Đức Thánh Cha, vị thánh và khí hậu (Thanh Minh chuyển ngữ)

Đức Thánh Cha, vị thánh và khí hậu

 

ĐTC trích dẫn  nhiều lần về những giới hạn của thị trường và nhu cầu cấp bách của việc quản lý môi trường. “ Laudato Si (Praised Be)” là hoàn toàn phù hợp với hơn một thế kỷ giáo huẩn xã hội hiện đại của Công giáo, và nếu nó làm đổ vỡ nền tảng mới, nó đang làm như thế trong bối cảnh của một truyền thống lâu dài –

 

“Ngài là một nhà thần bí và một người hành hương từng sống trong tinh thần đơn sơ và hòa hợp thật lạ lùng với Thiên Chúa, với những người khác, với thiên nhiên và với chính bản thân ngài. Ngài chỉ cho chúng ta thấy  vì sao mối quan hệ giữa sự quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, sự tận tâm đối với xã hội, và bình an trong tâm hồn là không thể tách rời…”

Ở phần đầu thông điệp về sự biến đổi khí hậu, điều sẽ làm lay động các nhà chính trị về môi trường trên toàn thế giới, đây là cách mà ĐTC Francis mô tả thánh Francis thành Assisi, vị thánh gây nguồn cảm hứng cho tên gọi mà ngài đã chọn.

Điều đáng chú ý trước tiên, đó là lời tuyên bố của vị giáo hoàng dành cho người thánh thiện kính trọng giới động vật và toàn bộ thiên nhiên. Quan niệm về thế giới của thánh Francis, ĐTC nhấn mạnh, sẽ không “được viết ra giống như chủ nghĩa lãng mạn ngây ngô.” Bài ca tụng của ngài đối với vị thánh đã đặt lời tuyên bố của ngài vào trong bối cảnh tâm linh cho dù nội dung của nó là không nhân nhượng.

Đức Thánh Cha nói một cách quả quyết rằng một “sự đồng thuận về khoa học rất vững chắc cho biết hiện nay chúng ta đang chứng kiến tình trạng ấm lên của hệ thống khí hậu đang gây xáo trộn,” và “các sự việc hiện đang đạt đến điểm đổ vỡ” và hiệu ứng nhà kính (gia tăng đi-ô-xýt các bôn trong không khí) được “phóng thích chủ yếu như là kết quả hoạt động của con người.” Điều này chỉ có ý nghĩa là nhân loại “được kêu gọi để nhận biết nhu cầu về những thay đổi lối sống, sản xuất và tiêu thụ.”

Không có tính cách nước đôi trong điều mà Đức giáo hoàng tuyên bố, đó là lý do vì sao mà các nhà phê bình sẽ tấn công ngài. Ngay cả trước khi công bố tài liệu chính thức vào ngày thứ Năm (và bản phác thảo bị rò rỉ vào ngày thứ Hai) họ tố cáo ngài can thiệp vào những vấn đề chính trị và khoa học, chúng vượt quá phạm vi hoạt động của ngài.

Sự phê phán này đặc biệt xuất phát từ những người bảo thủ, những người hoan nghênh sự can thiệp của Giáo Hội Công giáo vào một số vấn đề chính trị nhưng không phải những vấn đề khác, và nhất là vấn đề này. Những người theo phái cấp tiến cũng như sẽ mong chờ điều gì đang thôi thúc Đức Thánh Cha Francis ở đây — không phải các nhà chính trị tả-hữu quen thuộc nhưng một sự quan tâm thần học về nghĩa vụ chăm sóc đến “ngôi nhà chung” của chúng ta, một chủ nghĩa hoài nghi của “nền văn hóa bâng quơ,” và một sự nhấn mạnh rằng niềm tin vào Thiên Chúa có nghĩa là con người không thể tự đặt mình vào trung tâm của vũ trụ.

“Chúng ta không phải là Thiên Chúa,” Đức giáo hoàng tuyên bố, “và sẽ không hành động giống như chúng ta đang chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa, thậm chí đến mức độ đòi hỏi một quyền không giới hạn để giẫm đạp sự sáng tạo của Người dưới chân.” Những tín hữu nào không đồng ý với Đức giáo hoàng sẽ phải tấn công vào sự hiểu biết về tôn giáo của ngài và không bác bỏ quan niệm hoàn toàn chính thống của ngài là đặt tinh thần và đạo đức lên trên vật chất.

Tất cả những mối lo ngại mang nhãn hiệu của ĐTC về chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc ngài không chấp nhận “một quan niệm ma thuật của thị trường” được vang lên ở đây, có một lời bình luận nhức nhối nhắm vào những người sử dụng ngôn từ “tự do” để đưa ra những sự phòng thủ theo kiểu trùm chăn của một hệ thống để mặc nhiều người tụt lại phía sau: “Đòi hỏi tự do kinh tế,” ngài viết, “trong khi những điều kiện có thực  ngăn chặn nhiều người  đến gần với nó một cách thực sự, và trong khi những khả năng tìm việc làm tiếp tục co lại, đó là thực hành một lối nói mù mờ đưa các chính trị gia vào tình trạng mang tai tiếng.”

Bất cứ ai phàn nàn rằng Đức Thánh Cha Francis không biết đến quá khứ Công giáo và phát minh ra những học thuyết mới cấp tiến sẽ phải tính đến mối quan tâm của ngài trong việc tôn kính các vị tiền nhiệm của ngài, nhất là ĐTC Benedict XVI và Thánh John Paul II. ĐTC trích dẫn  các ngài nhiều lần về những giới hạn của thị trường và nhu cầu cấp bách của việc quản lý môi trường. “ Laudato Si (Praised Be)” là hoàn toàn phù hợp với hơn một thế kỷ giáo huẩn xã hội hiện đại của Công giáo, và nếu nó làm đổ vỡ nền tảng mới, nó đang làm như thế trong bối cảnh của một truyền thống lâu dài — trở về với chính thánh Francis .

ĐTC Francis nêu lên một thách thức cho những người chúng ta đang sống trong những nước giàu, và đặc biệt ngài nói về nguyên nhân “những người sáng tạo dư luận, truyền thông đại chúng và những trung tâm quyền lực đang ở rất xa người nghèo.” Ngài yêu cầu việc thanh toán cho một “món nợ sinh thái” giữa “phía bắc và phía nam.” Một lần nữa, ngài trở lại hai ý tưởng rằng người nghèo của thế giới đang đối diện với mối đe dọa lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu và người giàu trên thế giới có nghĩa vụ đặc biệt phải giải quyết nó. Đức giáo hoàng, con người tự nhấn chìm vào những vùng ngoại ô bị gạt ra bên lề nhất  của  Buenos Aires, đã không quên nơi ngài đã từng xuất thân.

Nhưng nếu Đức TC Francis tự biến mình thành Đức Giáo Hoàng Xanh, đó không phải là vì ngài có một chương trình nghị sự xã hội. Giống như vị thánh trùng tên với ngài, ngài tin vào sức mạnh biến đổi của tính giản dị và thương cảm. “Chúng ta phải”, ngài viết, “phục hồi niềm xác tín rằng  chúng ta cần đến nhau, rằng chúng ta có trách nhiệm san sẻ với những người khác và thế giới, và trở nên tốt đẹp và tử tế mới là điều xứng đáng.” Đây đúng là nơi mà cá nhân và nhà chính trị phải gặp nhau.

Tác giả: E.J. Dionne

Chuyển ngữ: Thanh Minh