Tản mạn 2015 – 14

Tản mạn 2015 – 14

 

<…

 

Có lẽ để kết thúc đề tài này, nhà cháu mời các bác đọc bài sau đây của tiến sĩ Kelly Bowring, trên trang của ông tại địa chỉ

http://twoheartspress.com/blog/how-to-respond-if-pope-francis-is-the-false-prophet-2/

Bài viết mang đề tựa: “Prophecies That Indicate Trouble Ahead for Papacy” đăng ngày 13 tháng Ba năm 2014.

Tiến sĩ Kelly Bowring có hai cuốn sách nổi tiếng: “The Secrets, Chastisement, and Triumph” và “The Signs of the Times”

Lời người dịch: Các bác tùy ý đọc cho biết. Đồng thuận hay không là quyền của người đọc. Nhưng trước tiên, chúng ta vẫn phải cầu nguyện cho đức giáo hoàng, cho Giáo hội, và cho chính chúng ta, xin ơn Soi Sáng, trong thời buổi nghêm trọng này.

 

Tôi nghĩ đức giáo hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đáp ứng đầy đủ lời tiên báo cánh chung của thời điểm vị giáo hoàng cuối cùng trong lời tiên đoán của giám mục Malachy.Theo lời tiên đoán này, quả thực không còn chổ cho một giáo hoàng nào khác nữa, trước khi các biến cố cuối cùng xảy ra. Một năm trước đây, sau khi suy xét các lời tiên báo khả tín từ trời về thời đại chúng ta, và tương quan của các lời tiên báo ấy với việc bầu một giáo hoàng mới, tôi đã viết một bài  (xin xem tại địa chỉ này: http://twoheartspress.com/uncategorized/concerning-pope-francis-and-the-false-prophet/ ) cắt nghĩa tại sao các lời tiên báo liên quan đến chuyện tuyên bố rằng đức giáo hoàng Phanxicô là vị Nguỵ Ngôn Sứ, là “plausible- có vẻ hợp lý lắm” (xem ra là hợp lý, nhưng chưa chắc chắn)

Hôm nay, một năm sau khi ngài làm giáo hoàng. Các chứng cớ càng ngày càng gia tăng về lời tiên báo khả tín từ trời, và các hành động, các giáo huấn và chương trình hành động của đức giáo hoàng Phanxicô, xảy ra đúng theo các lời tiên báo khiến tôi bây giờ phải nghĩ rằng, không chỉ là “có vẻ hợp lý” nữa, mà “có thể” ngài là vị nguỵ ngôn sứ … “Rất có thể lắm.”

Trong vị thế một nhà thần học Công giáo, tôi run sợ lắm khi nói ra điều ấy, và tôi xin độc gỉa hãy nghe tôi nói hết, trước khi rút ra kết luận cho riêng mình. Càng ngày các tín hữu Công giáo càng nhận ra rõ ràng, và càng ngày càng nhiều hơn sau một năm qua, rằng một vài hành vi và giáo huấn của của giáo hoàng Phanxicô đã làm dấy lên nhiều quan ngại chính đáng và nghiêm trọng. Bài viết này mời độc giả xét đến những hành vi và những phát biểu gây chưng hửng của giáo hoàng Phanxicô, và các “hậu quả Phanxicô” dưới ánh sáng  các lời tiên báo có thể liên quan đến ngài.

Dĩ nhiên, thời gian sẽ làm cho mọi chuyện liên quan đến chương trình và kế hoạch hành động của ngài rõ ràng hơn, khi ngài chuyển từ những lời hùng biện nổi tiếng sang việc làm. Nên bây giờ, tôi chưa đưa ra kết luận vội, mà vẫn dành cho đức Phanxicô mối nghi ngờ, và luôn luôn trung thành với Giáo hội trong vị thế một nhà thần học Công giáo. Nhưng tôi vẫn luôn cảnh giác và điều nghiên mãi, và tôi tin rằng, nếu ngài là một giáo hoàng chân chính, và nếu các lời tiên báo là sai, và nếu các lời hùng biện gây xáo trộn của ngài chỉ có mục đích gây ấn tượng, ngài sẽ sung sướng vì có tôi cảnh giác nhân danh Giáo hội.

 

Tuy nhiên, tôi có bổn phận phải trình bày với các độc giả, một vài lý do khiến tôi có lập trường như hiện nay. Trước tiên, tôi sẽ trình bày các lời tiên báo khả tín từ trời về vị Nguỵ Ngôn Sứ, rồi về những gì được chờ đợi nơi vị Nguỵ  Ngôn Sứ theo các lời tiên báo ấy, và cuối cùng về cách các tín hữu Công giáo phải ứng xử như thế nào để đáp lại cái khả thể và mối quan ngại càng ngày càng tăng cho rằng giáo hoàng Phanxicô rất có thể là vị Nguỵ Ngôn Sứ.

 

I. Các Lời Tiên Báo Khả Tín Từ Trời và trong Kinh Thánh liên quan đến vị Nguỵ Ngôn Sứ

Sau đây là 12 nguồn tiên báo liên quan đến vị Nguỵ Ngôn Sứ:

1. Trong sách Khải Huyền, vị Nguỵ Ngôn Sứ được nhắc đến như một con Quái Thú, đến từ trái đất “như một con cừu.” Ông trở thành thủ lãnh của một giáo hội giả hiệu. Vị Ngụy Ngôn Sứ “lừa bịp những ai cư ngụ trên trái đất.” Điều quan trọng là phải nhìn nhận rằng vị Nguỵ Ngôn Sứ sẽ là tay lừa bịp vĩ đại nhất từng sống trên mặt đất, là hình tượng thu gọn của chó sói đội lốt trừu, giả dạng hoàn toàn là người khác với bản thân ông ta. Nhờ vậy ông ta dẫn dắt rất nhiều tín hữu rơi vào lạc giáo, là chung cuộc ông sẽ khiến cho trái đất tôn vinh và thờ kính tên Phản Kytô ( Kh 13:12). Sách Giáo lý xác nhận điều ấy,  khi nói rằng “Trước khi Ðức Ki-tô Tái lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin…  dưới hình thức một cuộc lừa bịp tôn giáo… mà cái giá phải trả là bội giáo chối bỏ chân lý.” (CCC 675)

 

2. Một cách khách quan và đáng ghi nhận, chúng ta đang ở trong thời kỳ của vị giáo hoàng cuối cùng theo lời tiên báo của thánh Malachy. Thánh Malachy là một vị thánh sống vào thế kỷ 12, có lời tiên báo về vị giáo hoàng cuối cùng của thời chúng ta, vị giáo hoàng cai trị sau đức giáo hoàng Biển Đức XVI, như sau

Trong cuộc bách hại cuối cùng của Thánh Giáo hội Roma, Phêrô người Roma sẽ cai trị. Ngài sẽ chăn nuôi đoàn dân người giữa muôn nguy khốn, sau đó, thành phố có bẩy ngọn đồi (Roma) sẽ bi hủy diệt, và vị quan toà đáng kính sợ sẽ xét xử dân.”

 

Ghi chú thêm của người dịch. Nhà cháu sao chép tấm hình chụp bản văn chính thức đăng trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Prophecy_of_the_Popes

Hình này  trích trong sách Lignum Vitæ (1595), trang 311.

File:Arnoldo Wion 1595 Lignum Vitae p311.png

 

Nhà cháu  xin lưu ý mấy điều về ba chữ viêt tắt: ”S.R.E.” và cái dấu chấm mỗi cuối câu.

Chẳng hạn như trong cột ngoài cùng, bên phải, chúng ta đọc

“Pastor et nauta. Chấm

“Flos florum Chấm” …

“In persecutione extrema S.R.E. sedebit. Chấm

Petrus Romanus, qui …

Như thế

1- Hàng đầu tiên cột ngoài cùng bên phải, người ta thường đọc và hiểu rằng

‘In persecutione extrema S(anctae) R(omanae) E(cclesiae) sedebit Petrus Romanus, qui pascat oves in multis tribulationibus: quibus transactis civitas septicollis diruetur, et judex tremedus judicabit populum suum. Finis.”.

“Trong cuộc bách hại cuối cùng của Thánh Giáo hội Roma, Petrus người Roma sẽ ngự trị, (ngài) là người chăm sóc đoàn chiên qua nhiều nguy khốn: dưới sự chăn dẫn (của người) đô thị của bẩy ngon đồi sẽ sụp đổ, và vị quan án đáng sợ sẽ xét xử dân mình.Chấm hết.

 

2- Nhưng cứ theo bản chụp này , chúng ta phải lưu ý có chấm câu ngay sau động từ “sedebit.”

In persecutione extrema S.R.E. sedebit.

Sedebit” ở thì tương lai, ngôi thứ ba, số ít, của động từ “sedeo, sedi, sessum, sedere”  intransitif, có nghĩa là “sẽ ngồi” hay “sẽ ngự trị” hay “sẽ cai trị”, “sẽ tồn tại”

Như vậy câu này còn có thể đọc rằng và nghĩa là : “In persecutione extrema S(ancta) R(omana) E(cclesia) sedebit. – Trong cơn bách hại cuối cùng, Thánh Giáo hội Roma, sẽ tồn tại.”

Nhưng nếu hiểu như thế thì tên riêng, “Petrus Romanus”, chủ từ trong câu sau, lại không có  động từ đi kèm.

‘In persecutione extrema Sanctae Romanae Ecclesiae sedebit Petrus Romanus, qui pascat oves in multis tribulationibus: quibus transactis civitas septicollis diruetur, et judex tremedus judicabit populum suum. Finis.”.

Còn không chúng ta phải hiểu theo nghĩa nhiều người thường hiểu.

‘In persecutione extrema S(anctae) R(omanae) E(cclesiae) sedebit Petrus Romanus, qui pascat oves in multis tribulationibus: quibus transactis civitas septicollis diruetur, et judex tremedus judicabit populum suum. Finis.”.

.

Trong cuộc bách hại cuối cùng của Thánh Giáo hội Roma, Petrus người Roma sẽ cai trị, (ngài) là người chăm sóc đoàn chiên qua nhiều nguy khốn: dưới sự chăn dẫn (của người) đô thị của bẩy ngon đồi sẽ sụp đổ, và vị quan án đáng sợ sẽ xét xử dân mình.Chấm hết.

Nhưng như thế cái dấu chấm cuối câu, sau chữ “sedebit.” lại trở thành không lý giải được.

Nhà cháu đóng ngoặc tại đây.

 

….>