<….
Còn có thế lực nào khác xúi bẩy? Câu hỏi này sẽ còn được nêu lên nhiều lần nữa trong loạt bài tản mạn năm nay .
Đây không thể không là một nỗi đau đớn ghê gớm dành cho Ngài. Đức giáo hoàng bị chính người thân tín trong nhà phản bội!
Mọi chuyện mọi người muốn dấu kín trong nội vi Vatican, nay được tỏ lộ cho toàn thế giới!
Nhưng chấn động Gabriele muốn tạo ra để “mong đưa Giáo hội trở lại con đường chân chính”, không thành công như ý ông muốn, mà việc để lộ tin tức lại càng làm cho hồng y Tarcisio Bertone củng cố thêm quyền hành cho mình.
Theo Jason Horowitz trong bài báo nói trên, đức Biển Đức là khuôn mặt nổi của giáo hội thế giới nhìn vào, còn Tarcisio Bertone, lại là người điều hành toàn bộ công việc của Vatican.
Năm 2006 đức Biển Đức đặt người phụ tá lâu năm của mình lên làm quốc vụ khanh. Việc này khiến các vị lão luyện trong giới ngoại giao của Vatican e ngại. Vì việc đề cử này gây nguy hại cho nền ngoại giao truyền thống của Giáo hội.
Đức Bertone khẳng định điều lo ngại này. Những vị theo phe cánh ngài, nắm những vị trí quan trọng trong lãnh vực tài chính của giáo hội.
Và vị trí của Bertone cũng đồng nghĩa với vị trí chủ tịch của nhà băng Vatican, một ví trí ngài có vẻ muốn ngăn cản đức Biển Đức cải cách
Đọc thêm các bài của Sandro Magister
(http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350551?eng=y)
Chúng ta đừng quên, trong bối cảnh ấy, Giáo hội còn phải đương đầu với những phản đối, chỉ trich gay gắt về vụ các linh mục bê bối tình dục.
Đích thân đức giáo hoàng còn bị các nạn nhân, qua tay ICC, doạ truy tố và chịu trách nhiệm về các vụ bê bối này.
Đọc thêm bài sau trên tờ The Guardian
(http://www.theguardian.com/world/2013/feb/11/pope-complicit-child-abuse-say-victims)
Và bài này :
(http://www.nytimes.com/2011/09/14/world/europe/14vatican.html?src=tp&smid=fb-share&_r=3&)
ICC viết tắt của The International Criminal Court, Toà án tội phạm quốc tế có quyền thẩm về tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng, vi phạm sau ngày 1 tháng Bẩy 2002. Toà này độc lập với Liên Hiệp Quốc, và có quyền thẩm trong 117 quốc gia đã ký vào Quy Chế Roma. Đặc biệt Vatican và Hoa kỳ không ký vào quy chế này .
Ngoài đích danh đức giáo hoàng, toà này còn truy tố hồng y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh; hồng y Angelo Sodano, cựu quốc vụ khanh, và lúc ấy đang là niên trưởng hồng y đoàn; và hồng y William J. Levada, bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, là bộ nhận hồ sơ các vụ bê bối tình dục ấy.
Và ICC doạ sẽ trưng thu tài sản của giáo hội để bù đắp thiệt hại cho các nạn nhân.
Khi nhìn vào quy chế và cách thành lập của toà này, chúng ta thấy chuyện ICC thiết lập hồ sơ là chuyện không thích đáng với quy chế của mình. Nhưng ít ra, toà này đã tạo ra một tiếng vang lớn, và một áp lực không phải nhỏ.
Bây giờ bình thản viết lại các biến cố này, chúng ta không còn cảm được tình hình nghiêm trọng và bi thảm lúc bây giờ. Cả thế giới đêm ngày như chỉ rình rập các động thái của Giáo hội, xem coi Toà thánh ứng xử như thế nào.
Họ không thấy và không thèm nhìn thấy cả rừng cây đang đứng yên, mà chỉ chỉ nghe ra tiếng một thân cây đổ nhào. Rồi làm lớn chuyện.
Đọc lại báo cũ ngày 26 tháng Ba năm 2010, hãng AP đăng bài có ý kiến:
“Khi Tuần Thánh đến gần, nhiều nhóm nạn nhân các vụ bạo hành tình dục, và những kẻ “theo đóm ăn tàn” mạnh tiếng yêu cầu đức Biển Đức nhận trách nhiệm. Vài người còn yêu cầu Ngài từ nhiệm. Nhiều nguời còn sợ rằng vụ tai tiếng làm cho tín hữu Công giáo sẽ rời bỏ Giáo hội … Khi tình hình thêm trầm trọng, Vatican lên tiếng một cách thiếu kiên nhẫn, đôi khi phẫn nộ, cho rằng có cả một chiến dịch nhằm bôi nhọ đức giáo hoàng . Tờ “L’Osservatore Romano,” viết rõ “có cả một chủ ý rõ ràng mốn hạ gục đức Biển Đức “bằng bất cứ giá nào.”
Xem thêm tại :
http://www.masslive.com/news/index.ssf/2010/03/legacy_of_pope_benedict_xvi_th.html
Dưới sức ép như thế, mà nói đức thánh cha từ nhiệm trong hoàn toàn tự do, là điều nhiều người còn bàn cãi.
Ai là kẻ đứng sau xúi bẩy tất cả những chuyện này ?
…..>