Đức Phanxicô và Ma quỷ

Bài của Sandro Magister 

Nguồn:
 http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350517?eng=y

Ngài liên tục nhắc đến hắn. Ngài chiến đâu chống lại hắn không ngơi nghỉ. Ngài không tin ma quỷ chỉ là một huyền thoại, nhưng là một nhân vật có thật, là kẻ thù gian xảo nhất của Giáo Hội . Bài của Sandro Magister Nguồn : http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350517?eng=y

ROMA, ngày 13 tháng 5 năm 2013 – Trong các bài giảng huấn của Giáo hoàng Phanxicô , có một chủ đề được lập đi lập lại với một tần số đáng ngạc nhiên: Ma quỷ .

Đây là một tần số ngang ngửa với tần số của cùng chủ đề ấy trong Tân Ước. Tuy vậy, đây vẫn là một bất ngờ. Nếu không vì một lý do nào khác hơn thế mà Ngài liên tục nhắc đến ma quỷ , thì giáo hoàng Jorge Mario Bergoglio vẫn tách biệt ra khỏi chiều hướng giảng huấn đương thời trong Giáo Hội. Chiều hướng này thường giữ im lặng về ma quỷ hay giản lược nó bằng ẩn dụ.

Thật vậy, khuynh hướng càng ít nói về ma quỷ càng tốt đã trở thành phổ biến đến độ nó đã phủ bóng che lên trên chính các từ ngữ được giáo hoàng sử dụng. Quan điểm quần chúng, cả trong Công Giáo lẫn ngoài thế tục, đến nay, rất hờ hững với việc đức giáo hoàng nhấn mạnh đến ma quỷ, hay quá lắm chỉ là tò mò một cách rộng lượng .

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn. Đối với giáo hoàng Bergoglio, ma quỷ không phải là một huyền thoại, nhưng là một nhân vật có thực. Trong một bài giảng trong thánh lễ sáng tại nhà nguyện Domus Sanctae Marthae, ngài nói không những chỉ có một sự thù hận trong thế giới đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội, mà đứng sau cái tinh thần thế tục này là “tên thủ lĩnh thế gian này”

“Qua cái chết và cuộc sống lại, Chúa Giêsu đã chuộc lại chúng ta từ quyền lực thế gian, từ quyền lực ma quỷ, từ quyền lực của tên thủ lĩnh thế gian này. Do lai của sự thù hận là thế này: chúng ta đã được cứu chuộc, và tên thủ lĩnh thế gian này, vì không muốn chúng ta được cứu, đâm ra thù ghét chúng ta, và làm dấy lên cuộc bách hại kéo dài từ những ngày đầu thời Chúa Giêsu kéo dài mãi đến tận ngày nay.”

Ta phải chống lại ma quỷ – đức giáo hoàng nói – như Chúa Giêsu đã làm, Ngài đã “dùng Lời Thiên Chúa để đáp lại . Người ta không thể đối thoại với tên thủ lĩnh thế gian này. Giữa chúng ta, việc đối thoại là cần thiết. Đối thoại cần cho hoà bình, đây là thái độ chúng ta cần có giữa nhau để lắng nghe nhau, hiểu biết lẫn nhau. Và phải luôn luôn giữ cho có đối thoại. Đối thoại phát sinh từ bác ái, từ yêu thương. Nhưng tên thủ lĩnh thế gian này không thể đối thoại; chúng ta chỉ có thể đáp lại bằng Lời Thiên Chúa. Lời này bảo vệ chúng ta.”

Khi nói đến ma quỷ, đức Phanxicô chứng minh ngài hiểu rất thấu đáo nền tảng Kinh thánh và Thần học của phạm trù này.

Và chính để giúp hiểu rõ ý nghĩa nền tảng này, tờ “L’Osservatore Romano” trong số ra ngày 4 tháng Năm có đăng bài của thần học gia Inos Biffi, ôn lại sự hiện diện và vai trò của ma quỷ trong Cựu và Tân Ước cả trong những gì đã được mạc khải và tỏ hiện cũng như cả trong những gì vẫn còn thuộc “một tầm nhìn bao quát còn giấu kín” và trong một cách thức triệt để thuộc “những đường lối vô phương dò thấu” của Thiên Chúa.

Bài viết được đăng lại dưới đây, và kết luận với một lời phê bình về ý thức hệ hiện hành đang “tầm thường hóa” nhân vật ma quỷ.

Đức Bergoglio đang chống lại chính ý thức hệ này khi kêu gọi mọi người trở về với thực tế.

Xem báo L’ Osservatore Romano: > L’Osservatore Romano

__________

Tóm lược bài giảng của đức Phaxicô ngày 4 tháng Năm 2013:
> Quella persecuzione istigata dal principe del mondo

__________

Đọc thêm bài :
> The Unprecedented “Presumption” of Changing the World (11.4.2013)

Nguyễn Đức Khang