TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU

TUYỆT ĐỈNH TÌNH YÊU
Suy niệm về phép Thánh Thể
Nguyễn Gia Tuấn Anh 74

Hôm nay 6/6/2010, ngày lễ Mình và Máu Chúa, cũng là
bí tích Thánh Thể mà mỗi chúng ta thường đón nhận
như là một nghi thức trong mỗi thánh lễ. Khi vị linh
mục đang giảng bài phúc âm, bất ngờ tôi lại tự hỏi “Khi
rước Mình và Máu Thánh Chúa-Ngài đã biến đổi gì
trong bạn?”. Câu hỏi này được bật ra khi tôi đã 48 tuổi,
nghĩa là tôi đã làm nó rất nhiều lần trong 40 năm qua
trong trạng thái vô thức.

Lịch sử

Cũng giống như bao mầu nhiệm khác, nhằm mặc khải
về mầu nhiệm rất đặc biệt này, Thiên Chúa đã lập trình
từ rất xa xưa. Thời của ông Môsê đưa dân Do Thái ra
khỏi đất Ai Cập theo mệnh lệnh của Thiên Chúa. Giữa
sa mạc Xinai chỉ có nắng và cát, Ngài đã cho Mana từ
Trời xuống như là một thứ lương thực hàng ngày nuôi
sống dân Người. (Xuất hành 16, 12). Một thứ lương
thực mà Ngài ban cho nhằm dưỡng phần xác, để con
người nhận thấy lòng thương yêu bao la mà Thiên Chúa
dành cho con cái Người.

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu lại lập lại phép lạ này 2 lần
(Mt 14, 13 và 15, 32)-phép lạ hóa bánh ra nhiều. Nhưng
đây vẫn là một phép lạ hữu hình để nuôi dưỡng phần
hữu hình và qua đó Chúa muốn bày tỏ một thứ mầu
nhiệm khác bao la hơn. Có một chi tiết đáng chú ý,
trước lúc làm 2 phép lạ này, Chúa “cầm lấy bánh ngước
mắt lên Trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra rồi trao cho các
tông đồ”. So với nhiều phép lạ khác, cử chỉ “ngước mắt
lên Trời, dâng lời chúc tụng” là khá đặc biệt. Hành động
này được thấy duy nhất ở một lần khác khi Ngài cho
Ladarô đã chết 4 ngày rồi sống lại (Ga 11, 1), nhưng với
lời đối thoại khác “lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã
nhận lời con”. Đây là 2 phép lạ mà Chúa Giêsu viện dẫn
tới Chúa Cha trước khi quyết dịnh, điều này nói lên ý
nghĩa cực kì đặc biệt về tính chất của 2 phép lạ trên.
Rồi trước ngày chịu nạn, khi Chúa Giêsu chuẩn bị về lại
với Chúa Cha, Ngài đã lập bí tích Mình và Máu Thánh
Chúa. Và lần này, hàm ý sâu xa được tỏ ra. Đây là một
phép lạ vô hình, hay còn gọi là sự mầu nhiệm. Phép lạ
này tạo ra thứ bánh không phải như 3 phép lạ trên mà là
một phép lạ tạo ra thứ lương thực thực nuôi dưỡng phần
vô hình- phần hồn.

Nếu chúng ta nghĩ rằng phần hồn là quan trọng hơn
phần xác và nếu một ngày chúng ta cần 2 bữa cho phần
xác thì chúng ta cũng cần dành một bữa cho phần hồn,
đúng vậy không?.

Tôi là ai?

Nhà thờ nơi tôi đang sinh sống có khoảng 1000 giáo
dân. Thánh lễ ngày thường sáng chiều ước chừng 100
giáo dân dự, trong số đó khoảng 60 người rước lễ. Phụ
nữ đông hơn đàn ông, người già nhiều hơn trung niên.
Thanh niên là ít nhất. Tỉ lệ dự bí tích Thánh Thể hàng
ngày tại đây 6%. Các nơi khác có thể lên tới 20%. Trong
6% này, họ suy nghĩ về điều gì khi rước Chúa vào lòng
là một câu hỏi lớn? và “Chúa đã biến đổi họ như thế nào
qua bí tích này?”, chắc lại là bất ngờ. Tôi đã từng nát óc
đôi lần bởi đoạn Tin Mừng sau:

“Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây,
Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi
hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn,
hết trí khôn và hết sức ngươi” Mc 12, 28-34. Tôi cần tìm
hiểu từ “hết” ở đoạn trên trong Kinh Thánh Anh ngữ.

(Jesus replied, ‘This is the first: Listen, Israel, the Lord
our God is the one, only Lord,

and you must love the Lord your God with all your
heart, with all your soul, with all your mind and with all
your strength.)
Nếu ta yêu mến Chúa chưa cần dùng đến những từ “hết
“ hay chỉ cần dùng một trong bốn cái hết trong đọan Tin

Mừng trên, thì theo lẽ thường của tình yêu chúng ta phải
mong muốn thấy Người Yêu hàng ngày, mong nói
chuỵên với Người Yêu, ước ao Người Yêu ngự vào
lòng. Và nếu như thế không đâu bằng nhà Tạm, không
đâu bằng bí tích Thánh Thể. Vì Ngài bảo, đây là Mình
và Máu Thầy, các con hãy làm điều này mà nhớ đến
Thầy. Vậy mà tôi, 365 ngày chỉ đón Chúa với con số tối
thiểu 52. Con số này tố cáo tình yêu của tôi với Chúa
14%. Còn 86% tôi đã dành cho thứ khác. Một ngày
ngoài giờ ăn ngủ nghỉ còn 12 giờ, tôi dành 15 phút cho
giờ kinh tối sáng, nghĩa là tôi chỉ nhớ đến Ngài 0.21%
trong một ngày. Vậy tôi là ai trong mấy hạt giống mà
Ngài đã từng gieo? Tôi như “kẻ được gieo vào bụi gai,
biết nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú
quí khiến Lời không sinh hoa kết quả.” Mt 13, 18.

Hãy dùng trí khôn của Thần Khí để khám phá mầu
nhiệm của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng (Mc 12, 28) với
thứ tự của 4 cụm từ: hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn,
hết sức lực là một gợi ý tinh tế.

Cái hay của cụm từ “yêu Chúa hết trí khôn” sẽ giúp bạn
tiến tới “yêu Chúa hết sức lực”. Cái tuyệt của hành động
“yêu Chúa hết lòng” sẽ giúp bạn tiệm tiến tới “yêu Chúa
hết trí khôn”.
Kinh nghiệm của đức tin Công giáo xuất phát từ lòng
mến chứ không phải bởi tư duy là vậy.