<….
Theo Jason Horowitz, trong bài báo ngày 13 tháng Hai 2013, trên tờ Washington Post
đức Biển Đức đã đặt Carlo Maria Viganò phụ trách việc thực hiện một loạt các cải tổ trong nội bộ Vatican. Nhưng một vài vị hồng y cao cấp nhất trong giáo triều đã làm “kỳ đà cản mũi” và gây sức ép để đẩy Viagnò đi làm khâm sứ tại Mỹ.
Ngay sau đó xảy ra vụ mà báo chí đặt tên là vụ “Vatileak.” Một số lớn các thư tín cá nhân của đức Biển Đức bị lọt ra ngoài, Đa số thư bị lọt ra ngoài đều là các thư từ nói về những kèn cựa tranh chấp, dèm pha, thủ đoạn phản bội, và các cáo buộc hối lộ, cách chức đang xảy ra trong nôi bộ Vatican.
Thủ phạm, người “tuồn” các thư từ cá nhân của đức thánh cha ra ngoài, chính là Paolo Gabrielle, thư ký của đức Biển Đức XVI.
Toà Thánh lên án vụ ăn cắp này, và gọi vụ này là một “hành vi vô luân có mức độ trầm trọng chưa thể lường được .”
Gabrielle bị bắt và bị xử.
Lập túc báo chí đánh hơi thấy có tranh chấp quyền lực phía sau vụ việc.
Sau đây là vài hàng chung quanh câu chuyện :
Công việc chính của Gabriele là chăm sóc áo sống, pha cà phê, lái xe. Công việc bán chính thức, và lén lút, là chúi mũi vào thư từ riêng của đức Biển Đức XVI, trong đó có thư của Viganò là đáng để ý nhất.
Đức Tổng giám mục Viganò là người ủng hộ và thi hành các canh tân trong giáo triều theo ý đức Biển Đức. Vì thế việc này đem lại cho ngài rất nhiều thù địch.
Vào đầu năm 2011 một loat các bài báo nặc danh tấn công Ngài xuất hiên trên báo chí Ý. Dưới sức ép này, ngài cầu cứu đến người có thế lực đứng hàng tthứ hai tại Vatican, hồng y quốc vụ khanh Tarcisio Bertone. Đức Bertone đã không có hảo cảm với Viganò, lại còn đồng tình với các bài báo, phê bình cách làm việc cứng rắn của Viganò, và cách chức Viganò khỏi chức vụ đang giữ.
Thế là thư từ bay đi bay lại như bướm qua văn phòng của đức Biển Đức.
Trong một bức thư, đức Viganò viết cho đức Bertone kết án Bertone đã xen vào việc canh tân giáo triều của đức giáo hoàng, Và còn trách đức Bertone đã không giữ lời hứa nâng mình lên hàng hồng y. Viganò gửi một bản sao bức thư này cho đức thánh cha.
Trong một bức thư khác nữa, ngài dùng chữ “corruption- hối lộ” trong Vatican. “Việc thuyên chuyển tôi vào lúc này – ngài viết – hẳn sẽ gây ra nhiều mất phương hướng và thất vọng nơi những người tin tưởng rằng còn có thể dọn dẹp rất nhiều hoàn cảnh có chuyện hối lộ và tham quyền cố vị vốn đã bén rễ sâu trong cách điều hành nhiều ban bệ.”
Chẳng hạn ngài nêu lên một hãng thường cứ trúng thầu, tuy vẫn phải trả cho họ với giá gấp đôi giá ở ngoài !
Nỗ lực kêu cứu của ngài thất bại. Và ngài phải đổi đi làm khâm sứ tại Mỹ.
Ngài than phiền với đức thánh cha, trong bức thư ngày 7 tháng Bẩy năm 2011: “Nếu là lúc khác, việc thuyên chuyển này là một dịp để vui mừng và là một dấu hiệu được ưu đãi. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi này được coi là một lời lên án công việc con đang làm, và như thế, đây là một trừng phạt.”
Ngài còn gợi ý rằng “hẳn đức thánh cha sẽ chẳng được biết gì về chuyện này.”
Viên thư ký Gabriele cũng đồng ý như thế, nên đã tìm một cách không chính đáng để gây sự chú ý của đức giáo hoàng.
Qua các tay trung gian, ông liên lạc được với Gianluigi Nuzzi, một người mà Sandro Magister mô tả là tay nhà báo “đã nhận và công bố các tài liệu do viên thư ký bất trung ăn cắp được từ đức Biển Đức XVI, và cô [Chaouqui] đã miệt mài đưa tin cho trang mạng dagospia.com, một nguồn thông tin được nhiều người theo dõi tại Ý về những chuyện ngồi lê đôi mách và vu oan giá họa về Vatican. “ (http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350582?eng=y)
Nuzzi liên lạc đệ gặp Gabriele trong một căn chung cư bỏ trống gần Vatican. Họ bí mật gặp nhau mỗi thứ Năm. Gabriele đến bỏ tài liệu ăn cắp được vào một cái hộp thư chết, sau đó Nazzi đến lấy, và Nazzi dấu nó bằng cách may cái usb ấy vào cà-vạt.
Một hôm. Gabriele mang cả 13 trang tài liệu dấu trong lưng áo. Nuzzi dùng số tài liệu này để viết thành cuốn sách “His Holiness: The Secret Papers of Pope Benedict XVI,” xuất bản năm ngoái
Chính đức ông Georg Gaenswein tìm ra được “con ong trong tay áo.”
Cảnh sát tìm ra được 82 thùng tài liêu trong nhà của Gabriele. Ông bị bắt, xử có tội, nằm tù vài tháng. Sau đó, ông được đich thân đức Biển Đức tha thứ.
“Nhìn ra sự ác và hối lộ khắp nơi trong giáo hội, tôi đã sa xuống một mức tồi tệ đến độ không trở ngược được, và không còn tự chủ được.” Ông giải thích với các điều tra viên tại Vatican như thế. “Tôi tìm cách để tạo ra một chấn động, “có lẽ qua báo chí” để đưa giáo hôi trở lại con đường chân chính.”
Gabriele thành tâm thật sự? Hay sau lưng ông còn có thế lực nào khác xúi bẩy?
….>