Đến Phêrô mà cũng gửi tiền ký thác ngân hàng

Mục tiêu của Toà Thánh trong lãnh vực tài chánh và tương lai của IOR, trong một bài nói chuyện của đức Giáo hoàng Phanxicô và trong báo cáo của Thẩm quyền Kiểm soát của Vatican. 

Bài của Sandro Magister

Nguồn:http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350525?eng=y

ROME, ngày 27 tháng Năm, 2013 – Trong vòng một tuần lễ, Giáo hoàng Phanxicô và Toà Thánh đã phát đi một tín hiệu mang hai ý nghĩa, trình bày nét đại cương về đường hướng các vị ấy sẽ theo đuổi trong lãnh vực tài chính.

Tín hiệu đầu tiên là bài nói chuyện của đức giáo hoàng ngỏ lời với bốn vị tân đại sứ vào ngày thứ Năm, ngày 16 tháng Năm. Sự kiện là bốn vị này đại diện cho bốn quốc gia mang tiếng một cách sai lầm, hay đúng đắn, là “thiên đường trốn thuế” : Lục Xâm Bảo, Antigua và Barbuda, đã giúp đức Jorge Mario Bergoglio có được thời cơ thuận lợi để lên tiếng tố cáo mạnh mẽ chống lại sự “độc tài vô hình” của việc đầu cơ tiền nong, mà ngài truy nguyên do lai đến tận cái “khủng hoảng nhân bản sâu xa” và trong từ ngài dùng cách xác định là sự “từ khước Thiên Chúa.”

Đọc nguyên bài tại đây :

“Your Excellencies…”

Tín hiệu thứ hai là bản báo cáo đầu tiên do Thẩm Quyền Thông Báo Tài Chánh, AIF, trình bày cho báo chí vào ngày thứ Tư kế tiếp, ngày 22 tháng Năm. Đây là một cơ quan Giám sát và Tình báo đức Biển Đức thành lập vào cuối năm 2010 nhằm mục đích buộc Toà Thánh hành xử đúng theo những tiêu chuẩn quốc tế hầu ngăn ngừa và chống lại việc rửa tiền bất hợp pháp và chu cấp tài chính cho khủng bố:

Đọc nguyên bài tại đây :

Conferenza stampa di presentazione del rapporto…

Bản báo cáo được cung cấp cho giới báo chí bằng tiếng Ý, và một bản dịch“chấp nhận được“ bằng tiếng Anh. Báo cáo này được bổ túc bằng nguyên văn ba tài liệu quan trọng sau đây :

– bản “Tự Sắc” của đức Biển Đức XVI từ ngày 30 tháng Mười Hai năm 2010,

– Tình trạng của AIF- Thẩm Quyền Thông Báo Tài Chánh.

– Về luật 127 chống rửa tiền, có hiệu lực từ ngày 30 tháng Mười Hai năm 2010, sửa đổi ngày 21 tháng Tư năm 2012, và sau đó được bổ túc vào ngày 14 tháng Mười Hai năm ngoái.

*

Khi trình bày bản báo cáo này cho báo chí, René Brülhart, 41tuổi , người Thụy sĩ, giữ chức phó Giám đốc cho Nhóm Egmont, một mạng lưới quốc tế của đơn vị Tình Báo Tài chính, được Vatican mời về điều hành AIF từ tháng Chín năm 2012, đã nhấn mạnh đến nỗ lực càng ngày càng tăng của Toà Thánh muốn được trong suốt về tài chính và nhấn mạnh đến cuộc tranh đấu của Toà Thánh chống lại những giao dịch tiền bạc bất chính.

Vào tháng Mười Hai tới đây – Brülhart cho biết – Toà Thánh sẽ trình bày trước cuộc họp của đại hội đồng Moneyval ( đây là Ủy Ban của Quốc Hội Âu Châu phụ trách việc lượng giá các quốc gia thành viên có tuân thủ khít khao những tiêu chuẩn do FATFđưa ra hay không. FATF là viết tắt của Financial Action Task Force of the International Monetary Fund – Lực Lượng Đặc Nhiệm về Tài chính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) một “báo cáo” thứ hai, sau báo cáo vào thánh Bảy năm 2012 đã kết thúc với cuộc bỏ phiếu đồng ý với 9 đề nghị trên 16 “đề nghị nòng cốt và cơ bản” Với hy vọng sẽ có được một lượng giá còn tốt đẹp hơn trước nữa.

Ông thêm rằng AIF đã bắt đầu tiến trình gia nhập Nhóm Egmont. Đây là tên đặt theo tên một khách sạn tại Bỉ nơi các Đơn Vị Tình Báo Tài chính của các nước gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1995.

Ông nêu lên danh sách những thoả thuận không có tính ràng buộc để trao đổi thông tin mà AIF đã quy định thành điều khoản với các cơ quan đối tác của nhiều quốc gia. Thoả thuận mới nhất vào ngày 7 tháng Năm, với Mạng Lưới Chế Tài Các Tội Ác Kinh Tế của nước Mỹ. Các thoả thuận trước kia ký với Bỉ, Tây Ban Nha, Slovenia, trong khi các thương thảo đang trong vòng tiến hành với chừng 20 quốc gia khác nữa.

Về khía cạnh này, cần phải ghi nhận rằng để kích thích những thoả thuận như thế, AIF không còn cần đến sự chuẩn nhận “nihil obstat” của quốc vụ khanh Toà Thánh Vatican, như đã từng được ấn định bởi văn bản thứ hai của điều luật 127. Vì lý do này mà việc chuẩn nhận như thế bị chỉ trích là một “bước thụt lùi” từ vị chủ tịch AIF, hồng y Attilio Nicora, từ ngài Ettore Gotti, chủ tịch của IOR vào thời điểm đó, và từ chính các kiểm soát viên của Moneyval – viết ra giấy trắng mực đen – “bước thụt lùi,” “làm yếu đi tính hiệu quả và độc lập” – trong bản nhận định kín đáo nhân một chuyến thăm viếng Vatican của họ vào tháng Tư năm 2012.

Hai điều khoản bổ sung được trở thành hiệu lực vào ngày 14 tháng Mười Hai vừa qua đã thật sự tái xác định được tính độc lập mà AIF cần có, theo như văn bản đầu tiên của luật 127 (*).

Chuyện giám sát Viện Công Tác Tôn Giáo, hay nhà “băng” Vatican, cũng được thực hiện cách độc lập. Đây là điều đa số các chỉ trích, từ bên trong cũng như từ bên ngoài Giáo Hội, đã nhắm vào. Và ai cũng mong mỏi có cho được tính độc lập này.

*

Hiện thời, Viện Công Tác Tôn Giáo, – nói cho ngay IOR không phải là một nhà băng , vì nó không cho ai mượn tiền – giữ một số tiền ký quỹ chừng 6 tỉ euro của chừng 33 ngàn tài khoản, phân nữa số tài khoản này do các giám mục và linh mục đứng tên, và mỗi năm họ đều chuyển tiền này cho đức giáo hoàng, và ngài dùng tiền này lo cho các công tác tôn giáo và bác ái.

Năm 2013, có thông báo cho biết IOR có trang web riêng, trên đó lần đầu tiên xuất hiện bảng báo cáo tài chính chi thu có xác minh của viện.

Nói chung, tiểu sử của viện không phải là hoàn hảo. Vào năm 2012 Thẩm Quyền Thông Báo Tài Chánh, AIF, đã tìm ra được 6 vụ giao dịch đáng ngờ tại Vatican, trong số đó – theo Brülhart – có một vài vụ có thể truy nguyên đến tận gốc là IOR . Và hai trong sáu vụ này đã được trình lên cho viên chưởng lý của Toà án Giáo Hội thụ lý để điều tra thêm về tình trạng hợp luật của chúng.

Các vụ điều tra khác đều do các toà án của Ý thụ lý. Vì lý do này Brülhart đã cho biết rằng đang có sự “duyệt xét tỉ mỉ” mọi tài khoản giao dịch với IOR, để kiểm tra hoạt động đều đặn của chúng và “trong một vài tháng tới, chúng tôi sẽ có kết quả.”

Brülhart minh định là việc AIF giám sát các tài khoản giao dịch với IOR không có hạn định thời gian, và có thể thể truy tầm về tận các năm trong quá khứ. Điều này lại đưa đến một ý kiến bài bác khác , từ phía giám đốc của IOR, ngài Paolo Cipriani, cho rằng AIF không thể gom góp và chia sẻ thông tin về những gì xảy ra tại IOR trước thời điểm luật 127 có hiệu lực, tức là vào đầu năm 2011

Các lý chứng ủng hộ cho ý kiến này được Michele Briamonte đưa ra vào mùa đông năm ngoái. Michele là một luật sư trẻ và năng nổ của Văn phòng Luật Grande Stevens tại Turin. Lúc ấy ông là người bào chữa cho Cipriani và cố vấn của ông này tại IOR.

Nhưng bây giờ Briamonte đang bị Toà án Ý điều tra về nhiều tội danh, bao gồm việc chuyển tiền bất hợp pháp trong các trương mục của IOR. Tháng Hai vừa rồi, ông khôn khéo tránh được sự kiểm soát do Đơn vị Điều tra Tội phạm Kinh tế tại phi trường Ciampino ở Roma bằng cách trưng ra hộ chiếu Vatican. Ông đáp xuống phi trường này từ một chiếc máy bay tư nhân cùng với giám mục Roberto Lucchini, thư ký riêng của hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone.

Brülhart không bàn về tương lai của IOR. Trong những cuộc họp trước cuộc Mật Nghị bầu giáo hoàng, vài vị hồng y đã nêu lên giả thiết đóng cửa nó. Nhưng quyết định này đã bị loại hẳn, do ý kiến của vị thay thế quốc vụ khanh Angelo Becciu, trong cuộc phỏng vấn ngài thực hiện vào ngày 30 tháng Tư, dưới sự hướng dẫn minh nhiên của đức giáo hoàng.

Người ta thấy rõ là, bất cứ lúc nào thì lúc, để sống còn, viện IOR này không những phải dọn dẹp các trương mục cho sạch sẽ mà còn phải được thay đổi tận căn. Vì viện này không có dấu hiệu gì gọi là khoẻ mạnh. Viện quản trị các trương mục cách tồi tệ, dịch vụ cho khách hàng lại chẳng bao nhiêu, mà phân lời của viện dành cho khách hàng trung bình rất là khiêm tốn, đâu chừng 1.5 phần trăm, thua hẳn các nhà băng đang cạnh tranh với mình và đang lấy mất dần khách của mình.

Một trong những nhà băng này đã chú tâm gắn bó phục vụ cho thế giới không nhằm lợi tức trong giới giáo dân vào giáo sĩ, nhà băng Prossima của tập đoàn Intesa San Paolo. đã mở môt chi nhánh lộ liễu ngay trước bờ tường Vatican. Gần như là họ chuẩn bị để bước vào trong, thay chỗ IOR.

Có sự kiện là tuy trong quá khứ các dòng tu trên khắp thế giới đã ký thác có đến 80 phần trăm tài sản mình với IOR, ngày nay tiền họ ký thác vào đây ít hơn một phần năm tài sản mình. Chỉ có các nhà dòng nữ mới vì nặng phần tình cảm mà gắn bó với “nhà băng của đức giáo hoàng.” Các địa phận lớn và các dòng Nam đến nay đã chuyển tài sản mình sang các trương mục ở nơi khác rồi .

Mới đây IOR đã chuyển cho đức giáo hoàng 50 triệu euro để ngài sử dụng, gọi là tiền lời từ năm trước. Nhưng thực ra viện đã trích số tiền ấy từ vốn của mình.

———————————

Trong cuộc họp báo này 23 tháng Năm, Brülhart cũng nói rằng ông đã bắt đầu “một cuộc đối thoại xây dựng với ngân hàng Ý” sau việc này, vào đầu năm 2013, ông đã ngăn cản mọi cuộc thanh toán trong khuôn viên Vatican dùng thẻ tiền nợ và thẻ tín dụng điện tử trong nhiều ngày , khiến cho khách du lịch gặp rất nhiều bất tiện.

Brülhart cho biết thêm: “Chúng tôi đã thiết lập được việc đối thoại, và trong tương lai gần việc đối thoại sẽ trở thành chính thức.” Dù rằng “ngân hàng Ý không có quyền tài phán gì trên thị quốc Vatican hay trên IOR.” 

——————————–

Trong cuốn Niên giám Giáo Hoàng năm 2013 mới phân phối mấy ngày gần đây, biểu đồ minh họa tổ chức của Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chính cho thấy chủ tịch là Hồng y Attilio Nicora, giám đốc là René Brülhart, và các thành viên Ban Quản trị là Claudio Bianchi, Marcello Condemi, Giuseppe Dalla Torre, Francesco De Pasquale, Cesare Testa.

Hai trong số các vị này, Condemi và De Pasquale, đều đến từ ngân hàng Ý. Họ chính là tác giả phác thảo luật 127 của Vatican chống lại việc rửa tiền, với sự chấp thuận ngấm ngầm của Hồng y Nicora và của vị giám đốc IOR lúc ấy là Ettore Gotti Tedeschi. Sau này có một luật được xét lại theo chỉ thị của quốc vụ khanh, mà không có sự cộng tác của họ và bất chấp những chống đối kiên trì của Nicora và Gotti Tedeschi.

Vào tháng Chín năm 2012, Brülhart lên thay De Pasquale làm chủ tịch AIF .

Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng Năm, Brülhart cho biết rằng AIF có bẩy nhân viên phục vụ, hai vị được liệt kê trong cuốn Niên Giám: Cha Paolo Scevola, thư ký của chủ tịch và Tommaso Di Ruzza, giám đốc. Ông này cưới một trong những ái nữ của cựu thống đốc ngân hàng Ý, Antonio Fazio.

—————————–

Ngày 14 tháng Năm là ngày làm việc đầu tiên của tân chủ tịch IOR, ông Ernst von Freyberg, người Đức, được chỉ định vào ngày 15 tháng Hai.

Trong lần gặp gỡ đầu tiên với các nhân viên của viện – theo như đài phát thanh Vatican thuật lại – Freyberg tuyên bố bắt đầu vào năm 2013 sẽ công bố bản báo cáo hàng năm về hoạt động của viện và sẽ cầu viện đến chứng thư của một tân công ty .

Theo hợp đồng, Freyberg sẽ có mặt tại văn phòng IOR ba ngày một tuần, giống như Ettore Gotti Tedeschi, người tiềm nhiệm của ông .

—————————

Ghi Chú (*) 

Luật 127

Luật 127 của Vatican về việc chống lại chuyện rửa tiền đã được phác thảo vào cuối năm 2010 và được áp dụng thành luật vào tháng Tư năm ngoái. Được phác thảo vội vã cho kịp những bổ túc của Hội Nghị Tiền tệ EU năm 2009 . Đây là một thời điểm khó khăn cho IOR, lúc đó đang có €23 triệu Euro bị các quan toà Ý “đóng băng”, vì số tiền này không thoả mãn những luật lệ chống việc rửa tiền. Mới đây văn bản luật này được duyệt xét lại rất kỹ, và vào ngày 25 tháng Giêng , nghị định số 149 được Vị Chủ Tịch Quản Trị của Vatican chấp thuận. Đó là hồng Y Joseph Bertello mới được chỉ định. Và các phần tu chính có hiệu lực ngay lập tức .

Đọc Thêm :

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/citta-del-vaticano-vatican-city-ior-12759/

Nguyễn Đức Khang