki-tô giáo phần lớn. Chính lòng hăng say rao giảng Tin Mừng của phụ nữ trong những năm sơ khai của giáo hội và sau này mới chiến thắng người yếu đuối và người mạnh mẽ.”

Trong khi nhận xét của Zscharnack sửa sai  về vấn đề rao giảng Tin Mừng, cũng phải ghi nhận rằng sự phát triển của ki-tô giáo cũng là kết quả của phụ nữ ki-tô giáo không thực hiện việc phá thai và giết hại trẻ con, cả hai điều này lại cực kỳ phổ biến nơi những người Hy-La. Không giống những người ngoại đạo, các Ki-tô hữu đã coi trọng bé gái cũng không kém bé trai. Điều này làm gia tăng thành phần của Giáo hội. Hơn nữa, khi phụ nữ ki-tô giáo có chồng ngoại đạo, “phần lớn các con cái từ những cuộc hôn nhân hỗn hợp này” được nuôi dạy trong Giáo hội.”

Phụ nữ không chỉ là một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của Ki-tô giáo, mà họ còn đông hơn đàn ông trong giáo hội thời sơ khai. Điều này có nghĩa là không có đủ những người đàn ông ki-tô hữu sẵn có cho các phụ nữ Ki-tô giáo kết hôn hay không? Rõ ràng là như thế, bởi vì các phụ nữ thời giáo hội sơ khai sớm đông hơn đàn ông  đến một mức độ đơn giản là không có đủ đàn ông ki-tô hữu sẵn có để kết hôn với phụ nữ. Rodney Stark cho rằng cộng đồng ki-tô hữu thời sơ khai “có thể có đến 60% là phụ nữ.” Vào thế kỷ thứ tư, thậm chí một vài phụ nữ ki-tô giáo cưới những thầy tư tế ngoại giáo. Tỷ lệ giới tính không cân bằng trong thời giáo hội sơ khai cũng hiển nhiên từ điều Celsus, nhà phê bình ngoại giáo về Ki-tô giáo sống vào thế kỷ thứ hai, đã nói có liên quan đến các Ki-tô hữu. Ông chế giễu họ bằng cách cho rằng ki-tô giáo là một tôn giáo đã lôi cuốn các phụ nữ. Đối với ông và nhiều người La Mã khác đây là một dấu hiệu của sự suy yếu và kém uy tín.

Tỉ lệ cao các phụ nữ trong giáo hội thời sơ khai (tỷ số tình dục thấp, như những nhà dân số học gọi) trong nhiều mối quan hệ cũng có thực của giáo hội hiện nay. Một cuộc khảo sát của Gallup năm 1998 báo cáo tỉ lệ của những người Mỹ “không đến nhà thờ” đối với đàn ông là cực kỳ cao so với phụ nữ. Cuộc khảo sát này nhận thấy 39% phụ nữ không đến nhà thờ, nhưng đàn ông chiếm đến 50%.Nghiên cứu xã hội học biết đến hiện tượng này là có thực trong nhiều năm qua.

Xét về thái độ tiêu cực của nền văn hóa La Mã đối với phụ nữ, Ki-tô giáo, trong khi đem lại tự do và phẩm giá cho phụ nữ, được xem như một sự đe dọa đối với sự yên tĩnh trong gia đình. Việc trở lại đạo Ki-tô của phụ nữ đã tác động đến đời sống gia đình của xã hội. Khi người vợ La Mã lập gia đình càng sớm, nền văn hóa càng mong chờ họ tôn vinh các thần linh tổ tiên của gia đình nhà chồng. Nhà văn La Mã của thế kỷ thứ nhất là Plutarch có nói,” người vợ tôn thờ và chỉ biết đến các thần linh mà chồng họ tin tưởng, và đóng chặt cửa đối với tất cả các lễ nghi kỳ quặc và những mê tín lạ lùng (Coniugalia Praecepta 140 D). Đó cũng là bổn phận của người vợ phải gìn giữ tổ ấm gia đình chống lại sự chết. Vì thế, khi một phụ nữ có chồng trở lại đạo Ki-tô, nàng không còn tôn kính các thần linh của chồng nữa, và  những ngọn lửa thiêng trong nhà chồng nàng bị tắt lịm. Những người đàn ông La Mã nhìn thấy sự kiện này như là một sự đe dọa đối với tính cách ổn định của xã hội họ, bởi vì họ tin gia đình là tiểu vũ trụ của quốc gia. Việc trở lại đạo Ki-tô của một người vợ vì thế làm cho chồng tức giận chống lại nàng và tôn giáo mới của nàng. Giáo phụ la tinh Tertullian, trong đầu thế kỷ thứ ba, mô tả sự thịnh nộ của một số ông chồng La Mã có vợ trở thành ki-tô hữu như thế: họ thích làm chồng của  con sói cái hơn là những phụ nữ Ki-tô giáo: họ có thể lạm dụng trụy lạc của tự nhiên, nhưng họ không thể cho phép các bà vợ của mình được sửa đổi cho tốt hơn!” (Ad Nations 1.4)

Mặc dù sự giận dữ và ruồng bỏ mà nhiều bà vợ gánh chịu từ những ông chồng của họ và từ xã hội nói chung, Tin mừng của Chúa Ki-tô vẫn còn lôi cuốn họ. Họ thực hiện những lời của Chúa Ki-tô: “Nếu các con giữ lời dạy của thầy, các con thực sự là những môn đệ của thầy. Rồi các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ làm cho các con tự do” (Ga 8: 31-32).

 

MỘT VÀI ĐIỀU BẤT THƯỜNG

Với sự kết thúc của kỷ nguyên giáo hội tông truyền ( sau 150 sau CN) một số nhà lãnh đạo giáo hội, nhiều người trong họ xuất thân từ gốc gác ngoại đạo hoặc được thấm nhuần một cách sâu đậm nền văn học đương thời, đã không may trở lại một vài  tập tục xưa của những người Hy La. Họ thường đi ngược lại tinh thần và hành động của Chúa Ki-tô, các môn đệ của Ngài, giáo hội thời sơ khai và các phụ nữ trong giáo hội. Giống như nhà xã hội học nổi tiếng của Đức là Max Weber đã nhận xét trong bài phân tích của ông về Ki-tô giáo thời sơ khai, phụ nữ bị tách biệt dần ra khỏi những vai trò lãnh đạo khi giáo hội thủ tục hóa những hoạt động của nó. Ông có thể nói thêm rằng đó cũng là ảnh hưởng của những giá trị  và niềm tin chống phụ nữ của các nền văn hóa Hy-La và Do Thái, các nền văn hóa này kết luận phụ nữ bị loại trừ trong một số khía cạnh của cuộc sống và cơ cấu của giáo hội. Những thành kiến xưa chống lại phụ nữ mà Chúa Giê-su và các môn đệ Ngài loại bỏ bắt đầu đi vào giáo hội trong giai đoạn cuối thế kỷ thứ hai.Vào các thế kỷ thứ ba, thứ tư và thứ năm, những lập trường chống phụ nữ của  những người Hy lạp, La Mã và Do Thái xưa (Các Ki-tô hữu tin là họ phải theo những luật lệ và phong tục Do thái), thậm chí được đưa vào rộng rãi hơn trong thần học và thực hành của giáo hội bởi các giáo phụ nổi tiếng. Nhiều người trong số họ đã nghiên cứu và miệt mài một cách vô ý thức một số giáo huấn của các nhà thơ và triết gia Hy-La liên quan đến phụ nữ. Một vài người trong số họ bị ảnh hưởng của những thành kiến chống phụ nữ của văn học Hy-La và một vài người khác bởi luật truyền khẩu do thái được các rabbin rao giảng.

Clément thành Alexandria (d. 215) tin tưởng và dạy rằng mỗi phụ nữ nên e thẹn vì họ là phụ nữ (Instructor 3. 11). Tertullian (mất ca. 220) đã nói,”Bà (Eve) là cổng vào của ma quỷ….Bà đã hủy diệt một cách hết sức dễ dàng hình ảnh của Thiên Chúa, người đàn ông. Vì công lao của bà, tức là sự chết, ngay cả Con của Thiên Chúa cũng phải chết” (On the Apparel of woman1.1) Cyril thành Giê-su-sa-lem (mất 368), một giám mục, biện luận là phụ nữ phải cầu nguyện trong nhà thờ chỉ bằng cách nhép môi. Ngài viết, “hãy để họ cầu nguyện, và môi họ cử động, nhưng đừng để lời của họ cho người khác lắng nghe” (Procatechesis 14), Jerome, đan sĩ (mất 420) người nghiên cứu dưới quyền của một vài rabbi, thậm chí cũng chống lại phụ nữ hát ở nhóm đàn ông trong những tu hội (Against the Pelagians 1: 25)Thánh Augustine (mất 430)  biểu lộ niềm tin là hình ảnh về Thiên Chúa nơi phụ nữ là thấp kém hơn hình ảnh về Thiên Chúa nơi người đàn ông. Ngài đã khẳng định rằng ngoài người chồng, người phụ nữ không sở hữu hình ảnh của Thiên Chúa (On the Trinity 12.10) .Một cách hơi tương tự, thánh Thomas Aquinas (thế kỷ mười ba) nghĩ rằng hình ảnh của Thiên Chúa nơi  phụ nữ khác hơn nơi đàn ông (Summa Theologiae 1 a, 93, 5).

Nhiều lời phát biểu tương tự của một vài nhà lãnh đạo giáo hội có thể được trích dẫn. Những lời tuyên bố đáng tiếc như thế được thốt ra khi có dịp trong hơn một ngàn năm, kéo dài  qua bên kia kỷ nguyên Cải cách của Tin Lành.  Nhiều giáo sĩ và nhà thần học đã quên vì sao Chúa Giê-su và các môn đệ quan niệm về người phụ nữ một cách khác hẵn. Các nhà phê bình phụ nữ này thường nói và hành động giống những người Hy La ngọai đạo và các thầy rabbin của thời kỳ thịnh hành của luật truyền khẩu hơn là giống Chúa Ki-tô hoặc thánh Phao-lô.

 

CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA KI-TÔ

 CHIẾM ƯU THẾ

Tuy nhiên sau kỷ nguyên tông truyền, những phụ nữ ki-tô giáo trong giáo hội có tổ chức thường được quan niệm trong nhiều thế kỷ và được đối xử trái ngược với đường lối mà Chúa Ki-tô và các môn đệ Ngài liên quan đến họ, tuy nhiên họ vẫn còn có nhiều tự do hơn các phụ nữ ngoại giáo trong các nền văn hóa Hy-La và Do thái trước và trong thời đại Chúa Ki-tô. Trong nhiều đường lối, giáo hội luôn luôn đối xử với phụ nữ như ngang bằng với đàn ông. Chẳng hạn như trước khi trở thành một thành viên của giáo hội, phụ nữ đã đón nhận việc học giáo lý như đàn ông, họ được rửa tội như đàn ông, họ tham gia một cách bình đẳng với đàn ông trong việc lãnh nhận bí tích Thánh Thể, và họ cầu nguyện và hát xướng cùng với đàn ông trong cùng những địa điểm thờ phượng.

 

MỘT CHUẨN MỰC GIA ĐÌNH MỚI

Nền đạo đức mới mà Đức Ki-tô đã đưa vào trong sự tương tác của ngài với các phụ nữ đã có những tác động có ý nghĩa về đời sống gia đình. Nhận thức rằng Đức Ki-tô cư xử với phụ nữ ngang bằng với đàn ông, thánh Phao-lô khuyên chồng hãy yêu thương vợ mình như Chúa Ki-tô yêu Giáo Hội (Ep 5:25). Ngài cũng đã nói với những người cha, “Không nên làm bực tức con cái mình; thay vào đó, hãy mang đến cho chúng việc huấn luyện và dạy dỗ của Thiên Chúa” (Ep 6: 4). Những chỉ thị như thế xung đột với thiết chế patria potestas của La Mã được bàn cãi trên kia.

Những người đàn ông Ki-tô giáo, với tư cách là những người chồng và người cha, có lưu ý đến mệnh lệnh của thánh Phao-lô hay không? Không có bằng chứng gợi ý họ không hề biết đến những lời nói của thánh Phao-lô. Trên thực tế, hình như họ nghe theo lời khuyên của thánh Phao-lô thật kỷ đến nỗi đạo đức gia đình mới này đã làm  xói mòn patria potestas và sản phẩm phụ bất công của gia trưởng.

Vì thế nửa thế kỷ sau khi Ki-tô giáo được hợp pháp hóa vào năm 313 sau Chúa Giê-su Ki-tô, những giáo huấn và gương sáng của Chúa Ki-tô về phụ nữ mà thánh Phao-lô đã ủy nhiệm hết sức rõ ràng cho những người đàn ông đã lập gia đình khuyến khích Hoàng đế Valentinian I  vào năm 374 hủy bỏ patria potestas đã có từ một ngàn năm. Một sự thay đổi thực sự! Người chồng ngoại đạo đã đánh mất quyền sinh tử trên gia đình, kể cả người vợ của mình.

Cùng với việc bãi bỏ patria potestas, những phong tục văn hóa đi kèm của manus và coemptio cũng đã lụi tàn. Như được ghi nhận từ lâu, manus đặt người phụ nữ có chồng dưới phép tắc tuyệt đối của chồng họ, và coemptio đã trao cho người cha La Mã quyền bán con gái cho chồng của họ. Với việc đặt ra ngoài vòng pháp luật patria potestas, sự hiệu lực của hôn nhân mà không có sự đồng ý của người cha bắt đầu được công nhận. Việc thực hành này sớm được chấp nhận một cách rộng rãi với sự ủng hộ của  các nhà thần học giáo hội. Nhưng bởi vì patria potestas đã được bảo vệ trong nhiều thế kỷ, việc thực hành cưới xin mà không có sự đồng ý của người cha đòi hỏi sự củng cố định kỳ.

Không chỉ có những tập tục của manus và coemptio bị bải bỏ, nhưng “phụ nữ cũng  được ban cho những quyền tương tự như đàn ông trong việc giám sát tài sản của họ; và họ không còn bị buộc phải lệ thuộc vào những người giám hộ”. Họ cũng nhận được sự giám hộ trên con cái của họ, những đứa con mà chỉ có những người đàn ông mới có quyền sở hữu trước kia.

 

TỰ DO CỦA CÔ DÂU

Đàn ông trong các xã hội xưa kia, cho dù ở Babylon, Assyria, Hy Lạp hay La Mã nói chung đều cưới những cô dâu trẻ con, thường trẻ trung chừng mười một hoặc mười hai tuổi và vì thế trước sự đe dọa. Đàn ông già hơn đáng kể, thường trong độ tuổi hai mươi hoặc lớn hơn. Trong tác phẩm Parallel Lives of Illustrious Greeks and Romans, Plutarch cho biết những người cha La Mã cho con gái họ lập gia đình vào lúc 12 tuổi hoặc nhỏ hơn. Tác phẩm Institute của Justinian chứng thực lời nhận xét của Plutarch. Tập tục cổ xưa về việc gả cưới những cô dâu trước tuổi dậy thì tuy nhiên càng ngày càng ít phổ biến hơn nhờ ảnh hưởng của Ki-tô giáo.

Việc nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ Ki-tô giáo lập gia đình muộn hơn những phụ nữ La Mã.Họ không chỉ sử dụng quyền tự do để lập gia đình muộn hơn, nhưng họ còn có quyền chọn lựa người mà họ kết hôn, chứ không tuân theo thiết chế patria potestas của La Mã. Dưới luật patria potestas người phụ nữ La Mã không có sự lựa chọn như thế. Cha của họ đã thực hành quyết định đó, chứ không phải họ. Tuy nhiên phụ nữ La Mã có ít tự do hơn phụ nữ Hy Lạp, những lời nói của Medea trong một vở bi kịch của Euripides không chỉ mô tả người phụ nữ Hy Lạp mà còn mô tả phụ nữ La Mã như sau: “Chúng tôi (những phụ nữ) thậm chí không thể  từ chối một người cầu hôn” (Medea 237).

Tự do kết hôn của phụ nữ Ki-tô giáo ở độ tuổi chín chắn hơn với một người mà họ muốn kết hôn được bổ sung bởi sự thay đổi rõ ràng xảy ra trong nhiều đàn ông Ki-tô giáo. Trên nền tảng của giáo huấn của thánh Phao-lô được ghi nhận ở trên, người chồng xem vợ mình như một đối ngẫu, về mặt tinh thần và cách khác. Xét về kiểu hôn nhân này, thật có lý khi kết luận rằng những người đàn ông ki-tô giáo hoàn toàn không ép buộc những phụ nữ trẻ, hoặc những phụ nữ lớn tuổi hơn để kết hôn một ai đó ngược với ý muốn của họ. Việc tôn trọng hôn nhân này đối với phụ nữ là sự lăng nhục khác đối với nền văn hóa ngoại giáo La Mã, và nó đã không làm cho các ki-tô hữu được ngưỡng mộ .

Tự do lớn hơn trong việc kết hôn mà Ki-tô giáo ban cho phụ nữ trong thời gian có lợi nhiều cho việc chống án. Vì thế, hiện nay một phụ nữ trong thế giới Tây phương đã không bị ép buộc kết hôn với người đàn ông nào mà nàng không muốn; nàng cũng không thể bị kết hôn một cách hợp pháp khi còn là một cô dâu trẻ con. Sợ chúng ta lãng quên, trong một vài nước mà ở đó Ki-tô giáo là thiểu số hoặc không tồn tại, cô dâu trẻ con vẫn còn bị ép buộc kết hôn những người đàn ông lớn tuổi hơn nhưng không được mong muốn. Hãng thông tấn Reuters thuật lại vào tháng Giêng năm 1999 bộ lạc Maasai tại Kenya, một nước Phi Châu, vẫn còn có người cha gả con gái 13 tuổi cho một người đàn ông luống tuổi đáng làm ông nội của cô. Mặc dù điều đó là bất hợp pháp về phương diện lý thuyết tại Bangladesh nơi mà con gái được xem như một gánh nặng tài chính, những thiếu nữ trong tuổi vị thành niên thường xuyên bị gả bán cho những người đàn ông luống tuổi. Luật ban hành một cách chính thức cho những cuộc hôn nhân trẻ con thường bị phỉnh phờ đều đặn bởi những cha mẹ khai lên tuổi cho các cô con gái của họ. Trung quốc cũng có một thị trường to lớn mua bán các cô dâu. “Một số cô gái độ 12 tuổi được tuyển chọn bởi những nhân viên du lịch, bọn này hứa với các cha mẹ nghèo khổ là họ sẽ tìm cho các cô con gái của họ một việc làm trong xí nghiệp tại một thành phố lớn. Thường chẳng có việc làm ở xí nghiệp và thay vào đó các cô gái bị cưỡng ép gả bán cho một chủ nông trại trong những hoàn cảnh mà việc bỏ trốn thực sự không thể nào thực hiện”. Tại Mauritania, Phi Châu, trong những ngôi làng biệt lập, điều thật phổ biến là chúng ta bắt gặp những cô dâu trẻ măng chừng mười hoặc mười một tuổi.

 

VIỆC CẤT BỎ MẠNG CHE MẶT

Khi Ki-tô giáo xuất hiện trên trường thế giới, việc che mặt của phụ nữ được phổ biến rộng trong nhiều nền văn hóa. Alfred Jeremias, trong bài nghiên cứu đáng chú ý Der Schlcier von Sumer Bis Heute (Mạng che mặt từ  Sumer đến Ngày nay, 1931) đã cho thấy những phụ nữ vào thời Chúa Ki-tô bị che mặt bởi những người Sumer, Assyri, Babylone, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái, Trung Hoa và La Mã. Trong một số trường hợp một người đàn ông ly dị vợ nếu nàng  để lộ ngôi nhà của ông. Việc ly dị tại La Mã của Sulpicius Gallus là một trường hợp như thế.  Sau khi kết hôn, người phụ nữ Hy Lạp luôn luôn mang  một mạng che mặt, một việc làm giống với  việc người vợ mang một nhẫn cưới trong xã hội Tây phương ngày nay, Q.M. Adams cho biết như thế. Nơi người Do Thái, luật truyền khẩu của các thầy rabbi vào thời Chúa Giê-su dạy rằng  “ đó là người đàn ông vô thần khi anh ta nhìn vợ đi khỏi nhà với đầu tóc không được che lại. Anh ta có bổn phận ly dị nàng”. (Kethuboth 2). Chỉ những phụ nữ độc thân, gái điếm và những phụ nữ trong các giai cấp thấp hơn mới không bị yêu cầu che mặt trong các xã hội cổ xưa.

Như đã được lưu ý, sự tự do mà Chúa Ki-tô và các môn đệ Ngài luôn luôn dành cho các phụ nữ, nhưng thật khôi hài, tự do đó lại không bao giờ được một số nhà lãnh đạo Giáo hội chấp nhận  hoàn toàn. Vì một số nhà lãnh đạo Giáo hội (phần lớn các giáo phụ được nêu ở trên) cố gắng buộc các phụ nữ phải im lặng nơi các cuộc họp công cộng, vì thế cũng có một số người muốn họ bị che mặt, nhằm duy trì những phong tục văn hóa cổ xưa. Clément thành Alexandria (150-215 sau TC) biện luận rằng khi một phụ nữ phục vụ Giáo hội với bộ mặt được che giấu, nó sẽ bảo vệ nàng “khỏi bị nhìn chằm chằm. Nàng sẽ không bao giờ sa ngã.. và nàng sẽ không lôi kéo người khác sa ngã vào dịp tội nhờ che mặt” (Instructor 8. 11) Tertullian, một tác giả đồng thời với Clément, đã khiển trách những phụ nữ đến nhà thờ phải che mặt: “Tại sao nàng  lột trần (không che mặt) trước Thiên Chúa (trong nhà thờ) điều mà nàng che đậy trước đàn ông? Nàng có nhu mì  nơi công cộng hơn là trong nhà thờ hay không?” (On Prayer 22). Thánh Chrysostom trong tác phẩm Homilies on I Corinthians (thế kỷ thứ tư) thậm chí còn tranh luận phụ nữ phải được che mặt trên một nền tảng kế tục. Thánh Augustine (đầu thế kỷ thứ năm) đã liên kết việc che mặt của phụ nữ đối với sự thiếu thốn hình ảnh của Chúa. Ngài nói, “Những người phụ nữ đã không có sự canh tân tâm trí, đó chính là hình ảnh của Thiên Chúa hay sao? Ai sẽ nói điều này?Nhưng trong tình dục của thân thể họ, họ không thể hiện điều này; vì vậy họ được yêu cầu che mặt” (Of the Works of Monks 32). Không hề quen biết những đàn ông này, nền văn hóa ngoại giáo đôi khi dẫn dắt họ quên đi quan niệm giải phóng phụ nữ của Chúa Ki-tô.

Các giáo phụ không đơn độc trong việc khuyên bảo các phụ nữ che mặt. Tại ít nhất hai hội nghị giám mục (những cuộc họp vùng chính thức) của giáo hội cũng đã làm như thế. Vào giữa thế kỷ thứ năm, một hội nghị giám mục tại Ái nhỉ lan, do thánh Patrick chủ trì, đã thông báo trong điều luật thứ tư rằng  bà vợ của một linh mục “phải che mặt khi nàng bước ra khỏi nhà.” Năm 585, Hội nghị giám mục tại Auxerre ở nước Pháp đã yêu cầu trong điều luật 42 rằng những phụ nữ phục vụ Tiệc Thánh Thể nên che mặt. Năm 866, ĐTC Nikolaus I tuyên bố ex cathedra, “Các phụ nữ phải được che mặt trong các công việc phục vụ giáo hội.”

Việc tuyên bố của Nikolaus hình như là lời thông báo chính thức cuối cùng liên quan đến việc che mặt của phụ nữ. Tập tục che mặt của phụ nữ trong giáo hội đã biến mất vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất.Vì sao việc che mặt lại dai dẳng và lan rộng trong Giáo hội vào ngàn năm thứ nhất thật khó nói. Thánh Phao-lô thôi thúc phụ nữ trong giáo hội Cô-rin-tô trùm kín đầu của họ (I Cr 11: 5-16) Nhưng ngài có muốn phụ nữ cũng phải bị che mặt hay không? Hình như ngài đã không muốn điều đó. Họ không thể ghi nhận rằng, thánh Phao-lô, trong thư đầu tiên của ngài gửi Timôthê, trong đó ngài nói rằng phụ nữ phải ăn mặc khiêm tốn và không bện mái tóc của họ, ngài không nhắc đến  việc họ cần che mặt (1 Tm 2: 8-9). Trong trường hợp này, thậm chí ngài không bảo họ phải trùm đầu.

Dĩ nhiên đó là tình trạng thiếu thốn bất cứ sự tham khảo đặc biệt nào bởi các tác giả Tân ước, hơn nữa tự do mà Đức Ki-tô giới thiệu càng ngày càng thôi thúc phụ nữ của các cộng đoàn trong suốt ngàn năm thứ hai không che mặt. Cung cách này vẫn tiếp tục duy trì. Vào thời Cải Cách Tin Lành trong thế kỷ mười sáu, vấn đề phụ nữ không che mặt không còn là một đề tài nữa. Sự tương tác tự do và cởi mở của Đức Ki-tô với phụ nữ, điều không nhắc đến việc họ che mặt, không thể do dự mãi mãi thậm chí bởi một vài nhà lãnh đạo lầm lạc của Giáo hội. Ý muốn của Đức Ki-tô đến đúng lúc để chiếm ưu thế.

 

TỤC ĐA THÊ BỊ BÃI BỎ

 Mặc dù những người đàn ông Hy lạp và La Mã có các tình nhân, nền văn hóa của họ không cho phép họ có những cuộc hôn nhân đa thê. Tuy nhiên, trong những xã hội cổ xưa, nhất là ở Trung Đông, những cuộc hôn nhân như thế đều phổ biến. Nhiều cuộc hôn nhân đa thê, như thế được tìm thấy trong Cựu ước. Những nhân vật chính của sách Thánh như Abraham, Gia cóp, I-saac, Elkanak, David, Salomon và những người khác đều có nhiều vợ. Liên hệ đến thời Chúa Ki-tô và trước đó, Josephus, sử gia Do Thái và bạn của người La Mã đã nói “Tập tục xưa của chúng ta (Do thái) là có nhiều vợ cùng một một lúc (Jewish Antiquities 17.1, 2, 15)

Chính nền văn hóa đa thê này mà Đức Ki-tô đã thâm nhập. Nhưng Ngài không bao giờ đưa ra bất cứ sự ủng hộ nào đối với tục đa thê. Bất cứ khi nào Ngài nhắc đến hôn nhân hoặc dùng hôn nhân làm minh họa, điều đó vẫn luôn luôn nằm trong bối cảnh của tục đa thê. Ngài nói, “Cả hai (không phải ba hoặc bốn) sẽ trở thành một thân xác” (Mt 19, 5). Lần khác, Ngài nói rằng nếu ai muốn theo Ngài, người đó sẽ phải chọn Ngài hơn là anh chị em, mẹ và vợ mình (Lc 14: 26) Ngài đã không nói “những người vợ”.

Quan niệm của Chúa Ki-tô về hôn nhân như là một vợ một chồng đã bổ sung cho sự tôn trọng lớn lao của Ngài đối với phụ nữ trong đó tục đa thê hướng dẫn phụ nữ một cách không thay đổi. Sự ủng hộ bổ sung đối với hôn nhân một vợ một chồng đối với các ki-tô hữu xuất phát từ thánh Phao-lô khi ngài quy định các giám mục (giám sát viên) của giáo hội phải là “người chồng của chỉ một vợ” (1 Tm 3: 1-2) Nên lưu ý rằng bất cứ khi nào hôn nhân hoặc cuộc sống hôn nhân được nhắc đến trong Tân ước, một vợ một chồng là hình thức duy nhất của hôn phối được khẳng định. Vì thế, khi Ki-tô giáo  mở rộng và có được ảnh hưởng, một vợ một chồng đã trở thành chuẩn mực hôn nhân trong tất cả các quốc gia nơi Giáo hội chiếm ưu thế. Chẳng hạn , khi Utah cố gắng trở thành một tiểu bang tại Hoa Kỳ vào những năm 1890, tín đồ Mormon, những người thống trị tiểu bang này, bị buộc phải đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả những cuộc hôn nhân đa thê trước khi tiểu bang được tiếp nhận vào Liên bang. Giá trị ki-tô giáo của điều tạo nên cuộc hôn nhân một lần nữa đã thấm vào luật thế tục, như nó đã có trước kia trong các xã hội phương Tây.

Như một kết quả của Chúa Giê-su Ki-tô và những giáo huấn của Ngài, phụ nữ trong nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt ở phương Tây, thừa hưởng nhiều đặc ân  và quyền lợi hơn ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử. Chỉ cần một chuyến đi nhanh đến một quốc gia Ả Rập hoặc một nước thuộc thế giới thứ ba, để nhìn thấy phụ nữ có được sự tự do ít ỏi như thế nào trong những quốc gia mà Ki-tô giáo chỉ là thiểu số hoặc không tồn tại. Ngày nay, những người ủng hộ nam nữ bình quyền quá khích, nhiều người trong số đó biểu lộ sự căm thù mãnh liệt đối với Ki-tô giáo, họ hình như không thừa nhận rằng không phải vì ảnh hưởng của Chúa Giê-su Ki-tô trên các tín đồ mà phụ nữ phương Tây có nhiều tự do hơn phụ nữ hồi giáo  hiện nay tại Trung Đông. Tự do thực sự có những  điều khôi hài của nó. Nó cho phép những kẻ thụ hưởng phủ nhận và khinh rẻ nguồn gốc sự tự do của họ, trong trường hợp này, đó chính là ảnh hưởng tốt đẹp của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống của phụ nữ.

 

NHỮNG GÓA PHỤ ĐƯỢC TÔN VINH, KHÔNG BỊ THIÊU SỐNG

Trong hàng trăm năm phong tục văn hóa của Ấn Độ gọi là suttee (hoặc sati), việc thiêu sống các góa phụ, là một phần  không thể thiếu của nền văn hóa thiên về đạo Hindu của Ấn Độ. Khi chồng của một phụ nữ từ trần, nàng, với tư cách là một người vợ tốt và có niềm tin, được mong đợi tự nguyện bước lên giàn hỏa thiêu của chồng và bị hỏa thiêu cùng với ông. Nếu từ chối, nàng thường bị đưa đến đó bằng vũ lực, ngay cả bởi con trai của nàng. Nếu như nàng xoay xở để tránh thiết chế ngoại đạo này, cuộc sống của nàng trong xã hội bị sụp đổ. Nàng bị cư xử như không phải con người – không vì nàng  lẩn tránh giàn hỏa thiêu, nhưng còn vì giữa những tín đồ Hindu Ấn độ, đời sống của một góa phụ bị coi thường về mặt văn hóa và tôn giáo. Một góa phụ chỉ có thể ăn một bữa mỗi ngày, chỉ thực hiện những công việc hèn hạ và mặc những trang phục lôi thôi nhất; không được ngủ trên một chiếc giường nữa; đầu nàng phải bị cạo nhẵn hàng tháng đến nỗi nàng khiến người khác không chú ý và những người đàn ông chung chạ bừa bãi không thèm muốn; các lễ nghi và đám cưới tôn giáo không dành cho nàng; nàng không thể được nhìn thấy bởi một phụ nữ mang bầu, bởi vì cú liếc mắt của nàng có thể mang lại một lời nguyền rủa . Giống như hậu quả của  tục lệ cô dâu trẻ tại Ấn Độ, một góa phụ thường bị hỏa thiêu trong khi nàng vẫn còn là một trẻ con ở độ tuổi từ năm đến mười lăm tuổi. Trong một số trường hợp, khi các góa phụ không bị thiêu sống, họ lại bị chôn sống cùng với các ông chồng của họ.

Không phải chỉ có Ấn độ ngoại đạo mới có tục lệ hỏa thiêu các góa phụ. Lịch sử cho biết rằng xưa kia các góa phụ cũng bị hỏa thiêu tại Scandinavia trong thời tiền ki-tô giáo, nơi người Trung Hoa, người Finn, và người Maori tại Tân Tây Lan và  bởi một số người Anh điêng Mỹ châu trước khi Kha luân bố đến.

Quan niệm Ki-tô giáo về các bà góa trong Tân ước thật khác xa và nhân đạo biết bao! Chúa Giê-su động lòng thương xót bà góa thành Naim, người có con trai được Chúa cho sống lại từ cõi chết (Lc 7: 11-15) Lần khác, Ngài khiển trách những người Pha-ri-siêu vì họ ăn chặn quyền lợi tài chính của các bà góa (Mc 12: 40) và Ngài đã khen ngợi một bà góa,  mặc dù nghèo đã dâng cúng hai đồng tiền trong đền thờ (Lc 21: 2-3). Viết thư cho Timôthê, thánh Phao-lô thôi thúc ông khuyên các Ki-tô hữu Êphêsô, nhất là các con cháu, phải kính trọng những bà mẹ góa bụa (I Tm 5: 3-4) Tương tự  như thế, thư thánh Gioan nhắc lại cho các ki-tô hữu, “Tôn giáo mà Thiên Chúa, Cha chúng ta, đón nhận như là thanh sạch và không mắc tội lỗi là như sau: chăm sóc …những bà góa trong cảnh khốn quẫn” (Ga 1: 27).

Sau kỷ nguyên Tân ước, mối quan tâm đối với các góa phụ trong Giáo hội vẫn tiếp tục. Vào đầu thế kỷ thứ hai, Ignatiô, giám mục Antiokia, đã viết thư cho Polycarp, “Không nên quên lãng các góa phụ. Sau Thiên Chúa, hãy là người bảo vệ và bạn bè của họ”. Sau này vào thế kỷ thứ tư, Constantine đại đế đã công nhận các bà góa một cách đặc biệt bằng việc ban  cho họ địa vị danh dự La Mã gọi là tagma, và sau nữa họ thường được Giáo hội chọn như là nữ trợ tế , nhất là ở phương Đông.

Xét đến sự tôn trọng của Ki-tô giáo đối với phụ nữ và mối quan tâm dành cho các bà góa, nhà cầm quyền Anh quốc năm 1829, dưới nền cai trị của quan Toàn quyền William Bentinck, đã đặt ra ngoài vòng pháp luật luật suttee. Khi lệnh cấm có hiệu lực, nhiều người “hét lên rằng nền tảng của xã hội Hindu sẽ bị lung lay nếu các góa phụ không bị thiêu sống’. Những người khác biện luận rằng lệnh cấm đã vi phạm Điều 25 của Hiến pháp Ấn độ trao cho dân chúng quyền tự do tôn giáo.  Nhưng người Anh đã không bị ngăn cản, vì trong năm 1856 các bà góa Ấn độ đã được thụ hưởng quyền nhân đạo khác, quyền tái giá.

Lệnh cấm hợp pháp suttee ngày nay vẫn còn hiệu lực, mặc dù nhiều sự vi phạm lệnh cấm vẫn diễn ra, nhất là trong giữa những năm 1800. Người ta thuật lại những ghi nhận trong những năm 1990 đã có những nổ lực bổ sung để làm sống lại tập tục; chẳng hạn như tại Rajasthan, Ấn Độ, đã có những đạo luật muốn “làm sống lại công khai và tôn vinh tập tục hỏa thiêu góa phụ của tục lệ sati”. Một số bà góa cũng bị hỏa thiêu trong những năm 1980, một trong số đó được thuật lại trong tạp chí Times vào năm 1987. Một góa phụ 18 tuổi trong một ngôi làng Ấn độ ở Deorala đã tự nguyện lên giàn hỏa; rồi giữ thủ cấp của chồng trong vạt áo, nàng yêu cầu được hỏa thiêu trên giàn hỏa. Một đám đông các phụ nữ khích lệ ủng hộ hành động hiến tế của nàng. Sau khi nàng bị hỏa thiêu, hàng ngàn phụ nữ đến nhận “lời chúc phúc” từ người góa phụ chết thiêu này, đối với họ nàng là một vị nữ thần. Dĩ nhiên những phụ nữ ủng hộ vẫn tin vào câu ngạn ngữ của đạo Hindu: “Nếu chồng nàng hạnh phúc, nàng sẽ hạnh phúc; nếu chàng buồn, nàng sẽ buồn; và nếu chàng chết, nàng cũng sẽ chết theo”.  Bài báo của tờ Time ghi nhận rằng việc xây dựng một ngôi đền đã được lên kế hoạch, những tín đồ nhiệt thành đã sẵn sàng tài trợ 160.000 đô để tôn vinh người góa phụ bị hỏa thiêu.

Trong ánh sáng của dòng điện, hầu như sự đẩy mạnh khắp thế giới của chủ nghĩa đa văn hóa biện luận rằng tất cả các nền văn minh và niềm tin  tôn giáo chủ yếu ngang nhau, ước  muốn và những nổ lực quay lại tục lệ ngoại giáo suttee của Ấn độ có thể có được xung động trong tương lai. Nếu điều này phải xảy ra một cùng một số tự do quan trọng mà phụ nữ Ấn đạt được một cách tương đối nhưng sống còn trong một thế kỷ rưỡi qua, phần lớn là nhờ niềm tin vào ảnh hưởng Ki-tô giáo, sự tự do đó sẽ bị đe dọa trầm trọng và thậm chí có lẽ sẽ bị đánh mất.

 

TỤC BÓ CHÂN CỦA NGƯỜI TÀU BỊ HỦY BỎ.

Trải dài phía đông Ấn độ là nước Trung Hoa, nơi mà các bé gái, thường vào lúc lên năm tuổi, đã có đôi chân bị bó lại, một tập tục đã tồn tại trong ít nhất một ngàn năm. Một dải băng bông dài vài inch (1 inch= 2.54cm) được cuốn lại thật chặt quanh hai bàn chân, buộc bốn ngón chân nhỏ hơn của mỗi bàn chân phía dưới và phía trên chống lại phần nhiều thịt của bàn chân. Trong thời gian đó, các ngón chân ngừng phát triển và gây kinh ngạc. Trong quá trình phát triển, gót chân ép xuống, đẩy mu bàn chân hướng ra ngoài, tất cả việc đó đã làm cho bàn chân  giống như một nắm tay nắm chặt lại. Ngón cái, theo Harrison Forman, được để cho tự do, nhưng nó bị cưỡng ép ở phần đầu của chiếc giày nhỏ. Tục bó chân thường xuyên gây ra sự nhiễm trùng nghiêm trọng, giống như một nhà thừa sai truyền giáo mô tả, “thịt thường trở nên thối rửa trong khi bó và những phần vứt bỏ khỏi bàn chân; đôi khi một hoặc hai ngón chân bị long ra.” Bệnh hoại thư khởi đầu thường xuyên dẫn đến việc cưa chân hoặc thậm chí cái chết.

Tại sao tục lệ tàn nhẫn này tồn tại? Chỉ có một câu trả lời: để làm vui lòng bọn đàn ông. Điều đó làm cho một phụ nữ, với bàn chân bị bó trong một hình cung, đi nhón chân và lắc lư một cách quyến rũ. Hơn nữa, một phụ nữ có bàn chân không thon nhỏ vì không bị bó thường bị “thất sủng và nàng không thể nào kiếm cho mình một người chồng đáng mong ước, “ theo nhà sử học của đại học Yale là Kenneth Scott Latourette, người đã từng phục vụ với tư cách là một nhà thừa sai xưa kia tại Trung Hoa cho biết. Những tập tục ác độc thường được đánh giá cao trong một số xã hội thậm chí bởi những người phải chịu đựng sự ác độc. Sự việc diễn ra như thế đối với tục lệ bó chân. Khi một số nhà thừa sai ki-tô giáo trong thế kỷ mười chín cố gắng bắt các cô gái không được bó chân, những bà mẹ Trung hoa của họ lại muốn bó chân chúng lại khi các nhà thừa sai vắng mặt. Những áp lực xã hội để làm cho tập tục văn hóa ác độc này thích hợp thật lớn lao, mọi thứ bị trả giá bằng những cô gái trẻ không được giúp đỡ.

Mặc dù tục bó chân tồn tại lâu dài, chính ảnh hưởng của Ki-tô giáo đã hướng dẫn nhà cầm quyền Trung Hoa phải đặt ra ngoài vòng pháp luật tập tục phi nhân tính này năm 1912. Lin Yutang đã nêu rõ rằng các nhà thừa sai Ki-tô giáo hướng dẫn cuộc thập chinh để loại bỏ tục bó chân. Khi những ki-tô hữu làm việc để xóa bỏ tập tục ác độc này, chính phủ Trung Hoa thường lên án các phụ nữ ki-tô hữu truyền giáo, những người đã can thiệp vào tục bó chân. Thậm chí sau khi tập tục này trở nên bất hợp pháp năm 1912, việc thực hành bị chần chừ ít nhất trong thập niên khác khi nhiều cô gái vẫn còn bó chân trong những năm 1920.

Ngày nay bàn chân của phụ nữ Trung Hoa không còn bị bó và bị cắt cụt nữa. Nhưng thế giới, kể cả những người Trung Hoa, không thể biết điều đó, nếu không có sự hiện diện của Ki-tô giáo, những cô gái Trung Hoa ngày nay có thể  vẫn còn có những bàn chân bị bó và  biến dạng . Như trong nhiều trường hợp khác, tự do và phẩm giá mà những phụ nữ thụ hưởng trong nhiều nước trên thế giới ngày nay là kết quả của những nổ lực dũng cảm của các ki-tô hãu, những người từng tí một đã làm cho đời sống trong một thế giới bị suy sụp trở nên nhân đạo hơn.

 

VIỆC CẮT BỎ ÂM VẬT BỊ CẤM CHỈ

Trong những năm gần đây, tập tục cắt bỏ âm vật phụ nữ trong nhiều nước Phi Châu được viết ra rất nhiều. Đến một cấp độ nào đó, nó cũng được thực thi tại Châu âu và ngay tại Mỹ châu bởi nhiều dân nhập cư Phi châu gần đây. Nhiều quốc gia như Canada, Pháp, Thụy Điển, Anh quốc và một số tiểu bang Mỹ gần đây đã đặt ra ngoài vòng Pháp luật tập tục này.

Việc cắt bỏ âm vật (thường được gọi một cách sai lạc là cắt bì phụ nữ) là một tập tục văn hóa lâu đời. Một nguồn tin mới đây cho biết rằng nó được thực hiện trong 26 quốc gia Châu Phi. Tùy thuộc vào quốc gia và vùng lãnh thổ, 5 trên 99 % các cô gái phải gánh chịu nghi thức dã man này. Việc cắt bỏ âm vật ít nhất cũng kéo theo sự loại bỏ âm vật của một thiếu nữ. Thường tiến trình cũng bao gồm việc lọa bỏ môi âm hộ bên trong và bên ngoài và đôi khi “hầu hết tất cả cơ quan sinh dục ngoài của cô gái cũng bị cắt bỏ và lớp thịt còn lại từ mép ngoài đều được khâu chung, và chân của cô gái bị bó chặt từ mắt cá nhân đến thắt lưng trong vài tuần trong khi mô sẹo đóng kín hầu như hoàn toàn âm hộ.”  Một vị y sĩ nói rằng ngay cả trong hình thức phẫu thuật nhẹ nhàng nhất của nó: là tương tự như việc cắt bỏ dương vật về phương diện giải phẫu họ.”

Hành vi nói chung buộc một cô gái phục tùng bằng cách trói buộc phần dưới của cô. Một tác giả ghi nhận rằng các quan sát viên Mỹ co rúm lại khi nhìn thấy phẫu thuật này trên video. Thường công việc được thực hiện bởi bố hoặc mẹ với lưỡi dao cạo. Thỉnh thoảng, nhất là tại Mỹ, các bà mẹ nhập cư muốn các cô con gái của họ phải chịu phẫu thuật vì họ tin việc đó sẽ làm cho chúng ít ham muốn quan hệ tình dục trong những năm tuổi dậy thì.

Tại sao các nước phương Tây đặt ra ngoài pháp luật tập tục tàn nhẫn này, khi mới đây họ đã thu nhận những người nhập cư từ Phi Châu, nơi việc cắt âm vật đang được phổ biến rộng rãi. Và vì sao tập tục này vẫn còn được thực hiện rộng rãi trong 26 nước Phi Châu? Câu trả lời tương đối đơn giản. Các quốc gia phương Tây, cho dù có chủ nghĩa trần tục phát triển vẫn còn giữ được những giá trị sung mãn của Ki-tô giáo, những giá trị này làm cho người dân văn minh lùi lại vì sợ một tập tục khủng khiếp. Mặt khác, trong nhiều quốc gia Phi Châu, nơi nào Ki-tô giáo là tôn giáo thiểu số, với ít hoặc không có ảnh hưởng, việc giải phẫu âm vật là một phần có thể chấp nhận và được thiết chế hóa của hệ thống văn hóa.

 

KẾT LUẬN

“Việc giáng sinh của Chúa Giê-su”, một nhà quan sát đã nói, “là một bước ngoặt trong lịch sử của phụ nữ.”  Một người khác đã ghi nhận, “Thiên Chúa chúng ta thực hiện bất cứ điều gì, Ngài đã vô cùng đề cao thân phận phụ nữ.” Không phải Đức Ki-tô và không phải các Ki-tô hữu thời sơ khai luôn luôn rao giảng một cuộc cách mạng công khai. Nói đúng hơn, chính tấm gương của Ngài mà các môn đệ Ngài đã phản ánh trong các mối quan hệ của các ngài đối với phụ nữ, đồng thời nâng cao phẩm giá, tự do và những quyền lợi của họ đến một mức độ mà không có bất cứ một nền văn hóa nào biết đến trước đó. Người ta chỉ cần nhớ lại xưa kia phụ nữ bị đối xử tồi tệ như thế nào bởi những người Hy Lạp, La Mã, Ấn độ và Trung hoa và bởi nhiều xã hội khác nơi mà ngoại giáo chiếm ưu thế. Trước khi Ki-tô giáo đến, thế kỷ này qua thế kỷ khác, không có bất cứ văn hóa ngoại giáo nào mang lại một chút ít tự do hoặc phẩm giá cho phụ nữ. Tóm lại,  nơi nào khác phụ nữ lại có nhiều tự do, cơ hội thuận tiện và giá trị nhân văn hơn trong những quốc gia đã từng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền luân lý Ki-tô giáo hay không?