Cả đức giáo hoàng cũng tự phê bình. Và sửa ba lầm lỗi.

Cả đức giáo hoàng cũng tự phê bình. Và sửa ba lầm lỗi.

Ngài đang hạ thấp mức “lượng giá” cuộc phỏng vấn của Ngài với Scalfari. Điều chỉnh nhận xét của mình về Công Đồng Vaticanô đệ Nhị. Tách biệt mình xa khỏi các trào lưu tiến bộ từng ca tụng ngài cho đến nay. Nhưng giới truyền thông lại im lặng về sự thay đổi trong tiến độ này.

Bài của Sandro Magister

 

Nguồn: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350668?eng=y

ROME, ngày 22 tháng Mười Một năm 2013 – Trong vòng vài ngày, đức giáo hoàng Phanxicô đã sửa chữa hay sắp sửa chữa một vài điểm đặc trưng đáng kể của bộ diện ngài trình bày cho công chúng. Ít là ba điểm.

Điểm đầu tiên liên quan đến cuộc đối thoại của Ngài với Eugenio Scalfari, được tay quán quân về các tư tưởng vô thần ghi lại trong tờ “La Repubblica” số ngày 1 tháng Mười.

Quả thực bản văn ghi lại cuộc đối thoại đã dấy lên một sự chưng hửng khắp nơi, vì một vài nhận xét thốt ra từ môi miệng đức Phanxicô nghe như tương thích với cách suy nghĩ thế tục đang mạnh thế hơn là với giáo lý Công giáo. Chẳng hạn như câu sau:

Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình về tốt xấu và phải chọn lựa đi theo điều tốt và chống lại điều xấu theo như mình hiểu chúng.

Tuy nhiên, cùng lúc, cuộc phỏng vấn được cha Federico Lombardi xác nhận là “trung thành với tư tưởng” của đức giáo hoàng và “đáng tin cậy trong đại thể.” Không chỉ có thế. Vài giờ sau khi cuộc phỏng vấn được phổ biến trên tờ “la Republica,” nguyên văn bài phỏng vấn còn được in lại cả trên tờ “L’Osservatore Romano” và trang mạng chính thức của Toà Thánh, song hành cùng các diễn từ và tài liệu khác của đức giáo hoàng.

Việc này làm phát sinh ý tưởng cho rằng đức Jorge Mario Bergoglio đã cố ý chọn cách diễn đạt qua lối đối thoại, trong dịp này cũng như trong các dịp khác, làm thành một hình thức huấn quyền mới, có khả năng đạt đến quảng đại quần chúng cách hiệu quả hơn. Nhưng trong những tuần lễ sau đó, hẳn đức giáo hoàng cũng nhận thấy được cái rủi ro hình thức này mang lại. Rủi ro là huấn quyền của Giáo hội có thể tụt xuống mức chỉ là một ý kiến đóng góp thêm vào tiến trình tự do trao đổi tư tưởng.

Quả vậy, chuyện này đưa đến quyết định lấy bản văn cuộc đối thoại với Scalfari xuống khỏi trang mạng của Toà Thánh vào ngày 15 tháng Mười. “Bản văn đã được lấy đi,” cha Lombardi giải thích, “để minh định bản chất của bản văn ấy. Có vài điều hiểu lầm và bất đồng ý kiến về giá trị của nó.”

Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng Mười, khi được phỏng vấn tại trung tâm báo chí ngoại quốc ở Roma, Scalfari cho biết thêm các chi tiết của vấn đề.

Vào cuối buổi đối thoại, ông nói đức giáo hoàng đã đồng ý cho phổ biến bài phỏng vấn. Khi Scalfari đề nghị gửi trước cho ngài bản văn, ngài đã trả lời : “Có lẽ làm mất thì giờ của tôi quá, tôi tin ông.

Quả thực, người sáng lập tờ ”la Repubblica” đã gửi bản văn cho đức giáo hoàng, đính kèm là một bức thư do ông viết, có đoạn sau:

Xin Ngài lưu ý rằng tôi không ghi vào bài một vài điều Ngài đã nói với tôi. Và cũng có một vài điều tôi gán cho Ngài mà thực ra Ngài đã không nói. Nhưng tôi vẫn thêm vào để người đọc có thể biết được con người của Ngài.”

Hai ngày sau – cũng theo lời của Scalfari – vị thư ký của đức giáo hoàng, Alfred Xuereb, đã gọi điện thoại đồng ý cho công bố bản văn. Bản văn được công bố ngay hôm sau.

Scalfari nhận xét: “Tôi hoàn toàn muốn nghĩ rằng có đôi điều tôi viết ra và gán cho Ngài đã không được Ngài đồng tình chia sẻ, nhưng tôi cũng tin rằng Ngài vẫn giữ ý kiến cho rằng, những điều ấy, do một người vô tín nói ra, quan trọng đối với Ngài và đối với công tác Ngài đang thực hiện.”

*

Nhưng cả đến cuộc phỏng vấn đức giáo hoàng Phanxicô, thực hiện theo đúng chuẩn mực, và được xem xét kỹ lưỡng, trong tờ “La Civiltà Cattilica“, đăng hôm 19 tháng Chín trên 16 tạp chí của Dòng Tên trong 11 ngôn ngữ – mới đây cũng được đem đi để sửa chữa lại .

Về một điểm cốt yếu: Nhận định về Công Đồng Chung Vaticanô đệ Nhị.

Điều này được làm sáng tỏ nhờ một đoạn trong bức thư đức Phanxicô đich thân viết cho Tổng giám mục Agostino Marchetto hôm 12 tháng Mười Một nhân  giới thiệu cuốn sách viết để vinh danh ngài, trong cái hậu cảnh bề thế của lâu đài Campidoglio. Một bức thư đức giáo hoàng muốn đọc nơi công cộng .

Đoạn đó như sau :

Ngài đã minh chứng một tình yêu đa dạng [dành cho Giáo hội]. gồm cả việc sửa chữa một sai sót hay một sự thiếu chính xác của tôi – tôi hết lòng cám ơn ngài về cử chỉ này – nhưng trên hết, tình yêu ấy đã tỏ hiện trọn vẹn nét tinh tuyền trong các khảo cứu của Ngài về Công Đồng Chung Vaticanô đệ Nhị. Tôi đã từng nói với ngài một lần, thưa ngài Tổng giám mục trân qúy, hôm nay tôi muốn lập lại điều ấy lần nữa, rằng tôi coi ngài là một nhà chú giải giỏi nhất về Công Đồng Vaticanô đệ Nhị.”

Nhận định Marchetto là “nhà chú giải giỏi nhất“ về Công Đồng, tự nó, là một nhận xét đáng lưu ý. Quả vậy, Marchetto đã từng là một nhà phê bình cứng rắn nhất của “trường phái Bologna” –  do Giuseppe Dossetti và Giuseppe Alberigo thành lập và ngày nay được giáo sư Alberto Melloni điều hành –  Trường phái này độc quyền thế giới về lối cắt nghĩa Công Đồng Vatican đệ Nhị theo chiều hướng tiến bộ .

Lối giải thích Công Đồng Marchetto chủ trương cũng là lối của đức Biển Đức XVI: không phải là lối “đoạn tuyệt” rồi “bắt đầu lại,” nhưng  là “canh tân trong liên tục về một chủ đề Giáo Hội.“ Và đấy chính là lối chú giải mà giáo hoàng Phanxicô muốn hiểu rằng ngài đồng quan điểm, khi ngài đề cao sự thẩm định dành cho Marchetto.

Nhưng nếu người ta đọc lại đoạn văn cô đọng đức Phanxicô nói về Công Đồng Vatican đệ Nhị trong cuộc phỏng vấn của tờ “La Civiltà Cattolica,” người ta có một ấn tượng khác ngay. “Đúng thế, có lối chú giải liên tục, và có lối chú giải gián đoạn” đức giáo hoàng công nhận thế . “Tuy nhiên,”  ngài thêm, “có điều rõ ràng”: Công Đồng Vaticanô đệ Nhị  “phục vụ dân chúng” trong việc “giải thích lại Phúc Âm dưới ánh sáng của văn hóa đương đại.”

Trong vài hàng ít ỏi cuộc phỏng vấn bàn về Công Đồng, đức Bergoglio xác định yếu tính của Công Đồng như thế những ba lần, và cũng áp dụng định nghĩa này  cho việc cải tổ nền phụng vụ.

Một nhận xét như thế về biến cố công đồng vĩ đại lập tức bị nhiều người cho là quá tóm lược, đến độ cả người phỏng vấn đức giáo hoàng, cha Antonio Spadaro,  vị giám đốc của tờ “La Civiltà Cattolica” đã phải thú nhận rất ngỡ ngàng khi ghi lại thành văn bản lời đức giáo hoàng nói .

Tuy nhiên, trong lúc đó, lời nhận định này vẫn tiếp tục nhận được sự đồng thuận rộng rãi.

Chẳng hạn, khi đón tiếp đức giáo hoàng tại dinh tổng thống trong cuộc viếng thăm hôm mồng Bốn tháng Mười Một, tổng thống của nước cộng hoà Ý, Giorgio Napolitano, đã cám ơn ngài chính vì ngài đã làm vang vọng tinh thần Công Đồng Vaticanô đệ Nhị như là “giải thích lại Phúc Âm dưới ánh sáng của văn hóa đương đại.”  Ông lập lại nguyên văn từng chữ của đức giáo hoàng.

Và, như một ví dụ, lời ca ngợi chính những từ ngữ này của đức giáo hoàng cũng đến từ nhà Phụng vụ học lỗi lạc nhất người Ý, Andrea Grillo, một giáo sư tại Giáo hoàng Học Viện Atheneum thánh Anselmo. Theo ý vị này, cuối cùng đức Phanxicô đã khai mạc một lối “chú giải” đích thực và chung cuộc về Công Đồng, sau khi đã “lập tức đẩy xuống hàng thứ yếu cuộc tranh luận về sự “liên tục” hay “gián đoạn” đã từ lâu ám ảnh – và thường  làm tê liệt hoàn toàn – mọi nỗ lực cắt nghĩa cách hữu hiệu Công Đồng Vaticanô đệ Nhị .”

Quả vậy, không phải là điều gì bí mật khi “việc phục vụ dân chúng” và việc giải thích lại Phúc Âm “cho cập nhật” là những khái niệm rất quen thuộc với lối chú giải cấp tiến về Công Đồng và đặc biệt với “trường phái Bologna,” trường phái vốn liên tục tự tuyên bố mình là những người hâm mộ vị giáo hoàng này.

 

Nhưng hiển nhiên có người đã đích thân chỉ ra cho đức giáo hoàng Bergoglio thấy rằng giản lược Công Đồng vào các quan niệm như thế, ít ra là “không chính xác” nếu không nói là “sai lầm.”

Và chính Marchetto đã người đã đi bước này. Giữa ngài và đức Bergoglio luôn có một sự tin tưởng sâu xa, lẫn kính trọng dành cho nhau. Marchetto sống tại Roma trong khu cư xá dành cho giáo sĩ trên đường Scrofa, phòng 204 , sát bên cạnh phòng 203 , nơi vị hồi đó còn là tổng giám mục Buenos Aires, cư trú mỗi lần ngài đến Roma.

Đức Phanxicô không chỉ lắng nghe bạn mình phê bình, mà còn chấp nhận các phê bình ấy. Đến độ đã cám ơn bạn mình, trong bức thư ngài đọc hôm 12 tháng Mười Một, vì đã giúp mình “sửa chữa một sai lầm hay một sự thiếu chính xác của mình.”

Người ta có thể giả định rằng, trong tương lai, đức Phanxicô sẽ đích thân phát biểu về Công Đồng một cách khác với cách trong cuộc phỏng vấn của báo “La Civiltà Cattolica.” Theo chiều hướng giải thích của đức Biển Đức XVI hơn. Hẳn sẽ khiến cho “trường phái Bologna” thất vọng rất nhiều.

*

Việc sửa chữa thứ ba phù hợp với hai việc sửa lỗi trên. Nó liên quan đến cung giọng “cấp tiến” người ta gán cho giáo hoàng Phanxicô trong ba tháng đầu tiên triều giáo hoàng.

Cách nay một tháng, hôm 17 tháng Mười, đức Bergoglio dường như đã khẳng định hình ảnh này của mình một lần nữa trong bài giảng lễ ban sáng tại nguyện đường cư xá Santa Marta, khi ngài chỉa những ngôn từ châm chọc chống lại hạng Kytô hữu biến đức tin tành một “ý thức hệ luân lý.” hoàn toàn do “những luật lệ không chút tốt lành” tạo ra.

Nhưng một tháng sau, hôm 18 tháng Mười Một, trong một bài giảng lễ ban sáng khác, đức giáo hoàng đã dùng một lời lẽ khác hẳn.

Ngài sử dụng cuộc nổi dậy của anh em nhà Maccabê chống lại quyền bính đang thống lãnh đương thời, như điểm khởi hành để tuôn ra một bài quở trách hùng hồn nhắm vào chủ trương “cấp tiến non trẻ,“ của cả người Công Giáo, thường hay cam phục chịu“sự đồng nhất trong lãnh đạo” của “một nề nếp suy nghĩ  vốn là kết quả của tinh thần thế tục.”

Ngay trên bề mặt của bất cứ một chọn lựa nào, luôn luôn đúng là cứ phải tiến tới, thay vì ở lỳ trung trành với truyền thống của mình.” đức Phanxicô nói như thế là không đúng.  Kết quả của việc mặc cả về mọi chuyện chính là giá trị của chúng thành  trống rỗng không có lấy một ý nghĩa nào, để cuối cùng trở thành “những giá trị chỉ có trên danh nghĩa , nhưng không thực.” Hơn thế nữa, rốt cục người ta sẽ phải  mặc cả đến “chính cái thiết yếu của bản tính của mình, sự trung thành vớiThiên Chúa.”

Lề lối suy nghĩ đang thống lĩnh thế giới – đức giáo hoàng nói tiếp – hợp thức hoá cả việc “lên án tử hình,”  cả việc “sát tế con người.”  “Nhưng quý vị,” ngài hỏi, “qúy vị có nghĩ rằng ngày nay không có chuyện sát tế con người ?  Có nhiều, nhiều lắm! Mà lại còn có cả lệ luật để bảo vệ việc đó nữa.

Thật khó mà không nhận ra trong lời kêu cứu bi thương của đức giáo hoàng Phanxicô vô số sinh mạng nhân loại đã bị sát hại trước khi được sinh ra do phá thai, hoặc bị cắt ngang với việc an tử.

Khi than phiền về “những lấn chiếm của  tinh thần thế tục dẫn đến việc bội giáo,” đức giáo hoàng trích dẫn cuốn tiểu thuyết mang tính “tiên tri” của thời đầu thế kỷ 20, vốn nằm trong danh mục các sách ngài thích đọc: “Lord of the World – Chúa Tể Thế Giới” của Robert H. Benson, một linh mục Anh giáo, con của vị tổng giám mục Canterbury. người đã trở lại Công Giáo.

Ngoại trừ một ít tờ báo Công Giáo, giới truyền thông trên toàn thế giới đều bỏ quên bài giảng này của đức giáo hoàng Phanxicô. Quả vậy, bài này rõ ràng nói ngược lại cái khuôn mẫu cấp tiến, thậm chí mang tính cách mạng mà người ta thường miêu tả về ngài.

Nhưng bây giờ nó đã là một phần của văn khố. Và sẽ nằm mãi trong đó.

 

Một trùng hợp thú vị: trong Thánh lễ đức Phanxicô giảng bài này, một trong những người tham dự là vị tân quốc vụ khanh, Pietro Parolin, trong ngay đầu tiên làm việc tại giáo triều Roma .

 

________

Bài của Eugenio Scalfari phỏng vấn đức giáo hoàng Phanxicô, đã bị lấy xuống khỏi trang mang của Vatican:
> The Pope to Scalfari: This Is How I Will Change the Church

Bài phỏng vấn đức giáo hoàng trên tờ “La Civiltà Cattolica” :
> A Big Heart Open to God

__________

Đoạn trích liên quan đến Công Đồng trong bài phỏng vấn đức giáo hoàng trên tờ “La Civiltà Cattolica.”
Công Đồng Vaticanô đệ Nhị thực hiện được những gì?” tôi hỏi. “Điều đó có nghĩa gì?” Dưới ánh sáng những lời khẳng định trước đây, tôi mường tượng ngài sẽ có câu trả lời dài và rành rẽ. Thay vì thế, tôi có cảm tưởng đức giáo hoàng chỉ đơn giản nhận định công đồng như là một biến cố không phải để bàn luận, và như để nhấn mạnh đến tầm quan trọng cơ bản của công đồng, nó không đáng để bàn luận lâu dài. “Công Đồng Vaticanô đệ Nhị là việc đọc lại Phúc Âm dưới ánh sáng văn hóa đương thời,” đức giáo hoàng nói. “Công đồng tạo ra một phong trào canh tân đơn thuần phát sinh từ chính Phúa Âm. Hoa trái của Công Đồng thật phong phú. Chỉ cần nhắc tới phụng vụ. Công tác canh tân phụng vụ nhằm giúp tín hữu đọc lại Phúc Âm từ một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đúng vậy, có những lối giải thích liên tục và giải thích gián đoạn, nhưng có một điều rõ ràng: tính năng động của việc đọc Phúc Âm, hiện thực hóa sứ điệp của Phúc Âm cho ngày hôm nay – điều hết sức đặc trưng của Vaticanô đệ Nhị – là điều tuyệt đối không thể nào đảo ngược được. Rồi có các vấn đề đặc biệt, như phụng vụ theo Vetus Ordo –Nghi Thức Cũ. Tôi nghĩ quyết định của đức giáo hoàng Biển Đức [quyết định hôm mồng 7 tháng Bẩy năm 2007 cho phép việc cử hành Thánh Lễ theo Công Đồng Triđentinô cách rộng rãi hơn ] là thận trọng và được thúc đẩy bởi ý muốn giúp những người có hảo cảm với nó. Nhưng, điều gây lo lắng là cái nguy cơ ý thức hệ hóa Vetus Ordo, hay cái nguy cơ khai thác nó”.

(Đức giáo hoàng Phanxicô cũng đã sửa chữa tiêu điểm của Ngài trên vấn đề được nói đến trong vài hàng cuối trên đây. Khi đón tiếp đức hồng y Darío Castrillón Hoyos hôm 31 tháng Mười, ngài đã trấn an vị hồng y rằng ngài” không hề có vấn đề gì với nghi thức Roma ngoại thường,  và với những người theo nghi thức này, chiếu theo tinh thần đã được nói đến trong tự sắc “Summorum Pontificum” của đức Biển Đức XVI).

__________

Bức thư đức giáo hoàng Phanxicô gửi cho tổng giám mục Agostino Marchetto:

Caro Mons. Marchetto,
Con queste righe desidero farmi a Lei vicino e unirmi all’atto di presentazione del libro: “Primato pontificio ed episcopato. Dal primo millennio al Concilio ecumenico Vaticano II”. Le chiedo che mi senta spiritualmente presente.
La tematica del libro è un omaggio all’amore che Ella porta alla Chiesa, un amore leale e al tempo stesso poetico. La lealtà e la poesia non sono oggetto di commercio: non si comprano né si vendono, sono semplicemente virtù radicate in un cuore di figlio che sente la Chiesa come Madre; o per essere più preciso, e dirlo con ”aria” ignaziana di famiglia, come “la Santa Madre Chiesa gerarchica”.
Questo amore Lei lo ha manifestato in molti modi, incluso correggendo un errore o imprecisione da parte mia, – e di ciò La ringrazio di cuore –, ma soprattutto si é manifestato in tutta la sua purezza negli studi fatti sul Concilio Vaticano II.
Una volta Le ho detto, caro Mons. Marchetto, e oggi desidero ripeterlo, che La considero il migliore ermeneuta del Concilio Vaticano II. So che é un dono di Dio, ma so anche che Ella lo ha fatto fruttificare.
Le sono grato per tutto il bene che Lei ci fa con la sua testimonianza di amore alla Chiesa e chiedo al Signore che ne sia ricompensato abbondantemente.
Le chiedo per favore che non si dimentichi di pregare per me.?Che Gesù La benedica e la Vergine Santa La protegga.
Fraternamente,
Francesco
Vaticano 7 Ottobre 2013

__________

Bài phê bình lôi cuốn của nhà Phụng vụ học Andrea Grillo trên nhận định của đức giáo hoàng về Công Đồng, trong bài phỏng vấn trên tờ báo “La Civiltà Cattolica” :

> All’inizio del Concilio, la liturgia

__________

Trong số các tác giả cuốn “History of Vatican Council II – Lịch sử Công Đồng Vaticanô đệ Nhị ” được “trường phái Bologna” ủng hộ, nhưng bị tổng giám mục Agostino Marchetto phê bình kịch liệt, – đức giáo hoàng gọi  Marchetto là người “giải thích Công đồng đúng đắn nhất” –  có khuôn mặt lãnh đạo hàng đầu trong hàng giáo phẩm thế giới, Luis Antonio Gokim Tagle.

Quả thực, lúc còn là một linh mục thường ,Tagle là tác giả của một chương chính yếu trong cuốn thứ tư của bộ sách phát hành năm 1999, chương sách mang tên “The storm of November: the ‘black week.’ – Cơn bão tháng Mười Một: ‘Tuần Lễ Đen’ “

Đó là một chương mà Marchetto, trong cuốn sách đã làm nổ tung thuật viết sử của trường phái Bologne (“Vatican Council II. Counterpoint for its history,” xuất bản năm 2005 do nhà Libreria Editrice Vaticana i), đã định nghĩa như là: “một nghiên cứu phong phú, thậm chí toàn diện, nhưng bất cân xứng” được viết với một lối văn “báo chí”, và đôi chỗ “thiếu mất tính khách quan cần thiết của một nhà sử gia.”

Tuy vậy, lời phê bình của Marchetto cũng không ngăn cản được Tagle, làm giám mục Imus từ năm 2001, trở thành tổng giám mục đầu tiên của Manila vào năm 2011 và bây giờ là hồng y.

__________

Bài giảng hôm 18 tháng Mười Một của đức giáo hoàng tại nhà nguyện Santa Marta trong tờ “L’Osservatore Romano”:
> La fedeltà a Dio non si negozia

__________