Tản mạn 2015 – 05
Hai tháng trước đây, đức Tổng giám mục về hưu Jan Pawel Lenga , giáo phận Karaganda, ở Kazakhstan, đã viết một bức thư ngỏ, cho rằng việc từ nhiệm của đức Biển Đức là bị ép buộc. Ngài không đưa ra bằng chứng trong thư.
(http://rorate-caeli.blogspot.com/2015/02/rorate-exclusive-open-letter-by.html#more)
Mục đích của ngài là hy vọng thúc giục các tín hữu lâu nay đã vùi đầu trong cát quá lâu.
Nhà cháu xin dịch trọn bài:
Reflections on some current problems of the crisis of the Catholic Church
Suy tư về một vài vấn đề hiện hành của cơn khủng hoảng trong Giáo Hội Công giáo
I had the experience of living with priests who were in Stalinist prisons and camps and who nevertheless remained faithful to the Church. During the time of persecution they fulfilled with love their priestly duty in preaching Catholic doctrine thereby leading a dignified life in the imitation of Christ, their heavenly Master.
Tôi có kinh nghiệm sống với các linh mục từng ở trong nhà tù và trại cải tạo của Staline. Tuy vậy, các ngài vẫn kiên gan trung thành với Giáo hội. Trong thời bách hại, các ngài đã hoàn thành thừa tác vụ linh mục lòng đầy yêu thương, khi các ngài rao giảng Giáo Lý Công giáo, nhờ đó, dẫn đến việc sống một cuộc đời đầy phẩm cách, theo gương Chúa Kytô, Người Thầy trên trời của họ.
I completed my priestly studies in an underground Seminary in the Soviet Union. I was ordained a priest secretly during the night by a pious bishop who himself suffered for the sake of the faith. In the first year of my priesthood I had the experience of being expelled from Tadzhikistan by the KGB.
Tôi hoàn thành nền học vấn đào tạo linh mục trong một chủng viện hầm trú thời Liên Bang Sô Viết. Tôi được phong chức linh mục một cách bí mật, vào đúng đêm có một giám mục đạo đức phải chịu đau khổ để bảo tồn đức tin. Trong năm đầu đời linh mục, tôi có được kinh nghiêm bị Công An KGB đuổi khỏi Tadzhikistan.
Subsequently, during my thirty-year stay in Kazakhstan, I served 10 years as priest, caring for faithful people in 81 localities. Then I served 20 years as bishop, initially as bishop of five states in Central Asia with a total area of around four million square kilometers.
In my ministry as a bishop I had contact with Pope Saint John Paul II, with many bishops, priests and faithful in different countries and under different circumstances. I was member of some assemblies of the Synod of Bishops in the Vatican which covered themes such as “Asia” and “The Eucharist”.
Sau đó, trong suốt 30 năm sống tại Kazakhstan, tôi phục vụ 10 năm trong tư cách linh mục, chăm sóc giáo dân cho 81 giáo điểm. Rồi tôi phục vụ 20 năm trong chức giám mục, ban đầu là giám mục của 5 quốc gia vùng Trung Á, với một diện tích tổng cộng khoảng 4 triệu kilômét vuông.
Trong tác vụ giám mục, tôi được tiếp xúc với thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị, gặp gỡ nhiều giám mục, linh mục và tín hữu thuộc nhiều xứ sở và trong nhiều hoàn cảnh. Tôi là thành viên của một trong các ủy ban của Thượng Hội Đồng Giám mục tại Vatican, phụ trách các đề tài như “Châu Á “ và “Bí Tích Thánh Thể.”
This experience as well as others give me the basis to express my opinion on the current crisis of the Catholic Church. These are my convictions and they are dictated by my love of the Church and by the desire for her authentic renewal in Christ. I am forced to resort to this public means of expression because I fear that any other method would be greeted by a brick wall of silence and disregard.
Kinh nghiệm này, cũng như các kinh nghiệm khác nữa đã cho tôi cái nền tảng để bày tỏ quan điểm của mình về khủng hoảng hiện tại của Giáo hội Công giáo. Đây là những xác tín của tôi. Tôi có được những xác tín này là vì lòng yêu mến tôi dành cho Giáo hộị và nỗi mong mỏi muốn Giáo hội được canh tân đích thực trong Chúa Kytô. Tôi bị bó buộc phải dùng đến cách thức công khai này để bày tỏ, vì tôi sợ rằng mọi cách nào khác đều đụng phải một bức tường im lặng và không ai thèm đếm xỉa đến.
I am aware of possible reactions to my open letter. But at the same time the voice of my conscience will not allow me to remain silent, while the work of God is being slandered. Jesus Christ founded the Catholic Church and showed us in word and deed how one should fulfill the will of God. The apostles to whom He bestowed authority in the Church, fulfilled with zeal the duty entrusted to them, suffering for the sake of the truth which had to be preached, since they “obeyed God rather than men”.
Tôi biết có thể sẽ có những phản ứng về bức thư ngỏ này của tôi. Nhưng đồng thời tiếng nói lương tâm tôi không cho phép tôi im miệng, trong lúc công trình của Thiên Chúa bị phỉ báng. Chúa Giêsu Kytô đã lập nên Giáo hội Công giáo, và qua lời nói qua hành động, Ngài đã chỉ vẽ cho chúng ta làm sao để hoàn thành Thánh Ý Thiên Chúa. Các Tông đồ mà Ngài đã trao ban thẩm quyền của Giáo hội, đã nhiệt tâm hoàn thành trách nhiệm được trao phó cho mình, và đã phải chịu đau khổ vì sự thật được rao giảng, vì các ngài “thà vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta.”
Unfortunately in our days it is increasingly evident that the Vatican through the Secretariat of State has taken the course of political correctness. Some Nuncios have become propagators of liberalism and modernism. They have acquired expertise in the principle “sub secreto Pontificio”, by which one manipulates and silences the mouths of the bishops. And that what the Nuncio tells them appears as it would be almost certainly the wish of the Pope. With such methods one separates the bishops from one another to the effect that the bishops of a country can no longer speak with one voice in the spirit of Christ and His Church in defending faith and morals. This means that, in order not to fall into disfavour with the Nuncio some bishops accept their recommendations, which are sometimes based on nothing other than on their own words. Instead of zealously spreading the faith, courageously preaching the doctrine of Christ, standing firm in the defense of truth and of morals, the meetings of the Bishops’ Conferences often deal with issues which are foreign to the nature of the duties of the successors of the apostles.
Bất hạnh thay, trong thời buổi chúng ta, càng ngày càng hiển nhiên là Vatican, qua phủ quốc vụ, đã đi theo đường lối đúng đắn xét về phương diện chính trị [1]. Một vài vị khâm sứ đã trở thành người cổ vũ cho chủ nghĩa phóng khoáng và tân thời. Các ngài đã lão luyện trong nguyên tắc “sub secreto pontificio – thuộc bí mật của đức giáo hoàng” Vì nguyên tắc này, người ta sai khiến và áp đặt các giám mục phải im miệng. Và điều đó có nghĩa là những gì vị khâm sứ nói với các giám mục có vẻ như hầu chắc đó là ý của đức giáo hoàng. Theo các cách đó, người ta phân rẽ các giám mục ra khỏi nhau, đến độ các giám mục trong một nước không còn có thể nói chung một tiếng nói theo tinh thần Chúa Kytô hay Giáo hội Người để bảo vệ đức tin và luân lý. Điều này có nghĩa, để khỏi bị thất sủng với vị khâm sứ, một vài giám mục chấp thuận với ý kiến của khâm sứ, đôi khi không dựa trên điều gì khác ngoài lời nói miệng. Thay vì nhiệt thành quảng bá đức tin, can đảm rao truyền giáo lý Chúa Kytô, kiên vững bảo vệ sự thật và luân lý, các cuộc họp của các Hội đồng Giám mục thường chỉ bàn đến những vấn đề xa lạ với bản chất của trách vụ những người kế vị các Tông đồ.
One can observe at all levels of the Church an obvious decrease of the “sacrum”. The “spirit of the world” feeds the shepherds. The sinners give the Church the instructions for how she has to serve them. In their embarrassment the Pastors are silent on the current problems and abandon the sheep while they are feeding themselves. The world is tempted by the devil and opposes the doctrine of Christ. Nevertheless the Pastors are obliged to teach the whole truth about God and men “in season and out”.
Người ta có thể nhận thấy có một sự sa sút rõ rệt về “điều thiêng thánh” trong mọi tầng lớp Giáo hội. “Tinh thần thế tục” đang nuôi sống các mục tử. Người tội lỗi lại đưa ra các chỉ vẽ để Giáo hội biết phải làm sao phục vụ họ. Trong lúc lúng túng, các Mục tử lại im miệng không nói gì về các vấn đề hiện tại, và bỏ mặc cho các con chiên mình ăn gì thì ăn. Thế giới đang bị ma quỷ cám dỗ và chống đối lại giáo lý Chúa Kytô. Dẫu thế, các Mục tử vẫn có bổn phận phải dạy dỗ trọn vẹn sự thật về Thiên Chúa và con người, dù “gặp thời thuận tiện hay không.”
However, during the reign of the last holy Popes one could observe in the Church the greatest disorder concerning the purity of the doctrine and the sacredness of the liturgy, in which Jesus Christ is not paid the visible honour which he is due. In not a few Bishop’s Conferences the best bishops are “persona non grata”. Where are apologists of our days, who would announce to men in a clear and comprehensible manner the threat of the risk of loss of faith and salvation?
Tuy nhiên, trong suốt thời cai trị của các vị giáo hoàng thánh thiện gần đây, người ta có thể thấy rõ Giáo hội đang lâm vào tình trạng rối ren nhất , liên quan đến sự tinh tuyền trong giáo lý và nét thiêng thánh của nền Phụng vụ, trong đó Chúa Giêsu Kytô không nhận được đúng mức vinh quang lẽ ra Ngài phải có. Trong không phải là ít các Hội Đồng Giám mục, các giám mục tốt nhất lại là những “persona non grata – người không được hoan nghênh.” Còn đâu những nhà hộ giáo thời chúng ta, những người công bố cách rõ ràng và dễ hiểu về nguy cơ mất đức tin và mất ơn cứu rỗi cho loài người?
In our days the voice of the majority of the bishops rather resembles the silence of the lambs in the face of furious wolves, the faithful are left like defenseless sheep. Christ was recognized by men as one who spoke and worked, as one, who had power and this power He bestowed upon His apostles. In today’s world the bishops must liberate themselves from all worldly bonds and – after they have done penance – convert to Christ so that strengthened by the Holy Spirit they may announce Christ as the one and only Saviour. Ultimately one must give account to God for all that was done and for all what wasn’t done.
Thời chúng ta hiện nay, tiếng nói đa số các giám mục lại gống sự im lặng của đoàn cừu trước bầy sói hung hăng. Các tín hữu bị bỏ bê như đoàn cừu không ai bảo vệ. Người ta nhận ra Chúa Kytô như một người nói và làm, như một người có quyền năng, và quyền năng ấy, Ngài trối lại cho các Tông đồ của mình. Trong thế giới ngày nay, các giám mục phải giải phóng chính mình thoát khỏi những ràng buộc trần thế, và – sau khi làm việc thống hối – hoán cải trở về với Chúa Kytô, để, sau khi được Chúa Thánh Thần củng cố sức mạnh, các ngài có thể loan báo Chúa Kytô như một Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chung cuộc, ai nấy phải tính sổ với Thiên Chúa về tất cả những gì mình đã làm và tất cả những gì mình đã không làm.
In my opinion the weak voice of many bishops is a consequence of the fact, that in the process of the appointment of new bishops the candidates are insufficiently examined with regard to their doubtless steadfastness and fearlessness in the defense of the faith, with regard to their fidelity to the centuries-old traditions of the Church and their personal piety. In the issue of the appointment of new bishops and even cardinals it is becoming increasingly apparent that sometimes preference is given to those who share a particular ideology or to some groupings which are alien to the Church and which have commissioned the appointment of a particular candidate. Furthermore it appears that sometimes consideration is given also to the favour of the mass media which usually makes a mockery of holy candidates painting a negative picture of them, whereas the candidates who in a lesser degree own the spirit of Christ are praised as open and modern. On the other side the candidates who excel in apostolic zeal, have courage in proclaiming the doctrine of Christ and show love for all that is holy and sacred, are deliberately eliminated.
Theo thiển ý của tôi, tiếng nói yếu đuối của nhiều giám mục là hậu qủa của sự kiện, trong tiến trình tấn phong tân giám mục, các ứng viên đã không được xem xét kỹ lưỡng về tính kiên định không chút nghi ngờ và lòng dũng cảm trong việc bảo vệ đức tin, cùng với lòng trung thành họ dành cho truyền thống hàng ngàn năm của Giáo hội, và lòng đạo đức cá nhân họ. Trong vấn đề bổ nhiệm các tân giám mục và thậm chí các hồng y, càng ngày càng thấy rõ rằng, thỉnh thoảng, sự ưu đãi dành cho những vị nào cùng chia sẻ chung một ý thức hệ, hay cho một vài nhóm xa lạ với Giáo hội, và được ủy nhiệm cho việc bổ nhiệm một ứng viên đặc biệt nào đó. Hơn nữa, có vẻ như đôi khị sự quan tâm được ưu đãi dành cho giới truyền thông đại chúng, Giới này thường chê bai chế diễu các ứng viên thánh thiện bằng cách vẽ nên một bức tranh tiêu cực về họ, trong khi những ứng viên ít thấm nhuần tinh thần Chúa Kytô hơn lại được ca tụng là cởi mở và tân thời. Mặt khác, các ứng viên trổi vượt về lòng nhiệt thành tông đồ, can đảm trong việc công bố giáo lý Chúa Kytô và bày tỏ lòng yêu mến những gì là thánh thiện và thiêng thánh, bị loại bỏ cách cố ý.
A Nuncio once told me: “It’s a pity that the Pope [John Paul II] does not participate personally in the appointment of the bishops. The Pope tried to change something in the Roman Curia, however he has not succeeded. He becomes older and things resume their usual former course”.
At the beginning of the pontificate of Pope Benedict XVI, I wrote a letter to him in which I begged him to appoint holy bishops. I reported to him the story of a German layman who in the face of the degradation of the Church in his country after the Second Vatican Council, remained faithful to Christ and gathered young people for adoration and prayer. This man had been close to death and when he learned about the election of the new Pope he said: “When Pope Benedict will use his pontificate solely for the purpose to appoint worthy, good and faithful bishops, he will have fulfilled his task”.
Một vị khâm sứ đã cho tôi biết: “Thật đáng tiếc đức giáo hoàng [Gioan Phaolô đệ Nhị] đã không đích thân can dự vào việc bổ nhiệm các giám mục. Đức giáo hoàng cố gắng thay đổi chút nào đó trong Giáo triều Rôma, nhưng ngài không thành công. Ngài càng ngày càng già đi, và mọi chuyện lại đâu vào đấy.”
Vào đầu giáo triều của đức giáo hoàng Biển Đức XVI, tôi đã viết một bức thư cho ngài, trong đó tôi xin ngài hãy bổ nhiệm các giám mục thánh thiện. Tôi kể cho ngài nghe câu chuyện của một giáo dân người Đức, khi đối diện với sự sa sút của Giáo hội tại nước mình sau Công Đồng Vaticanô đệ Nhị, ông vẫn trung thành với Chúa Kytô, và tập họp các người trẻ lại để thờ phượng cầu nguyện. Người này đã bị bỏ tù cho đến chết, và khi ông nghe tin có cuộc bầu giáo hoàng mới, ông nói: “Khi đức giáo hoàng Biển Đức dùng giáo triều của minh chỉ để nhắm đến một mục đích, là bổ nhiệm các gián mục xứng đáng, tốt lành, và tín trung, ngài đã hoàn thành sứ mạng của mình.”
Unfortunately, it is obvious that, Pope Benedict XVI has often not succeeded in this issue. It is difficult to believe that Pope Benedict XVI freely renounced his ministry as successor of Peter. Pope Benedict XVI was the head of the Church, his entourage however has barely translated his teachings into life, bypassed them often in silence or has rather obstructed his initiatives for an authentic reform of the Church, of the liturgy, of the manner to administer Holy Communion. In view of a great secrecy in the Vatican for many bishops it was realistically impossible to help the Pope in his duty as head and governor of the whole Church.
Tiếc thay, rõ ràng đức giáo hoàng Biển Đức XVI đã thường không thành công trong vấn đề này. Thật khó mà tin rằng đức giáo hoàng Biển Đức đã từ nhiệm trong tự do tác vụ kế vị thánh Phêrô. Đức giáo hoàng Biển Đức đứng đầu Giáo hội, tuy nhiên các phụ tá thân cận của ngài gần như không sống các giáo huấn của Ngài, im lặng bỏ qua, hay lại còn ngăn trở các sáng kiến cải tổ chân chính cho Giáo hội, về phương diện phụng vụ, về cách cho Rước Lễ. Xét vì có một màn bí mật lớn trong Vatican, nên đối với nhiều giám mục, quả tình hầu như không thể giúp đức giáo hoàng trong nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành toàn thể Giáo hội.
It will not be superfluous to remind my brothers in the episcopacy of an affirmation made by an Italian masonic lodge from the year 1820: “Our work is a work of a hundred years. Let us leave the elder people and let us go to the youth. The seminarians will become priests with our liberal ideas. We shall not flatter ourselves with false hopes. We will not make the Pope a Freemason. However liberal bishops, who will work in the entourage of the Pope, will propose to him in the task of governing the Church such thoughts and ideas which are advantageous for us and the Pope will implement them into life”. This intention of the Freemasons is being implemented more and more openly, not only thanks to the declared enemies of the Church but with the connivance of false witnesses who occupy some high hierarchical office in the Church. It is not without reason that Blessed Paul VI said: “The spirit of Satan penetrated through a crack inside the Church”. I think that this crack has become in our days quite wide and the devil uses all forces in order to subvert the Church of Christ. To avoid this, it is necessary to return to the precise and clear proclamation of the Gospel on all levels of ecclesiastical ministry, for the Church possesses all power and grace which Christ gave to her: “All power is given unto me in heaven and in earth. Go therefore, and teach all nations. Teaching them to observe all things whatsoever I have commanded you: and I am with you always unto the end of the world” (Mt 28, 18-20), “the truth will set you free” (John 8, 32) and “let your word be Yes, yes; No, no: for whatsoever is more than these comes of evil” (Mt 5, 37). The Church cannot adapt herself to the spirit of this world, but must transform the world to the spirit of Christ.
Cũng không phải là điều dư thừa khi nhắc lại cho các anh em trong giám mục đoàn của tôi về một khẳng định của một hội quán tam điểm ở Ý nói ra từ năm 1820: “Công việc của chúng ta là công việc hàng trăm năm. Chúng ta đừng thèm để ý đến người già, mà hãy chăm chú đến giới trẻ. Các chủng sinh sẽ trở thành các linh mục mang những ý tưởng phóng khoáng của chúng ta. Chúng ta không tự hãnh diện vì có các nguỵ giáo hoàng. Chúng ta sẽ không biến một giáo hoàng thành người Tam điểm. Tuy nhiên các giám mục phóng khoáng, làm việc chung quanh đức giáo hoàng, sẽ đề nghị lên cho ngài trong công tác điều hành Giáo hội những ý nghĩ và những tư tưởng thuận lợi cho chúng ta, và đức giáo hoàng sẽ đem chúng vào cuộc sống.” Chủ đích này của người Tam điểm đang được thực hiện càng ngày càng lộ liễu, không chỉ vì các kẻ thù đã xưng danh của Giáo hội, mà còn do sự đồng loã của các nguỵ nhân chứng đang giữ một vài điạ vị trọng yếu trong hàng giáo phẩm cao cấp Giáo hội. Không phải là không có ly do khi chân phước Phaolô đệ Lục đã nói: “Tinh thần của Satan đã xâm nhập vào trong Giáo hội qua một kẽ hở.” Tôi nghĩ rằng ngày nay khe hở ấy đã nứt to toang hoác, và ma quỷ đã vận dụng hết sức mạnh để khuynh đảo Giáo Hội Chúa Kytô. Để tránh điều này, cần phải trở về với việc Rao Giảng Tin Mừng chính xác và rõ ràng ở mọi cấp thừa tác vụ trong Giáo hội, vì Giáo hội sở hữu mọi sức mạnh và ân sủng Chúa Kytô đã ban cho mình: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ta. Vậy các con hãy đi và giảng dạy muôn dân. Dạy họ phải tuân giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con: Và Ta ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế.” (Mt 28,18-20), “Sự thật sẽ giải phóng các con.” (Ga 8,32) và lời các con “có thì nói có, không thì nói không., Kỳ dư điều gì thêm vào đều đến từ ma quỷ.” ( Mt 5, 37) Giáo hội không thể thích nghi với tinh thần thế gian này, mà phải biến đổi thế giới theo tinh thần Chúa Kytô.
It is obvious that in the Vatican there is a tendency to give in more and more to the noise of the mass media. It is not infrequent that in the name of an incomprehensible quiet and calm the best sons and servants are sacrificed in order to appease the mass media. The enemies of the Church however don’t hand over their faithful servants even when their actions are evidently bad.
Rõ ràng tại Vatican, có một chiều hướng càng ngày càng nhượng bộ theo tiếng ầm ĩ của truyền thông đại chúng. Cũng không phải là điều hiếm hoi khi nhân danh một sự im lặng và yên ổn, mà những con cái và tôi tớ ưu tú của giáo hội, bị hy sinh để xoa dịu giới truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, các kẻ thù của Giáo hội không bao giờ trao nộp các tôi tớ trung thành của mình, cả khi hành động của họ rõ ràng là gian ác.
When we wish to remain faithful to Christ in word and deed, He Himself will find the means to transform the hearts and souls of men and the world as well will be changed at the appropriate time.
Khi chúng ta muốn bền gan trung thành với Chúa Kytô trong lời nói cũng như việc làm, chính Ngài sẽ tìm cách để biến đổi trái tim và linh hồn người ta, và thế giới rồi cũng sẽ thay đổi theo đúng vào thời điểm thích hợp.
In times of the crisis of the Church God has often used for her true renewal the sacrifices, the tears and the prayers of those children and servants of the Church who in the eyes of the world and of the ecclesiastical bureaucracy were considered insignificant or were persecuted and marginalized because of their fidelity to Christ. I believe that in our difficult time this law of Christ is being realized and that the Church will renew herself thanks to the faithful inner renewal of each of us.
January 1st 2015, Solemnity of the Blessed Virgin Mary, Mother of God
+ Jan Pawel Lenga
Vào những thời điểm Giáo hội gặp khủng hoảng, Thiên Chúa thường dùng những hy sinh, nước mắt và kinh nguyện của con cái và các tôi tớ trong Giáo hội để có được sự canh tân đích thực về chính mình. Họ là những người, dưới con mắt thế gian, và bộ máy quan chức trong Giáo hội, bị coi là chẳng đáng gì, bị bách hại và bị loại ra rià vì họ trung thành với Chúa Kytô. Tôi tin rằng trong thời buổi khó khăn của chúng ta đây, người ta sẽ ý thức được quy luật này của Chúa Kytô, và Giáo hội sẽ tự canh tân nhờ những canh tân cách thành tín của mỗi chúng ta.
Ngày mồng Một tháng Giêng năm 2015. Lễ Trọng, kính Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ Thiên Chúa
+ JanPawel Lenga.
Một bức thư mang đầy tâm tình “sentire cum Ecclesia – cảm thông với Giáo hội” của một ngườI con hiếu thảo, có lòng với Giáo hội Mẹ. Bức thư khiến chúng ta xấu hổ vì lời lẽ chân thành trong thư khiến chúng ta phải xét mình và đấm ngực.
——-
Chú thích của người dịch
[1] politically correct = đúng đắn xét theo phương diện chính trị, còn thường dùng dưới dạng phủ định, politically incorrect, là một thành ngữ tính từ ám chỉ một thái độ hay một phát ngôn, hoặc hành vi chính trị được suy tính, được cân nhắc để không làm mất lòng nhóm thiểu số nào.
….>