Đức Giáo Hoàng, những con thỏ và những con cái của Chúa nhân lành (Kim Ngân sb59)

Đức Giáo Hoàng,

những con thỏ

và những con cái của Chúa nhân lành 

 

Từ Ma-ni-la trở về sau chuyến công du thắng lợi (nhất là ngài đã cử hành Thánh Lễ trước hơn 6 triệu người, đúng là một cuộc tập trung số người lớn nhất được biết đến trong lịch sử) Đức Thánh Cha – như thông lệ – đã dùng đến những lời nói có tính cách thúc bách. Được hỏi về vấn đề hạn chế sinh sản, ngài đã nêu rõ rằng người ki-tô hữu không thể sinh con hàng loạt. «Một vài người tin rằng – xin lỗi cho phép tôi dùng lối nói này – để trở nên những người Công giáo tốt lành, người ta phải giống như những con thỏ» ngài phát biểu.

Bằng cách sử dụng lối nói đầy hình tượng này, vả lại ngài cũng đã thận trọng xin lỗi về sự giới hạn, Đức Thánh Cha còn cho phép nói về nó. Sự cuồng nhiệt của thông tin đại chúng một lần nữa làm chúng ta nghĩ rằng tình trạng đổ vỡ đang diễn ra. Sau cùng, Đức thánh cha «cấp tiến» có lẽ sẽ mở toang tất cả những cánh cửa của việc ngừa thai !

Thật ra, sự cuồng nhiệt này là tùy tiện vì hai lý do như sau :

-Trước tiên bởi vì Đức Thánh Cha triển khai lời nói của ngài bằng cách nêu lên một ví dụ, ví dụ về một người đàn bà có 8 con mà 7 đứa được sinh ra bằng phương pháp giải phẫu. Đó là “thử thách Thiên Chúa”, “ Đó là muốn sinh 8 trẻ mồ côi”…Đức thánh cha nói.

-Tiếp theo, bởi vì Đức Thánh Cha cẩn thận dựa vào tài liệu của người tiền nhiệm là ĐTC Phao lô VI: thông điệp Humanae Vitae, được công bố vào tháng bảy năm 1968. Thông điệp này nhắc đến “Trách nhiệm của bậc làm cha và làm mẹ”, những lời mà ĐTC Phan-xi-cô dùng trong khi xem bản văn này là cơ bản và  có tính cách”tiên tri”.

Trên thực tế, hình như nhiều người nhận thấy rằng thông điệp của Giáo Hội không bị giới hạn ở một trò đùa giữa điều được phép và điều cấm kỵ. Có lẽ thiếu tôn trọng con người khi tin rằng sự hiện hữu của con người là kết quả của một tập hợp những đèn xanh và đèn đỏ. Lời nói của Giáo Hội không phải có tính nước đôi. Tin Mừng không phải là một bộ luật đi đường!

Chính trong chiều hướng này mà Giáo Hội đưa ra những biện pháp điều hòa sinh sản tự nhiên, người ta thường châm biếm mà không hiểu rõ về chúng, và chúng có công lao chính yếu là làm cho đàn ông và phụ nữ biết đến trách nhiệm của họ. 

Có lẽ đó là cả một năng khiếu của ĐTC khi ngài dám sử dụng lối nói này để thoát ra khỏi một thứ quan niệm rút gọn và sai lạc về tình dục vợ chồng. Các đôi vợ chồng ki-tô hữu nào càng sống tốt hơn thông điệp của Giáo Hội đều biết điều đó: vâng, Tin Mừng có tính cách hay đòi hỏi và trở nên ki-tô hữu là điều không bao giờ dễ dàng. Nhưng điều đòi hỏi này là nhằm phục vụ cho hạnh phúc cao cả nhất. Trong khi mời gọi sống bậc làm cha làm mẹ khoan dung và có trách nhiệm, các vị giáo hoàng – từ chân phúc Gioan Phaolô đến ĐTC Phanxicô – cho rằng con người có khả năng làm điều tốt nhất. Có nhiều con cái, ngày nay đó là một sự chọn lựa can đảm và khoan dung mà Giáo Hội thừa nhận và coi trọng. Giáo Hội biết ơn khi những đôi vợ chồng có thể thực hiện điều đó. Đồng thời, Giáo Hội mời gọi tất cả các bậc cha mẹ nên suy xét một cách có trách nhiệm về khả năng đảm nhận, giáo dục và đón nhận một sự sống mới. Chính trong chiều hướng này mà Giáo Hội đề nghị những biện pháp điều hòa sinh sản tự nhiên, vả lại người ta thường châm biếm nhưng không hề biết rõ chúng, và chúng có công lao chính yếu là làm cho đàn ông và phụ nữ biết sống có trách nhiệm hơn.

Làm như thế, chúng ta thoát ra khỏi thứ lý luận chỉ nhắm đến việc đề nghị cho các đôi vợ chồng những phương tiện đơn giản có tính cách hành chính và kỹ thuật để «quản lý» khả năng sinh sản của họ. Tình yêu không phải là một tập hợp những công thức chế biến thức ăn. Nó đòi hỏi mỗi người chúng ta chế ngự bản thân mình, tôn trọng thân xác của mình và thân xác của người khác, ý nghĩa của trách nhiệm cá nhân, ý nghĩa của những mối giây ràng buộc trong tình yêu san sẻ, dấn thân và nhận lấy hậu quả của những hành vi mà chúng ta xây dựng.

Ngày nay, chúng ta đang tham gia vào việc phá vỡ kết cấu rất ấn tượng của những mối quan hệ giữa những cô gái và những chàng trai, với những tác động không thể tránh khỏi đối với môi trường gia đình và xã hội. Đồng thời, sự chi phối của nhà nước trên thân xác và lương tâm càng ngày càng rõ rệt hơn, các gia đình bị đặt ra ngoài cuộc chơi, và các nhà giáo dục thì đứng ngoài cuộc.

Cựu Giám mục giáo phận Belley-Ars đã phát biểu rất rõ về chủ đề này như sau: «Người ta tham dự một cách âm thầm vào tình trạng thụt lùi vô tiền khoáng hậu của một nền văn minh đã trải qua nhiều thiên niên kỷ mới thiết lập được. Tại sao chúng ta không cảnh báo con người về tính nghiêm trọng của lối lý luận có tính cách phá hoại khởi động từ nhiều thập niên qua và sẽ gia tăng cường độ này?».

Một câu hỏi không thể không được đặt ra bởi hàng ngàn người biểu tình trong cuộc «Tuần hành vì sự sống» sắp tới vào ngày 25 tháng Giêng tại Paris, hơn nữa cuộc tuần hành đã được ĐTC Phan-xi-cô ủng hộ.

Pierre Amar

Chuyển ngữ: KN 59