Alter Christus (Nguyễn Văn Độ)

ALTER CHRISTUS

 

M ấy hôm nay được đọc một số ý kiến của AE về khía cạnh nhân bản của LM,

Nhân ngày cuối tuần, xin phép góp thêm vài ý kiến cá nhân – hoàn toàn cá nhân nên chắc chắn chủ quan và thiếu sót. Chủ ̣đích của tôi khi đưa thêm vài ý mọn này là hy vọng giúp nhau tìm ra một giải đáp nào đó khả dĩ chấp nhận được, hơn là để bỏ ngỏ vấn đề sau khi nó đã được nêu ra, vô tình có thể làm cho khía cạnh tiêu cực chiếm chỗ.

Thánh thể và chức LM là hai món quà vô giá mà TC trao ban cho nhân loại. Giáo hội cũng như mỗi tín hữu qua mọi thời luôn ước ao có được những LM thánh thiện, cần chất lượng hơn số lượng, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Thiên chức đó lại được đặt trong những con người yếu hèn như mọi con người khác, trong những “bình sành” (2 Cor 4,9). Khả năng, xu hướng, tính tình…Chúa ban cho mỗi người khác nhau, các LM cũng thế. Bổn phận của tín hữu là luôn cầu nguyện, giúp đỡ cho các LM sộ́ng thánh thiện và trung thành. Nhờ đó cộng đoàn tín hữu được hưởng nhờ không những qua tác vụ của LM mà còn qua “con người” của LM, mà chúng ta thường gọi là khía cạnh “nhân bản”. Chắc chắn nhiều Lm có thiếu sót, kém cỏi trong khía cạnh này, hiện rõ trong giao tiệ́p và điều hành, cai quản…Thực tế này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vội vã, bất cập trong lựa chọn và đào tạo, vì áp lực của nhu cầu và thời thế. Hoặc phát sinh về sau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan (như có người nói: do giáo dân làm cho LM suy thoái). Đó là sự thật không thể chối cãi. Với ơn Chúa và nỗ lực của mỗi người, chúng ta chỉ có thể cải thiện ngày một hơn chứ không thể nào tuyệt đối hoá được. Nhưng không phải vì thế mà ta đành chấp nhận cái sai, cái xấu. Chúa đã nói:” Thà……còn hơn” (Mc 9,42). Và như AE nói rất chí lý: Trong giáo dân hiện nay có nhiều người giỏi. Cần đặt đúng “vị trí và vai trò”. Nếu LM và người giáo dân “vượt rào” thì sai lầm ngay. Ngày nay, LM không còn là “thầy Cả” nữa, nghĩa là làm gì, nói gì cũng đúng trước mặt giáo dân như thế kỷ trước. Có vị LM thích xây dựng không qua trường lớp nào cả, bị lớp trẻ chê là: cái nhà đó giống cái hộp, đã buồn “bỏ ăn” mấy ngày!!!

Là một tín hữu, đôi khi chúng ta cũng phải tự hỏi mình: Tôi không làm cho ai biết Chúa được, nhưng liệu tôi có làm gì cho người ta xa lánh Chúa không? LM cũng phải tự hỏi thế. Vị LM dù yếu hèn, kém cỏi đến đâu (Cha thánh Jean Vianney, cha sở họ Arx học dốt không ai bằng) thì ơn Chúa vẫn đổ tràn qua tác vụ (Ministry) của các ngài. Sau này nơi tòa phán xét chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho ông cha xứ của con quá kém hoặc thiếu nhân bản được. Người giáo dân VN ta có điểm yếu so với giáo dân nhiều nước khác chỗ này: Giữ đạo dựa vào LM nhiều quá, thành ra cha sở đạo đức, hoạt động năng nổ, tính tình dễ thương thì mọi người hăng hái đi lễ và tham gia tích cực. Trái lại thì buồn chán, bất mãn “trùm mềm” cho rồi. Còn nếu LM có điều gì xấu xa to lớn thì có thể có người bỏ đạo! Còn giáo xứ nào may mắn có được cha sở ngon lành thì muốn giữ khư khư, xin xỏ ĐGM cho ngài ở lại, không được thì khóc như mưa. Tất cả những biểu hiện này là rất “có tính người” hoặc “rất nhân bản” nhưng về lâu về dài, giáo dân VN cần trưởng thành hơn. Giáo dân đặt nặng vấn đề so sánh LM cựu và tân, cũng làm cho các Lm gặp nhiều khó khăn khi khởi sứ mục vụ. Xin được nhắc lại lời dạy của một ĐGM quá cố trả lời cho một Ban hành giáo  tới xin ngài cho cha sở ở lại: “Cha sở của chúng con khá thì chúng con nên chia sẻ cho giáo xứ khác với”. Có LM và giáo dân xứ nọ phàn nàn với Đức cha phó Phêrô của chúng ta về một LM kia, cũng là “kém nhân bản”. Ngài suy nghĩ rồi trả lời: ” Cha sẽ sắp xếp thuyên chuyển ngài và giáo dân sẽ giáo dục được ngài”. Thoạt mới nghe, ai cũng ngao ngán, thế mà cuối cùng Đức cha chí lý: Bởi vì khi về giáo xứ mới, cha sở đứng trước một di sản (Legacy) to lớn, tốt đẹp do cha sở cũ để lạí, nên cha mới phải quyết tâm để hơn hoặc bằng cha sở cũ. Đức tin của tín hửu phải tiến tới chỗ trưởng thành hơn, để khi gặp phải một LM không vừa ý, thậm chí có gương xấu, thì đức tin vẫn đứng vững. Hoặc nói như một vị GM Hoa Kỳ (quên tên) khuyên tín hữu đừng “Tự Sát Đức tin” (Suicide of Faith) trước cơn giông bão của Sex abuse Scandal làm u ám cả Giáo hội, và 8 Giáo phận Hoa Kỳ khai Bankruptcy.

Giáo hội và các giáo phận trên toàn cầu, cách riêng là các ĐGM luôn luôn thao thức và dành nỗ lực cao nhất cho việc đào tạo và bồi dưỡng cho hàng LM, kể cả việc quan trọng: Đào tạo các nhà đào tạo. Bởi vậy khi giáo dân đề nghị GM cho LM này LM kia học lại… thì thiết nghĩ hơi quá, cho dù có dân chủ biết mấy. Hồi còn ở ĐCV, chúng tôi vẫn nói đùa với nhau khi có thầy nào tài giỏi về khả năng nào đó và làm được một chuyện tốt đẹp:”Khó gì đâu, chỉ có làm cụ mới khó”.

Ngẫm lại thấy quá đúng: “Đỗ cụ không khó, sống đời LM cho hạnh phúc, thánh thiện tới mãn đời mới khó. Gặp một LM hạnh phúc ta biết ơn Chúa dồi dào lắm, còn cau có bực bội là có chuyện chẳng lành. Cái khó cho “con người” LM là phải làm một chuyện giống nhau hằng ngày mà không nhàm chán: chẳng hạn: dâng Thánh lễ, kinh nguyện, mục vụ….ĐHY Phanxicô kể rằng: có vị tân LM nói với ngài “con dâng Thánh lễ mở tay mà khi Truyền phép hai tay con run quá”. Ngài đáp: Năm năm nữa mà con còn run thì phúc cho con lắm lắm”. Cũng như, ta chỉ đánh giá được một cuộc hôn nhân sau khi cưới 5 năm vậy. Có một LM défroqué tâm sự rằng: “Khi còn coi xứ, chán nhất là làm lễ ngày thường chỉ leo ngheo mấy ông bà già sắp về với Chúa”. Thế mà sau khi rời bỏ chức vụ, ngài cho biết: “Mỗi sáng khi nghe tiếng chuông nhà thờ là tôi đau khổ nhất”. Con người là thế đó. Hãy cầu nguyện cho các LM cũng như cho mọi cặp vợ chồng. LM đúng là người “đi trên giây”, phải giữ thăng bằng, và không thể làm được nếu không có ơn Chúa..Tin vào bản thân là té ngã ngay.

Thiết nghĩ, Chúa Giêsu chắc cũng bị than phiền về các tông đồ của Ngài không thua các ĐGM của chúng ta  ngày nay: Vì trong nhóm nhỏ đó có anh Giuđa, hai con ông Giêbêđê tham chức tước, ông nào cũng muốn làm lớn, và ông Phêrô run sợ trước đứa tớ gái của Philatô… Nhưng Mầu nhiệmTử nạn Phục sinh và  Chúa Thánh thần đã biến đổi tất cả.

Anh em “Taru” ch́úng ta, kẻ ít người nhiều được đào tạo trên con đường ấy, ngoài việc cầu nguyện cho các LM, nếu ch́úng ta đem chút vốn liếng của mình giúp cho việc Nhà Chúa thì quý hóa lắm. Ngoài ra, ch́úng ta có thể giúp gia đình và người chung quanh ta, trong giáo xứ… hiểu rõ những gì phải trông đợi và không nhất thiết phải trông đợi nơi các LM. Không làm “bối rối” những tâm hồn đơn sơ, chẳng hạn không nói với bất kỳ ai những điều dù là rất đúng, mà theo khôn ngoan, nên nói chỗ khác và với người khác. Trong chúng ta có những AE ở trong Nhà Chúa lâu ngày tất nhiên còn biết nhiều hơn, cả tốt cả xấu. Nhưng “con người” muôn đời là thế, còn GH là thánh thiện. Ngoài ra, tuỳ mối dây liên hệ, nếu anh em chúng ta trở nên người bạn “tri kỷ” của một LM thì rất quý, vì LM nhiều khi rất cô đơn, nhât là khi gặp khủng hoảng, thử thách́ cần một chỗ dựa tinh thần. Và xét về mặt “nhân bản”,lại nhân bản nữa!  Vị LM đó còn “non nớt” và rất cần bàn tay nâng đỡ của chúng ta, như một người bạn hay một người anh thực sự.

Xin lỗi hơi dài dòng cuối tuần. Cám ơn AE đã chịu khó đọc. Nếu có điều gì không “thuận nhĩ” xin AE bỏ qua. Thật lòng cùng AE: Trước và sau khi gửi bài này tôi vẫn còn run run. Nếu cần “ném đá” xin thương tình lượm mấy cục nho nhỏ.

Kinh chúc AE và GĐ vạn an.

****NVĐộ 61