THA THỨ CHO NHAU.

THA THỨ CHO NHAU.
Trong cuộc sống, con người ta dễ nhận ra lỗi lầm
của người khác hơn là lỗi lầm của chính mình. Cho nên
người ta thường dùng hình ảnh một người mang hai cái
giỏ, một cái trước ngực và một cái sau lưng: cái trước
ngực chứa lỗi lầm của người khác và cái giỏ này rất đầy;
cái sau lưng chứa lỗi lầm của chính mình và cái giỏ này
trống trơn.
Có những người trong quá khứ cuộc sống của họ
đầy lỗi lầm nhưng sau đó họ đã vươn lên sống một cuộc
sống tốt hơn. Ấy vậy, khi người đó được đề cử vào chức
vụ này chức vụ nọ thì bị dư luận xầm xì, tiếng ra, tiếng
vào: “Thằng ấy (con ấy) trước đây có đẹp đẽ gì đâu!”
Trong một lớp học, thầy giáo cầm một tấm vải
trắng rất to, trong đó chỉ có một vết mực rất nhỏ, đưa lên
cho cả lớp xem và thầy giáo hỏi !
– Các em có thấy gì không?
Cả lớp nhao nhao trả lời!
– Thưa thầy có ạ! Một vết mực.
Thầy giáo nói:
– Tại sao cả một tấm vải trắng các em không nhận
thấy mà chỉ nhận thấy vết mực thôi. Tôi cho mỗi em một
trứng hột vịt (điểm không) để nhớ đời!
Tục ngữ có câu: “Dễ lòa yếm thắm, khó lòa trôn
kim”. Vâng, yếm thắm rất dễ bị lòa chứ trôn kim thì

Dấu chân Sao Biển

280
chẳng ai lòa cả ! Đối với những người lầm lỗi chúng ta
hãy tạo cơ hội để họ vươn lên có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong kinh thánh của Thiên Chúa giáo có mẫu chuyện
“Đức Giêsu và người phụ nữ phạm tội ngoại tình”: Một
hôm có đám đông người Do Thái dẫn đến trước mặt Đức
Giêsu một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại
tình. Đám đông thưa với Đức Giêsu: Chiếu theo luật Môi
Sen, thì người phụ nữ phạm tội ngoại tình này sẽ bị ném
đá. Còn ý kiến Thầy như thế nào?
Đức Giêsu không nói, không rằng, cúi xuống lấy
ngón tay viết lên đất điều gì không biết. Thấy lâu quá, họ
giục Đức Giêsu trả lời. Đức Giêsu ngước lên và nói: Ai
trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi và
Đức Giêsu tiếp tục cúi xuống dùng ngón tay viết lên mặt
đất. Sau khi nghe vậy đám đông nhìn nhau và lặng lẽ từ
từ rút lui, trước tiên là người lớn tuổi kế đến là người ít
tuổi (chắc là người lớn tuổi thấy mình sống lâu tội nhiều
nên mới rút lui trước ?). Đến khi Chúa Giêsu ngước lên
thấy chỉ còn người phụ nữ mà thôi. Đức Giêsu hỏi người
phụ nữ: Những người đòi ném đá chị đâu cả rồi? Chị ta
thưa: Họ rút lui hết cả rồi! Đức Giêsu nói: Phần tôi, đã
không kết án chị, chị hãy ra về và đừng phạm tội nữa.
Một người đang chới với giữa dòng nước, ta hãy
cho họ một phương tiện để cứu vớt họ. Blaise Pascal
(1623 – 1662) đã để lại một câu bất hủ: “Con người
không phải là thiên thần cũng không phải là thú vật.
Khốn thay ai muốn làm thiên thần thì lại làm thú vật”.
Con người ở giữa hai thái cực đó: thiên thần và
thú vật. Chúng ta không phải là thiên thần, vì ai trong
chúng ta cũng tự cảm thấy có nhiều lầm lỗi, khuyết điểm,
tật xấu. Chúng ta cũng không là thú vật sống theo bản
năng thú tính. Chúng ta là con người sống theo lý trí,

trọng lẽ phải, quý tình người. Tận đáy tâm hồn, ai trong
chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào – cũng muốn
vươn lên để sống một cuộc đời đáng sống, có ý nghĩa,
hạnh phúc an vui trong vòng tay của gia đình, bạn bè.
Nếu ta không là thiên thần thì tại sao lại đòi buộc
người khác phải là thiên thần? Bạn và tôi, chúng ta chỉ là
con người với tất cả những tính tốt và nết xâu, những ưu
khuyết điểm, những hạn chế của thân phận con người.
Suy cho cùng những nghịch lý trên đây là do lòng tự ái
quá cao, không đúng chỗ. Nó chính là nguyên nhân của
hận thù, báo oán. Nó chính là lý do của những ai thiếu
giáo dục, thích xài luật rừng. Chỉ có con người có giáo
dục mới biết nhịn nhục, chấp nhận và tha thứ cho nhau.
Một tâm hồn an vui, thanh thản là phần thưởng cho
những ai sau khi biết tha thứ cho người khác.
Trao ban tiền của, trao ban thời giờ, trao ban
chính mạng sống mình là điều dễ làm hơn là trao ban
lòng tha thứ. Nhiều người không thể hiểu được sự tha
thứ: Tha thứ chính là tuyệt đỉnh của tình người, bởi vì tha
thứ là yêu chính người đã mang lại cho ta những hoài
niệm cay đắng của giận ghét, hận thù. Tha thứ là điều khó
thực hiện nhất nhưng cũng cao cả nhất, đòi buộc ta phải
quên mình, dẹp lòng tự ái, để sống cho người khác.
Còn những người đã mắc phải lầm lỗi hãy cố
gắng vươn lên, đừng mặc cảm với quá khứ của mình. Câu
chuyện “Người ăn cắp cừu” là một bài học quý giá cho
những ai mắc lầm lỗi:
Tại một vùng quê bên Mỹ, vào thời kỳ lập quốc.
Có hai anh em nhà kia bị bắt quả tang đang ăn cắp cừu.
Dân trong làng đã mở tòa án nhân dân để trừng phạt.

Sau khi nghị án, mọi người đồng thanh cho khắc
trên trán tội nhân hai chữ viết tắt S.T. có nghĩa là “người
ăn cắp cừu”.
Một trong hai người ăn trộm không chịu nổi sự sỉ
nhục đã trốn sang một vùng đất khác để chôn chặt dĩ
vãng của mình. Nhưng anh không thể xóa nhòa được hai
chữ viết tắt trên trán của mình. Bất cứ một người lạ mắt
nào cũng đều tra hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ ấy. Lại
một lần nữa, không chịu nỗi sự nhục nhã, anh đã rời bỏ
nơi cư ngụ mới để tiếp tục lang thang và cuối cùng mòn
mỏi trong cay đắng, anh đã bỏ mình nơi đất khách quê
người.
Nếu người anh của mình đã bị sự nhục nhã gậm
nhấm đến độ phải trốn suốt cả cuộc đời, thì người em lại
tự nói với mình: “Tôi không thể trốn chỉ vì ăn cắp mấy
con cừu. Tôi phải ở lại đây và tôi phải tạo lại sự tin cẩn
nơi những người xung quanh và nơi chính tôi”.
Với quyết tâm đó, anh đã ở lại trong xứ sở của
mình. Và không mấy chốc, anh đã xây dựng được cho
mình một sự nghiệp cũng như danh thơm của một người
thanh liêm, chính trực.
Nhưng cho dù năm tháng có qua đi, hai chữ S.T
vẫn còn ghi đậm trên vầng trán của anh ta… Ngày kia có
người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa của hai
chữ viết tắc ấy. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi
không nhớ rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ
nhìn vào cuộc sống của người đó, tôi nghĩ rằng hai chữ ấy
có nghĩa là Thánh Thiện”.

Người xưa có câu: “nhứt thanh phá cửu trọc”. Có
nghĩa là trước đây anh lầm lỗi gì đi nữa nhưng cuối cùng
anh sống phục thiện thì chính sự phục thiện ấy khỏa lắp
đi những lầm lỗi trước đó. Và ngược lại cũng có câu:
“nhứt trọc phá cửu thanh”. Có nghĩa là trước kia anh làm
nhiều điều tốt lành, nhưng cuối cùng anh sa vào đường
lầm lỗi, thì chính điều lầm lỗi sẽ hoen ố những điều tốt
lành trước kia.
Để con người chúng ta mỗi ngày tách rời xa “thú
vật” và càng ngày càng gần đến với “thiên thần”, chúng ta
phải làm điều thiện. Nhưng để làm điều thiện không phải
dễ vì “Tùng thiện như đăng, tùng ác như băng”.
Nghĩa là: “Đường thiện lên dốc khó trèo
Đường tà xuôi dốc xuống đèo thuận chân”
Để là được điều thiện chúng ta phải khởi đầu từ
điều thiện nhỏ và tránh làm điều ác cho dù điều ác ấy nhỏ
đi cách mấy cũng không được làm. Chúng ta phải nhớ lời
của Lưu Bị:
“Vật dĩ thiện tiểu nhi bất
Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”
(Đừng có cho rằng việc thiện nhỏ mà không làm – Đừng có
cho rằng việc ác nhỏ mà cứ làm!)
Trong Thông điệp Hòa bình Thế giới 2005 Giáo Hoàng
Gioan-Phaolo II viết: “Vượt thắng điều ác bằng điều thiện.

Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện và chúng

ta cùng tha thứ cho nhau lỗi lầm, cùng giúp nhau vươn lên
cuộc sống thánh thiện, đạo đức thì thiên đường chính là nơi
chúng ta đang cùng nhau chung sống.


Nguyễn Văn Nghệ 74