Thầy Sùng (Hồ Trí Thức 59)

THẦY SÙNG

Bài viết đơn sơ, giản dị nhưng giàu cảm xúc và đầy ắp
những kỷ niệm không quên của một thời anh em chúng tôi
còn ngơ ngác chập chững bước chân vào chủng viện Sao
Biển..
Hai thầy giám thị đầu tiên của chúng tôi đúng là thầy
Vĩnh và thầy Sùng đã để lại trong lòng chúng tôi những kỷ
niệm thật đẹp, khó quên, da diết, ghi sâu và sống mãi
trong tâm khảm chúng tôi.

Đúng là hơn 50 năm sau, chúng tôi vẫn còn nhớ Ọt-lít và
Ốc- xù…

Xin cám ơn ông bạn già Coppel đã gợi lại cho anh em
những kỷ niệm khó quên này.
Rất mong khi nào phấn chấn hồ hỡi sau những giờ chạy
bộ, đánh tennit xong, bạn già Coppel nhớ dành ít thời gian
viết bài cho anh em đọc nhé. *Kim Ngân 59

Một ngày tháng cũ năm xưa 1959, Thầy Nguyễn Tôn Sùng
bước vào cuộc đời của tôi khi xếp hàng đi vào nhà nguyện
nằm ở lầu trên chủng viện, nơi sau này là nhà ngủ các chú
lớn, rồi sau đổi thành nhà ngủ các chú trung, vì các chú
lớn đã di cư qua nhà mới xây : tôi nói khi xếp hàng là vì
đứng trước mặt tôi là thầy Nguyễn văn Vĩnh… giám thị
các chú nhỏ… và tình cờ quay lại phía sau, tôi thấy thêm 1
ông thầy nữa… Đúng là Thầy Sùng, “coi các chú lớn”.

Thuở ấy chỉ có 1 nhà ngủ LỚN, chứa hầu hết tất cả các
chú NHỎ và một số chú LỚN, có giường của Thầy Vĩnh.

Thầy Sùng thì lại ngủ bên phòng ngủ NHỎ, và vì NHỎ
nên chỉ chứa được có một số chú LỚN như anh Hòa,
Quatrieme, và một phần lớp Cinquieme như các anh
Chung, Tạc, Thể, Hoan vv… Phòng này nằm ngay giữa
nhà, giữa phòng cha Sách và Cha Clause, sau này có thời
là Infirmerie

Thầy Vĩnh dạy chúng tôi Việt văn và Pháp Văn cùng với
Cha Sách,
trong khi đó thầy Sùng dạy chúng tôi Toán và Khoa học
vân vân…

Sau giờ cơm tối, Thầy Vĩnh dùng hết cả một niên khóa để
say mê kể chuyện ông AU LÍT và ỌC XÙ mà vẫn không
xong
Thầy Sùng cũng hấp dẫn các chú suốt năm học sau giờ
ăn tối với chuyện 3 Chàng Ngự lâm Pháo Thủ … và hết
năm học nhưng chuyện chưa hết… chỉ đến phần gây cấn
hơn
Ai nghe chuyện Thầy Vĩnh, thì đi kể lại vào giờ chơi ban
ngày, trong giờ cơm cho người nghe chuyện Thầy Sùng,
và ngược lại ai đã nghe chuyện Thầy Sùng thì cũng chia
sẻ lại với bạn mình chưa được ngheThầy Sùng và Thầy Vĩnh, hai người cùng chia động tứ

TÔI hút thuốc lá, ANH hút thuốc lá, CHÚNG TA cùng
hút thuốc lá một cách rất vui vẻ…

Mùa Noel Thầy Vĩnh tập hát cho các chú bài Đêm Thánh
Vô Cùng… thầy trò cùng nhau ráng giọng lên cao mà hát
câu Ơn Châu báu Không Bờ Bến…
trong khi đó thầy Sùng thì lại chọn một vài anh em tập
Kịch Abraham… và cái thằng tôi được chọn đóng vai
Isaac… nên nay nó vẫn nhớ….

Thuở này hai người tập hát chính thức là Cha Mollard và
Lagrange, và vao giờ chầu gần như lần nào cũng có bài
Ave Maris Stella hoặc Salve Regina và người ngồi đánh
đàn Harmonium không ai khác là thầy Sùng… qua lục cá
nguyệt thứ hai của niên học, vì hát bài này nhiều lần quá,
nên tuy nhỏ, phải quỳ ở hàng ghế đầu… nhưng tôi vẫn
tưởng tượng Thầy Sùng , ở phía sau nhắm mắt cũng đánh
đàn xong bài hát này….

Thuở ấy, tất cả cùng đi dạo chung với nhau, và cả hai ông
thầy cùng đá banh rất mạnh… sau này Thầy Vĩnh, vì rất
thích môn bóng chuyền, nên hay dẫn một vài chú lớn vào
làng Đường Đệ để đánh Volley với người ta, còn Thầy
Sùng thì tung hoành bóng đá với các chú….

Thầy Sùng, Thầy Vĩnh cũng chia động từ chúng ta cùng
đánh cờ tướng rất hăng hái  

Sau 1 thời gian nữa thì hai thầy hay đánh cờ tướng với ông
Ba ngoài cửa chủng viện… và vì vậy hai ông thầy này
quen với Daddy của tôi, cũng hay tới ông Ba chơi cờ
tướng trên đường về nhà, sau khi dạy học ở Bá Ninh
Nhatrang.

Bây giờ mỗi lần đi dạo Ba làng, hơi có sự thay đổi: Hai
thầy luân phiên lên nhà tôi đánh cờ tướng với Daddy của
tôi, còn thầy kia dẫn các chú đi dạo…. và tôi là người phải
chạy vào nhà, trên đường đi về, để báo cho Thầy biết là
đã đến giờ đi về….
Năm học đầu tiên dần trôi qua, cho đến một buổi sáng,
tôi không thấy hai thầy, mà bù lại Cha Sách làm giám thị
tạm các chú. Hỏi ra mới biết hai thầy đi thi lại Bac/I…. và
kết quả là thầy Sùng thi đậu….
Chúng tôi đi về nghỉ hè, và Thầy Vĩnh cho biết sẽ vào
Học viện Đa minh để học triết học, còn Thầy Sùng sẽ trở
lại làm chú Sùng, nhập chung với các anh Bảy Thạnh, anh
Tư Thượng, anh Trọng, Quới, Đông (Hà Dừa), Đào Trí
Cầu vào ở trong TCV Sài Gòn ở đường Cường Để.. và đi
học lớp Terminale (Sciences Experimentales) ở trường
Taberd đường Nguyễn Du. Phe Nhatrang chúng ta bắt đầu
du học Taberd từ đó…

Bây giờ chú Sùng lại trở lại làm thầy Sùng và đi học ở
Xuân Bích (Huế)…

Bẳng đi thật lâu, tôi không để ý đến hai ông thầy giám thị
đầu tiên TCV nữa, trừ mỗi lúc cuối năm..

vì lúc này là lúc thằng tôi hay so sánh cách hành xử của
các thầy giám thị.
Phải nói thật tôi rất mến hai thầy Sùng và Vĩnh vì nhiều
lý do, trong đó có chuyện rất đặc biệt tôi không thấy hai vị
mạnh tay đánh một anh em nào của chúng tôi cả….
Rồi 1966, tôi lại gặp lại Thầy Sùng khi Ngài học Thần
học 4 ở ĐCV Xuân Bích Huế, còn tôi thì đang học ở
Providence Huế, ngôi trường Ngài cũng học trước đó
khoảng năm 1958, 1959, trước khi về làm Giám Thị
Rồi 1975… rồi nghe tin Ngài về hưu tại gia ở quê quán
Hộ Diêm… bị Diabete…
và mấy ngày nay, chú em Trần An Tịch báo tin Ngài sửa
soạn giã từ….
Sáng nay, được tin Ngài qua đời, tôi phone lại cho anh
Tư Thượng (= Đức Ông Thượng) để báo tin và anh em cầu
nguyện chung.. tôi chia sẻ với Đức Ông Thượng chuyện
Ngài sắp sẵn ngày về với Chúa…. tôi chia sẻ chuyện tôi
nghe trong băng Video của chú em Linh khi Ngài tươi
cười nói : Ngài có đầy đủ hết… tiền lễ địa phận cung cấp
đủ… các cha bạn quen còn tặng thêm bổng lễ… Ngài sống
hạnh phúc… trong chan chứa Tình Chúa và Tình Người
cho dù bị cơn bệnh nó hành đôi chân của Ngài….
Tôi chia sẻ với đức Ông Thượng :
Ngài hạnh phúc, cảm thấy có đủ hết, vì Ngài có Chúa…
Chúa là phần gia nghiệp đời Ngài…. và Đức Ông Thượng
nói : Tạ Ơn Chúa… Một gương tốt cho anh em mình…
Cha Sùng ơi, Thầy Sùng ơi
Xin được dâng lên Chúa lới cảm tạ vì cuộc sống của cha

Cửa Công Chính
Hãy mở cho tôi vào….
Cha sẽ gặp Đức Hồng Y Thuận
người đã truyền chức cho cha năm 1967
người đã gởi cha đi du học
người đã tín nhiệm cha nơi đào luyện tông đồ địa phận
thì xin CHA VÀ ĐỨC HỒNG Y CẦU CHO CHÚNG
CON VỚI
Tịch ơi,
Nhớ giúp anh em CSB Hải Ngoại những điều anh Hiệp đã
nhờ em
và nhớ cho anh Thức gởi 1 cành hoa theo huyệt mộ của
Ngài.
*Paul Hồ Trí Thức