Tản mạn 2015 – 13

 

Tản mạn 2015 – 13

<…

 

Nhận định về những lời đính chính nêu trên, vào ngày 13 tháng 12 năm 2014, Thầy Alexis Bugnolo, dòng Phanxicô , trong blog From Rome, đã viết một bài mang đề tựa rất nặng lời “The improbity of Team Bergoglio’s Recent Denials. – Sự thiếu thành thực trong những lời phản bác mới đây của Nhóm Bergoglio”:

Bài viết có mang nặng định kiến hay không, người đọc nên tự tìm hiểu. Nhưng phần lý luận rất sắc bén, sự sắc bén của một luật sư.

Xin đọc toàn bài viết tại địa chỉ này:

https://fromrome.wordpress.com/2014/12/13/the-improbity-of-team-bergoglios-recent-denials/

 

***

Ở cuối bài viết của José Villasana Alberto Munguia, có câu: “Hay que estar atentos a lo que sucederá en la tercera y cuarta luna de sangre.” Ông nhắc đến “luna de sangre”

Vậy “luna de sangre – blood moon – mặt trăng máu” là gì ? Đọc thêm tại đây:

http://earthsky.org/space/what-is-a-blood-moon-lunar-eclipses-2014-2015

Các nhà thiên văn không dùng từ này. Dường như từ này đến từ cuốn sách Four Blood Moons: Something is About to Change. xuất bản năm 2013 của hai mục dư Mark Blitz  và John Hagee.

Các bác có thể mua cuốn sách tại đây :

http://www.amazon.com/Four-Blood-Moons-Something-Change/dp/1617952141/ref=tmm_pap_title_0?ie=UTF8&qid=1385072512&sr=8-1

 

John Hagee dùng từ này để áp dụng cho sự kiện thiên văn mà các nhà thiên văn gọi là “tetrad.”

Tetrad là tên gọi của “một chuỗi bốn lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp, mỗi lần cách nhau sáu lần trăng rằm, và không có một lần nguyệt thực bán phần nào xen vào.”

Mark Blitz và John Hagee nói đến cái tetrad hiện đang xảy ra, nghĩa là trong các năm 2014 và 2015, và coi đây như là một ứng nghiệm cho lời tiên tri trong sách Joel 2:31

Gioen 2:31 (Gioen 3:4)
Mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng hoá thành máu,
trước khi Ngày của ĐỨC CHÚA xuất hiện,
Ngày vĩ đại, kinh hoàng
.”

Kinh thánh miêu tả như thế là đúng với một cuộc nhật thực toàn phần ( mặt trời ra tối đen) và nguyệt  thực toàn phần (mặt trăng, bị trái đất che khuất,  nên có ánh sáng đỏ như máu)

Dĩ nhiên chúng ta không biết chắc việc mặt trăng đỏ như máu này ứng vào tetrad nào. Nhưng đặc biệt, tetrad hiện nay, năm 2014 – 2015 quả có điều đặc biệt.

Vì vào năm 2014:
Nguyệt thực toàn phần: ngày 15 tháng Tư, trùng với lễ Vượt Qua của người Do thái
Nguyệt thực toàn phần: ngày 8 tháng Mười, trùng với lễ Lều Tạm của người Do thái

Và vào năm  2015:
Nguyệt thực toàn phần: ngày 4 tháng Tư, trùng với lễ Vượt Qua của người Do thái
Nguyệt thực toàn phần: ngày 28 tháng Chín, trùng với lễ Lều Tạm của người Do thái

Nhưng chúng ta phải biết là lịch Do thái là Âm lịch, nên ngày trăng rằm thường trùng hay gần ngày Lễ Vượt Qua ( ngày 15 tháng Nissan, hay ngày lễ Lều Tạm (ngày 15 tháng Tishri).

Và oái oăm là ba trong bốn lần nguyệt thực toàn phần này, tại Israel, người ta không chứng kiến được !

 

***

 

Nhân tiện nhắc lại lời tiên tri Giôen về “Ngày của Đức Chúa xuất hiện”, nhà cháu lẩn thẫn, tản mạn tiếp, bằng cách giở sách …Giáo lý Công giáo.

Nhà cháu gặp một đoạn trong sách Giáo lý, mà chúng ta ít đọc tới, hay ít học tới, hay ít được nhắc tới.

 

Trước hết là bản tiếng Anh, trích từ trang chính thức của Tòà thánh :

http://www.vatican.va/archive/ENG0015/__P1V.HTM

The Church’s ultimate trial

675 Before Christ’s second coming the Church must pass through a final trial that will shake the faith of many believers.573 The persecution that accompanies her pilgrimage on earth574 will unveil the “mystery of iniquity” in the form of a religious deception offering men an apparent solution to their problems at the price of apostasy from the truth. the supreme religious deception is that of the Antichrist, a pseudo-messianism by which man glorifies himself in place of God and of his Messiah come in the flesh.575

676 The Antichrist’s deception already begins to take shape in the world every time the claim is made to realize within history that messianic hope which can only be realized beyond history through the eschatological judgement. the Church has rejected even modified forms of this falsification of the kingdom to come under the name of millenarianism,576 especially the “intrinsically perverse” political form of a secular messianism.577

677 The Church will enter the glory of the kingdom only through this final Passover, when she will follow her Lord in his death and Resurrection.578 The kingdom will be fulfilled, then, not by a historic triumph of the Church through a progressive ascendancy, but only by God’s victory over the final unleashing of evil, which will cause his Bride to come down from heaven.579 God’s triumph over the revolt of evil will take the form of the Last Judgement after the final cosmic upheaval of this passing world.580

 

Bản dịch tiếng Việt của trang. http://www.giaoly.org/vn/tai-lieu/giao-ly-hoi-thanh-cong-giao/

 

Thử thách tối hậu của Hội Thánh

675 (769)   Trước khi Ðức Ki-tô quang lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin (x. Lc 18, 8; Mt 14, 12). Những cuộc bách hại mà Hội Thánh phải chịu trong suốt cuộc lữ hành trên trần thế (x. Lc 21, 12; Ga 15, 19-20) sẽ vạch trần “mầu nhiệm sự dữ” dưới hình thức bịp bợm tôn giáo; hình thức này chỉ đem lại cho con người một giải đáp giả tạo cho các vấn đề của họ để rồi họ phải xa rời chân lý. Sự bịp bợm tôn giáo nham hiểm nhất là sự bịp bợm của tên Phản Ki-tô, nghĩa là của một thuyết Mê-si-a giả hiệu : trong đó, con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh Thiên Chúa và Ðấng Mê-si-a của Người đã đến trong xác phàm (x. 2Th 2, 4-12; 1Th 5, 2-3; 2Ga 7; 1Ga 2, 18. 22

676 (2425)  Sự bịp bợm phản Ki-tô đó hiện hình trong thế giới, mỗi khi người ta tự hào sẽ thực hiện được, trong lịch sử, niềm hy vọng thời Mê-si-a vốn chỉ có thể hoàn tất bên kia lịch sử qua cuộc phán xét cánh chung. Hội Thánh cũng không chấp nhận thứ Nước Trời giả mạo dù dưới hình thức hiền hòa Thuyết Ngàn Năm (DS 3839) hoặc dưới dạng chính trị của một thuyết Mê-si-a trần tục, “tai ác tự bản chất ” (Pi-ô XI, Thông điệp “Thiên Chúa Ðấng cứu chuộc ” ; GS 20-21.).

677 (1310 2853)   Hội Thánh chỉ bước vào vinh quang Nước Trời sau cuộc Vượt Qua cuối cùng, theo gót Chúa mình trong cái chết và Phục Sinh (x. Kh 19, 1-9). Nước Trời sẽ không được thực hiện bằng việc Hội Thánh tiến tới và khải hoàn trong lịch sử (x. Kh 13, 8), nhưng do Thiên Chúa chiến thắng cơn hoành hành cuối cùng của sự dữ (x. Kh 20, 7-10), làm cho Giê-ru-sa-lem mới từ trời xuất hiện (x. Kh 21, 2-4). Sau cơn rung chuyển cuối cùng trong toàn vũ trụ của thế giới đang qua đi này, (x. 2 Pr 3, 11-12), Thiên Chúa sẽ toàn thắng cuộc nổi loạn của sự dữ dưới hình thức cuộc Phán Xét cuối cùng (x. Kh 20, 12).

 

Và sau đây là chú thích số 576, nhắc đến Denzinger, số 3839, trích dẫn ngay bên dưới

:

576 Cf. DS 3839

 

Denzinger, số 3839, trích từ trang: http://patristica.net/denzinger/enchiridion-symbolorum.html    đọc như sau:

 

1.803        Decr. S. officii, sous Pie XII, 19. (21.) juillet 1944

3839 2296 Qu.: Quid sentiendum de systemate Millenarismi mitigati, docentis scilicet Christum Dominum ante finale iudicium sive praevia sive non praevia plurium iustorum resurrectione, visibiliter in hanc terram regnandi causa esse venturum. Resp. (cfirm. a S. P’ce 20. Iul.): Systema Millenarismi mitigati tuto doceri non posse.

 

Décret du Saint-Office, 19 (21) juillet 1944.

Millénarisme

3839

 

Question : Que faut-il penser du système du millénarisme mitigé qui enseigne qu’avant le jugement dernier, précédé ou non de la résurrection de plusieurs justes, le Christ notre Seigneur viendra visiblement sur notre terre pour y régner ?
Réponse (confirmée par le souverain pontife le 2O juillet) : Le système du millénarisme mitigé ne peut pas être enseigné de façon sûre.

 

Chúng ta sẽ trở lại với câu cuối cùng của định tín số  DS 3839 này sau “Systema Millenarismi mitigati tuto doceri non posse.”

Bây giờ chúng ta lưu ý tới câu đầu tiên của số 675 trong sách Giáo lý:

Trước khi Ðức Ki-tô quang lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin (x. Lc 18, 8; Mt 14, 12).”

Và nhà cháu tự hỏi : Đã tới thời này chưa?

 

 

 

…>