CÀ-PHÊ PIANO

CÀ PH Ê PIANO

Xuất phát từ một ý tưởng chân tình của người anh em
Cựu Sao Biển 61, cách xa hơn nửa vòng trái đất từ nước Mỹ nhìn
về Việt Nam ước mong thấy được những hình ảnh anh em cựu sao
biển cùng ngồi uống cà phê. Bằng món quà nho nhỏ trao tay, Đức
Thắng 72 nhận từ cha Vinh đã mang đến cho anh em những ly cà
phê đậm đà, vui tươi và nghĩa tình: Cà Phê Piano.

Đâu phải chúng tôi chọn một điểm cà phê sang trọng, đắt
tiền đông người vào ra, nhưng là một điểm rất bình thường, chật
hẹp ở một không gian gần như lộ thiên, đơn sơ nhưng không thiếu
vẻ thơ mộng với những trang trí cây cảnh, chậu hoa rãi rác bên
những âm thanh, điệu nhạc nhẹ nhàng, trầm lắng. Quán cà phê
Piano là sở hữu của em gái, các cháu của cha Vinh nằm trên đường
Nguyễn đình Chiểu đưa ta đến gần ” Thánh Kinh Thần Học Viện”
của Tin Lành năm xưa. Con đường nối liền cầu vượt dẫn đến điểm
du lịch Hòn Chồng rồi chạy vòng xuống đường Phạm Văn Đồng
nằm dọc theo bờ biển. Ngày xưa thời còn ở Tiểu Chủng Viện Sao
Biển, biết bao lần đi lại trên con đường này vậy mà nay nhiều anh
em đến uống cà phê Piano phải đi lạc tới lạc lui, không nhận ra
quang cảnh đã nhiều lần thay màu đổi sắc: đường xá trải nhựa
thênh thang, rộng rãi; nhà cửa mọc lên san sát, cao thấp với nhiều
dạng kiến trúc

Đó là nơi mà mỗi sáng chủ nhật, sau khi đi lễ về chúng
tôi hẹn gặp nhau từ 7g đến 10g. Tôi nhớ rõ nơi này lần đầu tiên anh
em gặp nhau vào sáng chúa nhật cuối tháng 5 vừa qua, đó là ngày
29/5/11. Tại sao phải uống cà phê quá cách xa nhà như thế? Đúng
vậy, quá xa: người từ trung tâm thành phố Nha Trang đến uống
phải đi 4 cây số, người từ ngoài Thanh Hải, Đồng Đế vào phải đi 3
cây số, người từ Cây Vông, Đại Điền còn xa hơn khoảng 15 cây

200
số. Uống cà phê nhìn chung rất đơn giản: ngày nào cũng uống có
gì lạ và hấp dẫn lắm đâu? Ở nhà tự pha chế uống, bước ra đường
thì gặp ngay quán cà phê đủ đẳng cấp từ bình dân đến sang trọng,
hay cà phê sân vườn. Ở Việt Nam, lối sống ngày nay người ta thích
gặp nhau ở quán cà phê hơn ở nhà: uống với một người bạn, uống
với nhiều người bạn, vợ chồng cùng uống cà phê, cũng có người
uống một mình với nhiều tâm trạng khác nhau. Nhìn chung là để
tìm giây phút thư giản, gặp gỡ tâm sự hoặc bàn bạc trao đổi một
công việc nào đó. Hình như một số nước ở Âu Mỹ uống cà phê
như thế không được phổ biến lắm, có thể vì áp lực công việc, thời
gian hoặc do thời tiết lạnh hay không gian quá xa cách nên thường
uống cà phê vội vàng, uống ở nhà hoặc nơi công sở khi cần.

Anh em Cựu Sao Biển vùng Nha Trang gặp nhau cũng
không ngoài mục đích thư giản sau một tuần làm việc, ngồi lại trao
đổi nhiều câu chuyện vui chuyện buồn, đơn sơ nhưng mang nhiều
ngẫu hứng, nên có rất nhiều nhạc sỹ, nhà văn, nhà thơ đã trao tặng
cho chúng ta nhiều tuyệt tác từ ly cà phê: “Ly cà phê Ban Mê, Cà
phê đắng, cà phê buồn, Như vạt Nắng…” Tôi còn nhớ một người
anh Csb 57, anh Hoan rất có lý khi chuyển gởi cho anh em Cựu
Sao Biển cảm nhận từ ” triết lý cuộc đời qua tách cà phê”: ly cà
phê phủ kín, chan hòa mang đến cho ta sự viên mãn hơn so sánh
với những gì mình đã có. Qua đó tôi nghĩ rằng anh em chúng ta đã
có nhiều, có đủ thứ về vật chất, tài năng, tiền bạc, sức khỏe và
hạnh phúc, vẫn chưa đủ khi chưa có tình anh em Sao Biển. Khó
quá phải không các bạn? Chúng ta lắng nghe anh Đào Đức Kim SB
62 đang ở Canada nói gì với chúng ta đây: “Phải có dịp uống cà
phê ‘au lait’ thì tuyệt hảo hơn là vào Tòa Bạch Ốc”. Cha Vinh SB
61 luôn quan tâm sinh hoạt ‘uống cà phê’ của anh em Sao Biển
Nha Trang, nên vào mỗi sáng Chúa Nhật cha gọi điện về hỏi thăm,
trò chuyện với nhiều anh em.
Hãy đến cà phê Piano vì nơi đó có nhiều thú vị, có
cả sức khỏe, vì như anh An SB 62 (Daniel Nguyen) cho ta thông
tin: Cà phê có 8 lợi một hại. 8 điều lợi là:

201
1.Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn.
2. Cà phê làm tiêu mỡ.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn và chữa dị ứng.
4. Giúp giảm đau.
5. Bảo vệ khỏi các bệnh về gan.
6. Kích thích hoạt động trí óc.
7. Làm tăng sức mạnh cơ bắp.
8. Chống lại bệnh tiểu đường type 2.
Nhưng chỉ có một hại thôi nên ta “vui lên đi cuộc đời còn lại có là
bao”.

Trong cuộc sống có quá nhiều lo lắng, suy tư và toan
tính không bao giờ cảm thấy an toàn và bằng lòng với những gì
đang có: nào là đồng lương thấp, nào là buôn bán, làm nghề thu
nhập yếu kém, rồi vợ ốm con đau, học hành, giá sinh hoạt tăng cao
từng ngày, thất nghiệp v…v…rất nhiều điều khó khăn đang tìm ẩn
bên trong mỗi người, có khi chưa có lối thoát. Đến với nhau uống
cà phê chúng tôi tạm quên đi tất cả riêng tư để mong tìm điều
chung nhất: tình anh em, nét vui tươi hiện lên khuôn mặt, trạng
thái thong dong, thanh thản. Gặp nhau chúng tôi chia sẻ những
thông tin: nội bộ anh em Cựu Sao Biển như lễ mở tay, các cuộc
họp mặt hàng năm, hàng tháng, đám cưới, đám tang, người bệnh,
người chết; các thông tin trong và ngoài nước, tin tức tôn giáo, xã
hội, kỹ thuật…chúng tôi nêu lên những vấn đề khó khăn trong cuộc
sống cùng nhau chia sẻ, có khi cũng tìm ra giải đáp từ những kinh
nghiệm của vài anh em. Vài ba anh em kể chuyện khôi hài đem lại
những tiếng cười thoải mái. Đây cũng là điểm hẹn của chúng tôi
với nhiều anh em ở xa về, kể cả ở nước ngoài.

Gặp nhau, chúng tôi tìm ra tính bình đẳng quên đi cái “tôi”
đáng ghét, tánh tự tôn trong sâu thẳm mỗi người. Thay vào đó là sự
cảm thông, hiểu biết và lòng tin nhau trong cuộc sống ở một xã hội
có quá nhiều ngờ vực, cạm bẫy và hoang mang…
Sự kiện Hội Ngộ 2008 là cơ hội rất ấn tượng và quý giá đã
đưa những người con Sao Biển lưu lạc từ khắp nơi về để tìm lại ký
ức, gặp gỡ và chung sống mới biết được những tình cảm anh em đã
bị đánh mất. Cơ hội này càng được tô thắm vững bền hơn nhờ tiếp
nối những sự kiện nhỏ nhoi khác diễn ra hằng năm như Hội Ngộ
vùng, hàng tháng như họp mặt tháng và hàng tuần là cà phê Piano.
Tất cả các sự kiện một phần lớn cũng nhờ được liên kết diễn ra trên
sân chơi bổ ích Email Cuusaobien, Csbnt.net, trang GPNT và vài
trang web lớp khác. Thật vậy, trong 3 ngày hội ngộ 2008, lúc đầu
còn nhiều ngỡ ngàng, thoáng gặp nhau bắt tay thăm hỏi, rồi trở về
sinh hoạt theo lớp: không đủ thời gian để nói hết những gì muốn
nói. Qua những sự kiện nhỏ trên, chúng tôi mới biết và hiểu nhau
hơn. Vì sao? Các lớp đàn anh làm sao biết hết những thằng em;
Các em làm sao biết hết những người anh của mình. Có nhiều anh
em cả lớn lẫn nhỏ chưa hề sống với nhau trong mái trường Tiểu
chủng Viện vì nhiều lý do. Riêng tôi, hai năm gần đây mới biết
những anh em Sao Biển từ năm 1967 đến niên khóa 1974, mà tôi
chưa hề sống chung ở Tiểu chủng Viện
.
Tình cảm Sao Biển rộng lớn như biển khơi, chỉ sợ mình
không đủ sức bơi trong biển khơi đó.Tình cảm ấy như còn tìm ẩn
giữa có và không, giữa dũng mãnh và bất lực, giữa nồng cháy và
lạnh cảm, gần gũi và xa xôi, tin yêu và ngờ vực, khiêm nhu và đố
kỵ, giữa có lý và vô lý, mặc cảm và tự tôn cũng như rộng lớn và
hạn hẹp. Con người của tôi là thế đó, tôi suy nghĩ làm cách nào để
chiến thắng những cái ‘tôi’ lớn mạnh là những trở ngại khó vượt
qua trong đời.

Trong những giờ phút vui vẻ bên nhau, những ly cà

phê tưởng chừng vô bổ, lãng phí nhưng là lúc chúng tôi dần hiểu ra
mình đã đánh mất nhiều cơ hội sớm hiểu nhau hơn.Đó là lúc đi vào
tâm tư, tình cảm: vui mừng và cảm thông hoàn cảnh sống của từng
anh em, hầu như ai cũng đang vác thập giá có khi rất nặng nhưng
sao đồi Golgotha hãy còn quá xa để dừng chân lại. Điều ngạc
nhiên là không bao giờ nghe ai than vãn, kêu ca như từng tự nhủ
rằng đó là đường ta phải đi và cùng hát bài ca vui tươi, rộn
rã:”Triết lý cuộc đời qua tách cà phê”.

Ước mong những anh em cùng uống cà phê hay chưa một
lần cùng uống, chắc sẽ cảm nhận được những cần thiết cho mình
được trọn vẹn hơn những gì mình sẵn có.
.
Long Paul 63. ( Kỷ niệm lễ Sinh Nhật Đức Mẹ)