Gặp gỡ trên đất Mỹ (Kim Ngân 59)

Gặp gỡ trên đất Mỹ 

(Gửi anh em bài viết này đọc cho dzui. Đây là bài viết của
một CSB đi thăm nước Mỹ, ghi lại những gì đã nghe thấy,
nên không tránh khỏi có nhiều phiếm diện, xin anh em thứ
lỗi và chỉ giáo thêm cho) –
Kim Ngân

Ở Nha Trang, Phan rang, Phan Thiết hay Sài gòn, anh
em CSB đến nơi nào, muốn gặp gỡ anh em để hàn
huyên tâm sự, chỉ cần một cú điện thoại hẹn gặp nhau,
thì sau đó một hai tiếng đồng hồ, anh em lại có thể đủ
mặt bá quan văn võ lai rai cụng ly một cách dễ dàng,
nhưng ở trên đất Mỹ này, sự việc lại không như thế.
Tôi đến thành phố Seattle này đã gần một tháng,
nhưng cũng chỉ gặp mặt anh em được một lần gọi là
hơi đầy đủ so với số lượng anh em có mặt trên vùng
Tây Bắc Hoa Kì này.
Mới qua Seattle được hai ngày, tôi đã được dự đám
cưới của con gái anh chị Chung 57. Anh em có thời
gian tâm sự nhiều vấn đề. Ngày hôm sau, nhân dịp đi
dự thánh lễ kính thánh Phê rô và Phao lồ tại nhà thờ
South West, tôi mới có dịp gặp chú Lành 61, nhưng
cũng chỉ ít phút trước và sau thánh lễ, bởi vi chú phải
lo về để đưa bà xã đi làm và hẹn ngày tái ngộ.

Nhờ anh chị Chung đứng ra tổ chức sinh nhật cho hai
thành viên trong gia đình và kết hợp với cuộc gặp gỡ
của anh em CSB Tây bắc, tôi mới có dịp gặp một số
anh em khác. Cuộc họp mặt này diễn ra phải hai tuần
sau khi tôi đặt chân đến đây, vì vào ngày Giu lai pho
(July 4), tôi lại bận đi hành hương tại núi Đức Mẹ Sầu
Bi (Porland). Cuộc họp mặt cũng chỉ qui tụ được 6
anh em con nhà Sao biển, có thể do anh em ở cách
nhau quá xa, bận nhiều công việc hoặc do trùng lập
với trận chung kết World Cup ở Nam Phi.
Thật hân hạnh và vui mừng biết bao khi được gặp gỡ
anh em CSB trên vùng đất cách VN nửa vòng trái đất
này. Ngoài anh chị Chung-Đào, chú Lành 61, vợ
chồng em gái tôi, tôi còn cái may mắn được gặp gỡ
lần đầu tiên những anh em lớp 72, lớp mà tôi quen
biết rất nhiều anh em sau chuyến đi chơi Sông Lô
(NT) tiếp theo cuộc Đại Hội Ngộ 2008. Đó là vợ
chồng chú Hưng, chú Hy, chú Trung. Tôi chẳng thấy
có chút không khí xa lạ nào trong lần gặp gỡ lần đầu
với anh em, vì chúng tôi đều là con nhà Sao Biển.
Thật là một cuộc hội ngộ quý báu, thân tình của
những anh em cùng một gia đình. Biết bao bổi hổi bồi
hồi xúc động sau những màn tay bắt mặt mừng. ôm
nhau thắm thiết Nhiều kỷ niệm thuở xa xưa lại ngập
tràn, dâng trào lai láng. Anh Chung ngày xưa ở chủng
viện là người được các cha giáo cưng hết mực. Anh là
người luôn giữ nhiệm vụ đọc đít cua trong các dịp
trọng đại, nên bọn đàn em chúng tôi lấy anh làm tấm

gương phấn đấu trong học tập. Chú Lành 61 cùng lớp
với cha Vinh, Đức Cha Linh, ngày xưa được anh em
ban cho biệt danh là Michelin ( vì âm cuối đọc lên
như tên của chú và hồi đó chú rất “gầy”), sau này khi
học ở Thiên Hựu, chú mang thêm biệt danh là Big
boy. Chú là một trong số anh em CSB học hết chữ
nghĩa đạo đời ở Tiểu cũng như Đại chủng viện. Tôi đã
gặp lại chú sau hơn 40 năm xa cách (năm 1968).Quả
đất lúc nào cũng tròn và tròn trịa như tình anh em Sao
Biển. Chú Hưng là người bạn thân thiết thường tâm sự
với tôi trên meo đàn. Hai vợ chồng đều thuộc nhân
viên cấp cao trong công ty Boeing và được anh em ở
đây và VN quý mến. Nhìn chung, tất cả anh em đều
có cuộc sống hạnh phúc, con cái thành đạt, bởi vì anh
em luôn quan tâm lo lắng cưng chìu vợ con hết mình.

Hôm nay gia đình anh chị Chung-Đào chủ nhà o bế
anh em quá mức. Hết rượu nho, đến Cô rô nà, rồi Rê
mi Mác tin, hết heo quay đến đùi gà, nem chua made
in USA . Chị Đào thật là đảm đang. Anh Chung có
phúc thật. Như thông lệ, anh em CSB trên đất Mỹ
không dám uống nhiều, không dám xã láng như anh
em trong nước. Uống rượu lái xe ở Mỹ này thường bị
phạt hết sức nặng, dễ mất job như chơi, Theo anh em
cho biết những hệ lụy tiếp theo hình phạt này quy ra
tiền cũng mất đến 10 ngàn đô đấy.
Hầu hết anh em CSB vùng Tây Bắc này đều là những
nhân viên năng nổ của hảng Boeing ở tiểu bang Wash

ington này. một trong số những công ty thiết kế, chế
tạo và lắp ráp máy bay hành khách hàng đầu trên thế
giới. Khi nào anh em CSB có dịp đi máy bay Boeing,
anh em nên nhớ phương tiện vận chuyển tối tân đó
đều có phần đóng góp không nhỏ của anh em CSB và
hàng ngàn người dân Việt Nam trên mảnh đất Tây Bắc
Hoa Kỳ này.
Việc anh em CSB gặp nhau trên đất Mỹ thật hết sức
khó khăn, vì anh em ở cách xa nhau, nên đi đâu cũng
phải nghiên cứu kĩ bản đồ theo hệ thống định vị vệ
tinh, nếu lơ là một tí, anh em phải chạy lòng vòng
trong cái mê cung xa lộ ở nước Mỹ, cho dù anh em có
là thổ địa ở đây đi nữa. Thứ hai, cũng như mọi tiểu
bang lớn khác, tiểu bang Washington cũng mênh
mông bát ngát, không nhỏ hẹp như các tỉnh ở VN.
Nhà cửa bằng gỗ lắp ghép hầu như giống nhau với
một con số khó thấy trên vách mặt tiền nhà, nhà
không ghi tên đường; Tất cả chỉ dần đều được ghi trên
các bảng chỉ dẫn trên đường. Không thể lơ là khi lái
xe. Muốn đến nhà ai phải biết rõ ở hướng nào và ra
Exit nào của Freeway. Thứ ba, anh em đều trong tuổi
lao động, không có giờ rảnh rang. Vợ chồng thay ca
nhau đi làm việc. Sau giờ làm việc, anh em phải nghỉ
ngơi và lo việc nhà. Chú Trung 72 ở Auburn đi làm
mỗi ngày 16 tiếng là chuyện bình thường. Chỉ có ngày
thứ bảy, chúa nhật gọi là những ngày nghỉ ngơi,
nhưng anh em phải đi làm ngoài giờ do nhu cầu đòi
hỏi của công ty, rồi còn phải làm biết bao nghĩa vụ

tình cảm như đám cưới, đám sinh nhật, khánh thành
nhà mới, đám thôi nôi, đám giỗ, tiệc liên hoan con cái
bạn bè tốt nghiệp ra trường, chở con đi học đàn, học
hát, học tiếng Việt. sinh hoạt tại nhà thờ, gọi điện về
gia đình và bạn bè ở VN và các tiểu bang khác. Ngoài
ra gia đình còn phải có những giờ phút đầm ấm bên
nhau nữa. Thời khóa biểu của cha mẹ còn lệ thuộc vào
thời khóa biểu của con cái. Muốn nghỉ vào ngày
thường để lo việc quan trọng, anh em buộc phải bớt đi
thời gian vacation
.Ở Mỹ, ngày lành tháng tốt đều rơi vào ngày thứ bảy
và chúa nhật, các thầy tử vi xem ngày tốt ngày xấu
bên đây đành thất nghiệp dài dài. Ngoài ra, anh em
VN sang đây muốn gặp anh em cũng cần ý thức mình
chỉ là người què chân, nên đi đâu cũng phải lệ thuộc
vào kế hoạch của tài xế, chẳng khác nào anh em ở
nước ngoài về VN.
Tất cả mọi cuộc gặp gỡ trên đất Mỹ này đều phải lên
kế hoạch trước. Chỉ cần hiểu và cảm thông với anh em
và không thể tùy hứng.
– 21.7.2010
Kim Ngân