Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia

VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG QUỐC GIA.

 

Đức Mẹ Vô Nhiễm (Wash. D.C.)
(Basilica of the national shrine of The immaculate conception)
Những ngày đầu tháng 9/2010, tôi được người bạn CSB 72 mời
đến thăm thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ trong một tuần. May
mắn cho tôi tuần lễ này rơi đúng vào dịp lễ Labor Day của Hoa
Kỳ, nên du khách gồm đủ mọi sắc dân, mọi quốc tịch đến thăm
viếng thủ đô rất đông.Không khí tại đây thật tưng bừng náo nhiệt
dưới bầu trời nắng ấm của thủ đô cường quốc số một về quân sự
và kinh tế trên thế giới này, điều gây ấn tượng đối với tôi nhất đó là
những đài tưởng niệm, những viện bảo tàng, những công trình kiến
trúc đồ sộ, cổ kính và hiện đại cùng chen vai sát cánh tại đây. Một
trong số những công trình kiến trúc đồ sộ nỗi bật nhất ở đây, đó là
Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm.(Basilica
of the national Shrine of The Immaculate Conception). Trong ngôi
thánh đường này có bàn thờ tôn kính Đức Mẹ La Vang của quê
hương Việt Nam chúng ta. Thân mời các bạn hãy cùng chúng tôi
vào thăm ngôi thánh đường này.
Với tính cách là Thánh Đường bổn mạng của quốc gia Hoa Kỳ,
Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm là nơi
cầu nguyện và hành hương, rao giảng Tin Mừng và hòa giải cho
hàng triệu tín đồ Công Giáo mỗi năm. Đây là nhà thờ Công giáo
La Mã lớn nhất tại Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Đây cũng là một trong
mười ngôi nhà thờ lớn nhất thế giới. Vương Cung Thánh Đường
này đã được cung hiến vào tháng 11 năm 1959.
Vương Cung Thánh Đường này được xây dựng trên một ngọn đồi
thấp, và gồm hai Thánh Đường rộng lớn đồ sộ nằm chồng lên nhau
với hơn 70 nhà nguyện lớn nhỏ. Không có bất cứ Vương Cung
Thánh Đường mô phỏng hoặc sao chép nào khác như thế trên thế
giới. Lối kiến trúc của nó là sự phối hợp của phong cách kiến trúc
Rôman và Byzantin. Điểm đặc biệt của kiến trúc Rôman là việc
xây dựng đều hoàn toàn bằng đá, gạch, ngói và hồ vữa. Không có
xà rầm, sườn nhà hoặc cây cột nào bằng thép. Kiến trúc Rôman
còn được xác định bằng kích thước đồ sộ bề thế, tường dày, mái
vòm, cột chống, mái vòm nhọn, tháp chuông và hành lang bên

trong và bên ngoài có trang trí. Hình dáng bên ngoài của phong
cách kiến trúc này hoàn toàn đơn giản.
Nét độc đáo của kiến trúc Byzantin là mái vòm. Mái vòm tròn hoặc
ellip được đặt bên trên một phòng hình vuông hoặc hình chữ nhật
nhờ những vòm tam giác trung gian. Phần Thánh Đường bên trên
(Upper Church) hãnh diện với những tranh ghép lạ lùng và những
cửa sổ lắp kính màu nhiều mặt và những nhà nguyện lớn nhỏ
(chapel, oratory) dâng kinh Đức Mẹ và các thánh nằm dựa vào các
bức tường bao quanh Thánh Đường. Phần Thánh Đường dưới mặt
đất (Crypt Church) nhỏ và tối hơn nhưng cũng có nhiều nhà
nguyện lớn nhỏ kính Đức Mẹ và các thánh không thua gì Thánh
Đường bên trên. Crypt Church cũng không kém phần ấn tượng về
bối cảnh cũng như trang trí. Hơn 70 nhà nguyện lớn nhỏ dọc theo
vách tường của Thánh Đường Trên và Dưới là bộ sưu tập lớn về
nghệ thuật đương đại của Giáo Hội Công Giáo trên trái đất.
Trước tiên, thân mời các bạn hãy vào thăm Thánh Đường dưới mặt
đất. Thánh đường nằm theo hướng Bắc Nam. Thánh Đường được
xây dựng mô phỏng theo các hang Toại Đạo (catacomb) của Giáo
Hội Công Giáo nguyên thủy. Các cổng vòm đặc trưng của phong
cách Rôman được chống đỡ bằng những cây cột granít đồ sộ nặng
10 tấn. Muốn đi lên Thánh Đường Bên Trên hoặc đi xuống Thánh
Đường Bên Dưới, du khách có thể sử dụng mười hai cầu thang lên
xuống bằng xi măng, tức mỗi bên gồm có 6 cầu thang lên xuống.
Bên trong có một thang máy để đi từ dưới lên và ngược lại.
Ở Thánh Đường Bên Dưới, từ trong ra ngoài, chúng ta sẽ gặp trước
tiên là Thánh Đường chiếm gần 1 phần ba bề dài. Gần bàn thờ,
thánh đường nhô ra hai bên được dành cho Phòng Thánh bên phải
và bên trái là nhà nguyện Đức Mẹ Hostyn và nhà nguyện Hòa Giải.
Hôm chúng tôi đến, những người Công Giáo Ấn Độ tại Hoa Kỳ
đang có cuộc hội thảo chuẩn bị cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ
Vailankanni (Our Lady of Health). Một số phụ nữ Ấn Độ đang
trang trí cho tượng Đức Mẹ Vailankanni bằng gỗ trắng phía trước
Thánh Đường. Người Công Giáo Ấn Độ mừng kính lễ Sinh Nhật
Đức Mẹ tại Vailankanni trong 9 ngày (29/8 đến 10/9). Cuộc rước
kiệu Đức Mẹ Vailankanni của người Công Giáo Ấn Độ ở thủ đô

Hoa Kỳ này sẽ bắt đầu từ Thánh Đường bên dưới đi ra phía ngoài,
ra trước mặt tiền và đi vào Thánh Đường bên trên để tham dự
Thánh Lễ.
Trước Thánh Đường bên dưới là gian dành kính các vị thánh xuất
thân từ nước Mỹ. Tại đây có nhiều tượng các thánh, có cả tượng
các vị sáng lập Vương cung thánh đường. Tiếp đến là sảnh đường
tưởng niệm (Memorial Hall) dành cho những cuộc triển lãm tôn
giáo. Tiền sảnh hình chữ nhật này chiếm diện tích khá rộng, ở đây
có tượng Đức Mẹ và những hàng nến để các du khách đến thắp nến
cầu nguyện. Hôm chúng tôi vào, nơi này đang trưng bày những
trang in hình ảnh và tiểu sử của mẹ Têrêxa Cancútta được phóng
to. Mẹ Têrêxa Cancutta đã để hầu như cả cuộc đời mình phục vụ
cho dân nghèo Ấn Độ. Một đoàn du khách với nhiều quốc tịch có
người hướng dẫn đi tham quan nhiều nơi trong khu vực này. Trên
hàng cột và vách tường, hàng ngàn tên người được khắc lên với nét
chữ màu đen rất to. Tôi nhận thấy có rất nhiều họ tên của những
người chết trong chiến tranh thế giới II. Theo người bạn đi cùng
cho biết, đó là họ tên những thân nhân quá cố của những ân nhân
đóng góp tiền của xây dựng Vương Cung Thánh Đường. Ở sảnh
đường này, còn trưng bày các đồ vật mà các giáo hoàng từng sử
dụng như ghế ngồi, mũ ba tầng, thánh giá, lễ phục của Giáo
hoàng…v.v.. Một hòm kiếng dài trưng bày các mô hình tượng ảnh
Đức Mẹ của nhiều nước trên thế giới. Tiếp đến là các văn phòng
làm việc như hướng dẫn, thông tin báo chí… Tiếp đến là phòng
cafeteria rộng lớn, ở đây khách tham quan có thể dùng cà phê và
ăn trưa. Hai bên đều có restroom dành cho nam và nữ. Chúng ta ít
bao giờ thấy ở VN restroom được bố trí trong Thánh Đường,
nhưng ở Hoa Kỳ, đây là điều bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu
tự nhiên của con người. Bên phải phòng cafeteria là phòng Gift
shop, tại đây có bán những đồ lưu niệm tôn giáo, còn bên trái là
Book store có trưng bày hàng ngàn bản sách, tư liệu, hình ảnh về
tôn giáo, đặc biệt về Đức Mẹ.
Dọc theo các vách tường của Thánh Đường bên dưới, chúng tôi
tìm thấy hơn 35 nhà nguyện lớn nhỏ. Trong số này, có 16 nhà
nguyện kính các thánh và 19 nhà nguyện tôn vinh Đức Mẹ với các

tước hiệu khác nhau, như Đức Mẹ Ephesus, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức
Mẹ Vailankanni, Đức Mẹ Liban, Đức Mẹ Hy Vọng, Đức Mẹ Thiên
Chúa Quan Phòng, Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình…v.v. Điều đặc
biệt các nhà nguyện không nhà nguyện nào giống nhà nguyện nào.
Nhà nguyện nào cũng có khắc một câu trong Tin Mừng, một lời
nguyện cầu, một ít tiểu sử của vị thánh được kính, bàn thờ với
thánh giá, đèn nến, tượng Đức Mẹ hoặc các thánh, cây cảnh và
những tranh vẽ độc đáo trên vách hoặc trên trần phản ảnh nét văn
hóa độc đáo của các nước trên thế giới tôn sùng Đức Mẹ. Có nhà
nguyện đặt Mình Thánh Chúa để mọi người đến cầu nguyện suốt
ngày.Nhà nguyện lớn có đặt nhiều bàn ghế, nhà nguyện nhỏ có một
hai dãy bàn, hoặc một bàn quỳ. Đáng chú ý nhất là nhà nguyện
Đức Mẹ La vang, mới được thiết lập cách đây hai năm. Tượng Đức
Mẹ La Vang được làm từ Việt Nam, các tranh ảnh hai bên vách, do
họa sĩ VN vẽ, một mô tả cảnh đông đảo người dân Việt Nam tôn
sùng Đức Mẹ La Vang, một mô tả các thánh tử đạo VN (hiện được
phổ biến rộng rãi ở VN) và bản văn bằng tiếng Anh ghi lại tiểu sử
thánh địa La Vang. Hiện nay, tại Hoa Kỳ, những nơi có nhiều
người VN sinh sống đều có nhiều nhà thờ kính Đức Mẹ La Vang
(Porland, Houston) hoặc các thánh tử đạo Việt Nam (Arlington,
Virginia). Hầu như nhà người VN nào ở Hoa Kỳ cũng đều có
tượng ảnh Đức Mẹ La vang.
Trong nhà nguyện kính nhớ Vị Sáng Lập, có cả bức tượng lớn
bằng người thật sơn trắng đang nằm của vị sáng lập (ĐC Thomas
Shahan), ở bên trên nấm mộ của ngài.
Sau khi đi thăm và cầu nguyện trong thánh đường bên dưới và
nhiều nhà nguyện, chúng tôi dùng thang máy để lên Thánh Đường
bên trên. Chúng tôi choáng ngợp trước một Thánh Đường quá cao,
quá rộng.Những khái niệm rộng, lớn, cao, vĩ đại, hoành tráng mà
tôi thường trầm trồ khi đi vào bất cứ nhà thờ nào hoặc kiến trúc
nào ở Việt Nam đều bị đảo lộn hoàn toàn trong đầu của tôi. Thánh
Đường bên trên đang chuẩn bị Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ
Vailankanni, nên chúng tôi vào quỳ cầu nguyện đồng thời nhìn
ngắm các bức tranh vĩ đại trên trần Thánh Đường. Chúng tôi quỳ
đây với tư cách là những người hành hương nhỏ bé như hạt cát

trước công trình đồ sộ đẹp đẽ do con người tạo nên. Vũ trụ mà
Thiên Chúa dựng nên còn đẹp đẽ cao cả và hài hòa biết bao
Vào Thánh Đường bên trên này, chúng ta mới nhìn thấy rõ sự
phong phú và hài hòa, hoành tráng, đa dạng của phong cách kiến
trúc và nghệ thuật Rô man-Byzantin. Nghệ thuật Rôman rất hăm
hở trong lối sử dụng biểu tượng và điêu khắc đá. Bên trong Vương
Cung Thánh Đường, hầu như nơi nào cũng hiện diện khuôn mặt
của các vị thánh. Những ô trán và lối đi có mái vòm, vác hốc tường
được điêu khắc một cách tinh tế. Các ô trán được khắc theo lối
trang trí nổi. Các cửa kinh màu có nhiều mặt trang trí cho các khu
vực thánh đường trên và dưới. Nghệ thuật Byzance nổi bật trong
việc sử dụng tranh khảm và đá cẩm thạch. Theo tính toán hiện nay,
diện tích của tranh khảm bên trong Thánh Đường là 75.545 feet
vuông. Ngự trị trên cung thánh của Thánh Đường trên là bức tranh
khảm lớn theo phong cách Byzantin Chúa Kitô Vinh Hiển (Christ
in Majesty). Đây là một trong những bức tranh khảm về Chúa Giê
su lớn nhất trên thế giới, nó chứa đựng hơn 4000 sắc thái và màu
sắc. Tranh khảm trên cung thánh phía đông là Thánh Giu se, tranh
khảm phía tây Người Phụ Nữ khoác áo mặt trời. Trên gian giữa
gần bàn thờ là tranh Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trên gian
ngang đông và tây là Sự Sáng Tạo, và Ngày Tận Thế. Xung quanh
các bức tường của Thánh Đường bên trên là hơn 35 nhà nguyện
lớn nhỏ để tôn kính Đức Mẹ và các thánh. Có các nhà nguyện kính
nhớ 15 sự Vui, Thương, Mừng trong cuộc đời Đức Mẹ. Ngoài ra
còn có những nhà nguyện kính Đức Mẹ được tôn vinh tại nhiều
nước như Trung quốc, Czestochova, Ái Nhỉ Lan, tại nhiều nơi như
Camararin, Carmel, Guadalupe, Altotting, La Salette, Siluva,
Fatima, Pompei. Có những nhà nguyện tôn vinh các tước hiệu Đức
Mẹ như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu,
Đức Mẹ Mân Côi, Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ Nữ Vương các tâm
hồn….vv
Các bức tranh khảm sáng láng, những cửa kính màu, đá điêu khắc
và mài nhẵn trong toàn bộ Thánh Đường và trong hơn 70 nhà
nguyện lớn nhỏ đã biểu lộ tính hiện thực của Thiên Chúa đang ở
với chúng ta. Nhiều nhà nguyện là hiện thân tính cách đa dạng văn

hóa của Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới.Trong số các quốc
tịch được biểu hiện trong các nhà nguyện của Vương Cung Thánh
Đường gồm có Phi Châu, Áo, Trung Hoa, Cuba, Czech, Philippin,
Pháp, Đức, Guamano, Ấn Độ, Ái Nhỉ Lan, Italia, Korean, Mỹ
latinh, Lithuania, Malta, Slovak, Slovenia và Việt Nam.
Đi ngược dòng lịch sử, năm 1854, qua thông điệp Ineffabilis Deus,
Đức Thánh Cha Pi ô XII đã tuyên bố dứt khoát : “ Đức Trinh Nữ
Maria đầy ân phúc, ngay từ lúc đầu, đã được gìn giữ không mắc
phải bất cứ tội nguyên tổ nào, nhờ hồng ân đặc biệt và đặc ân của
Thiên Chúa toàn năng và nhờ công ơn cứu chuộc loài người của
Chúa Giêsu Kitô”. Điều này có nghĩa là Đức Maria, được Thiên
Chúa tiền định làm mẹ Chúa Giê su Ngôi Hai trong Ba Ngôi, được
đóng ấn chống lại tội lỗi và những hậu quả của nó. Người được thụ
thai trong cung lòng của Mẹ Người trong ân huệ viên mãn của
Thiên Chúa và Người không biết đến xu hướng tội lỗi, trong khi
toàn thể nhân loại kế thừa xu hướng đó từ Adam và Eva. Vì thế,
Đức Mẹ hoàn toàn không mắc tội và có được mọi nhân đức, nhất
là đức tin, đức cậy và đức mến.
Và ngược dòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, năm 1847,
theo yêu cầu của các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, ĐTC Pi ô IX
đã tôn vinh Đức Maria Vô Nhiễm làm thánh Quan Thầy của Hoa
Kỳ. Nên tại Hoa Kỳ hiện nay, chúng ta thấy có rất nhiều thánh
đường mang tên Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, (chẳng hạn như
Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Seattle) nhưng
Vương Cung Thánh Đường tại District of Columbia này là đồ sộ
và bề thế nhất.
Năm 1913, Giám mục Thomas Shahan, viện trưởng viện Đại Học
Công Giáo America đã đệ trình lên ĐTC Piô X kế hoạch xây dựng
ngôi thánh đường kính Đức Mẹ bên cạnh khu đại học này. ĐTC
không những tích cực hỗ trợ mà còn tích cực đóng góp tham gia
vào công việc này. Các bản thiết kế thánh đường đã được hoàn tất
nhanh chóng và vào ngày 23 tháng 9 năm 1920, Đức hồng y
Gibbons, tổng giám mục Baltimore đã đặt viên đá đầu tiên xây
dựng Thánh Đường. Phần Crypt Church được hoàn thành vào năm
1926 và được sử dụng từ đó cho đến hiện nay.

Cuộc đại suy thoái và Thế Chiến thứ II đã làm trì hoãn công cuộc
xây dựngThánh đường bên trên đến năm 1950, khi Hội Đồng Giám
Mục Hoa Kỳ cố gắng hoàn tất dự án ban đầu và giao cho giám
mục Thomas Grady trực tiếp lãnh đạo kế hoạch này. Nhờ sự đóng
góp nhiệt tình và tích cực của toàn thể những người Công giáo Hoa
Kỳ, công việc xây cất đã được hoàn tất vào Năm Thánh Mẫu 1954.
Thánh lễ trọng thể cung hiến thánh đường diễn ra vào ngày 20
tháng Mười Một năm 1959, và ĐTC Gioan Phao lồ II đã trao cho
thánh đường niềm vinh dự giáo hoàng và tước hiệu “Basilica”
(Vương Cung Thánh Đường) vào ngày 12 tháng Mười năm 1990
nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô
II gọi Vương Cung Thánh Đường quốc gia này như là tiểu Vương
Cung Thánh Đường thứ 36 của Hoa Kỳ.
Vào tháng 8 năm 2006, công trình được hoàn tất với một bức tranh
ghép mảnh khổng lồ bao quanh mái vòm Cứu Chuộc trên Thánh
Đường phía trên. Đây là công trình mới được thực hiện đầu tiên
trong nhiều năm và là một phần của kế hoạch kiến trúc nguyên
thủy.
Thánh Lễ là trọng tâm mục vụ bí tích của Vương Cung Thánh
Đường Đức Mẹ Vô Nhiểm Nguyên Tội cũng như một thánh đường
cầu nguyện và hành hương. Phụng vụ bí tích Thánh Thể là nền
tảng của sứ mạng của Thánh Đường, cùng với Bí Tích Hòa Giải
Mỗi ngày ở tại đây, diễn ra sáu Thánh Lễ và năm giờ giải tội.
Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên
Tội đã được các Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II , Benedict XVI,
Mẹ Tê rê xa Cancutta và nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia trên
thế giới đến kinh viếng. Hiện nay, hàng năm có trên một triệu
người gồm đủ các quốc tịch trên thế giới đến đây hành hương.

Kim Ngân (Washington D.C. 2/9/2010)