Một thời Sao Biển – phần 2 (Nguyễn Văn Độ 61)

Một thời Sao Biển   

(phần 2)

 

Trở lại với con người Sao Biển đầu thập niên 60, trước hết xin nói đến quần áo và phác họa chương trình sinh hoạt của một ngày thường: Bản hướng dẫn nhập học ghi rõ: các chú phải có một hoặc hai bộ áo dài đen, hiểu là có cả quần bà ba trắng-vài tháng sau là thành quần cháo lòng ngay- một mũ cối trắng: có anh thì dùng mũ nhựa trắng dễ lau chùi, có anh thì sắm mũ trắng vải nên thỉnh thoảng phải đánh trắng bằng bột phấn, nhất là khi sắp về nghỉ hè, có chú sắm mũ bérêt đen đội lệch oai và văn minh hơn. Một bộ sơmi trắng quần tây xanh ̣bắt buộc để mặc khi đi dạo hoặc đi ra ngoài. Một đôi sandal bằng da hoặc nhựa cứng-thời đó gọi là sandal rọ vì có ô giống rọ bắt heo-, một đôi dép đi thường ngày- có dép Lào là hách lắm-và quần áo mặc để học như quần áo bà ba sơmi..,Vài cặp quần đùi, áo maillot để chơi thể thao, tắm biển…Thau, ca rửa mặt, thau giặt đổ, khăn lau, bót, kem đánh răng, thời đó thịnh hành là Hynos  anh Chà Và, Perlon, Crest và Leyna có gân trắng gân đỏ… Gia sản cá nhân ít ỏi thế mà nhiều anh vẫn làm biếng: quần đùi áo maillot rớt tá lã dưới giây phơi chẳng thèm lượm, để thỉnh thoảng cha quản lý bực mình đem cho người nghèo. Có anh ngâm đồ trong thau ba bốn ngày, ham chơi quên không giặt, lên men chua lè!

 

Thử bắt đầu từ lúc thức dậy: Một hồi chuông kéo ̣đánh thức tất cả mọi người. Thầy gịám thị bật đèn sáng trưng và xướng: Benedicamus Domino. Mọi người, mắt còn lim dim ngái ngủ, cất tiếng đáp: Deo Gratias, rồi ra khỏi giường xếp gọn mùng mền và ̣đi rửa mặt theo một dãy robinets dọc theo hàng cửa sổ. Tội nghiếp cho những chú ̣thèm ngủ qúa, đang nướng thêm bằng cách ăn bớt giờ rửa mặt. Nhưng coi chừng thầy giám thị phải đích thân tới kéo dậy-nhiều lần là không khá rồi- Đã xảy ra sự cố sau đây vài ba lần: một chú chuột lỡ bước, rơi tõm vào hồ chứa nước trên cao mà không ai biết. Sau ba bốn ngày, mọi người trong nhà, cả cha cả con mới phát giác ra mùi thum thủm khi súc miệng rửa mặt. Thế là có rùng mình thì cũng đã trể. Một chú trèo lên vớt chuột và xả cả hồ nước. Ch́úa thương con cái của Ngài nên không ai bệnh tật gì cả! Sau khi thức dậy khoảng 15 phút, mọi người khoác áo dài chỉnh tề, đi xuống sắp hàng vào Nhà Nguyện xem lễ. Tất nhiên là phụng vụ tiền Công Đồng: Mỗi tuần một cha giáo làm lễ, bàn thờ quay lên và toàn dùng tiếng latinh. Cộng đoàn dùng sách Kinh Địa phận Quy Nhơn, gọi là sách Mục lục (không hiểu vì sao gọi là sách Mục lục) để đọc kinh và theo doĩ Thánh Lễ.

 

Sau Thánh lễ sáng, các chú lớn, chú nhỏ riêng biệt đi theo hàng ra con đường đất để tập thể dục. Một anh lớp trên được đề cử làm hướng dẩn viên để mọi người làm theo. Du khách tò mò từ bở biển nhìn vào, có thể tưởng lầm là một môn phái Thiếu Lâm đang luyện chưởng vì những tà áo đen phất phới trong gió biền. Sau 10-15 phút, vào phòng học để nguyện gẫm: Một chú đọc sách gẫm Phaolồ Quy cho tất cả suy niệm, hoặc một tuần một lần, Cố Hồng đi lên đi xuống giảng bài nguyện ngắm. Ngày nào cũng có một “cây bông thiêng liêng” để các chú nhớ mà đi theo đàng nhân đức. Số các chú “siêu thoát” khi nguyện gẫm không phải là ít, vì đang lả tuổi ăn tuổi ngủ. Ngày nay, thỉnh thoảnh nhắc lại vài câu văn Phaolô Quy vẫn thấy hay hay để nhớ từ ngữ nhà đạo.

 

Bộ đồng phục áo dài đen chính thức dùng cho những giờ phụng vụ trong Nhà nguyện, trong những giờ huấn đức, hội họp chung và cả trong nhà cơm. Nhiều chu ́it khi giặt áo dài, hoặc vì chỉ có một cái, và vì có mặc khi ăn, thậm chí mặc khi đá banh 15 phút sau bữa ăn sáng và chơi rượt nhau 30 phút sau cơm tối, nên nói đến chuyện sạch sẽ của áo dài là chuyện thừa! Mùa hè nóng thế mà cả Thầy giám thị của chúng tôi cũng dắt áo chùng lên hai bên hông để cùng đá banh vui vẻ. Ôi, một màu đen tiện lợi tuyệt vời! Nhưng xin chớ lại gần! Đôi khi mồ hôi đóng muối trắng như vẽ bản đồ trên áo dài! Trong phòng Étude, dọc hai bên tường có nhiều móc để treo áo dài và đủ thứ áo khác. Giờ học ăn mặc khá tự do, ngoài trừ áo “ba lỗ”. Cha Huệ nhiều lần phàn nàn về những chú mặc áo ba lỗ này và ngài hỏi:”con đang học hay con đang đá banh?”

 

Tôi không nhớ rõ là chiếc áo dài SB biến mất năm nào, chỉ nhớ rằng vào khoảng năm 1964-1965  cha Phú làm quản lý sau khi du học Pháp về, ngài đã làm một cuộc “cách mạng” khi mời thợ may Nha trang sang cắt đo may cho mỗi chú một bộ đồ Tây màu trắng sang trọng để mặc vào Chúa Nhật và mổi khi đi ra ngoài “sánh vai cùng thiên hạ”. Cha Phú làm quản lý sau cha Gervier và ngài cũng đã mang lại cho TCV nhiều điều mới lạ hơn: Cho các chú nghe qua máy Magnétophone “kỳ diệu” của ngài một số bài hát tiếng Việt và cho các chú hát thu băng nghe lại…Cái máy chiếu projecteur cho các chú chiêm ngưỡng nhiểu kỳ quan ở Châu Âu và Thánh địa…Trong nhà cơm, ngài cũng thay một số đồ dùng sáng sủa hơn.v.v. Cuộc “cách mạng” này nhờ vào một luồng gió “Việt Nam hóa” khi TCV có cha BT Nguyễn công Nghị, cha QL Nguyễn công Phú và cả cha giáo thi sĩ Xuân ly Băng. Ngài ̣̣đưa các chú quay về với chữ Nho và đạo đức “Minh tâm bảo giám” cùng với “Phúc âm diễn ca” của ngài. Kể cả bài vè nổi tiếng ̣:” Các con ơi hãy nhớ, chớ phô trương việc lành, trước mặt người thế gian, cho người ta xem thấy, để người ta nhìn thấy…” mà nhiều lớp được học và rất thuộc. Được biết anh Nhị Ninh hoà rất thích bài vè này! Ngoài ra, ngài còn là nhà thể dục thể thao mô phạm với các bài diễn tập tập thể trong lời ca khí thế:  “Jeunesse, jeunesse…”, Ngài rất tâm đắc thực hiện chủ trương: “Mens sana in corpore sano” cho các chủng sinh. Trên hết, ngài là cha giáo rất đạo đức và là gương mẫu đời sống nội tâm cho chúng tôi. Một vài lần, trước khi dẫn các chú đi dạo vào chiều thứ Tư, ngài cũng cho đọc kinh đã. Tri ân và cảm mến cha giáo kính yêu.

 

Trở lại với thời khóa biểu ngày thường: Sau giờ nguyện gẫm trong phòng Étude, một hồi chuông ngắn báo hiệu giờ ăn sáng.  Vào nhà cơm theo hai hướng, các chú lớn, chú nhỏ yên lặng đi vào chỗ của mình. Đã có tiếng rì rào đâu đó về thức ăn: “lại Tám mối phúc thật….” – Món cá mối kho đấy, do phải ăn hoài nên phàn nàn. Một thầy giám thị bắt kinh, mọi người lót dạ khoảng một chén cơm…Sau giờ ăn sáng là 15 phút tự do để mọi người lo việc cá nhân. Tiếp đến là giờ học bài, chuẩn bị cho hai tiết học buổi sáng.

 

Xin dừng lại để nói về chức”giữ giờ”mà chúng tôi gọi gọn là “chú giật chuông” Cứ đầu năm học, không rõ là cha giáo nào-có thể là cả hội đồng- đã chọn sẵn một chú lớn làm nhiệm vụ giữ chuông. Có những tiêu chuẩn”bất thành văn” để chọn chú giữ chuông mà chúng tôi ngầm hiểu: có đồng hồ đeo tay (không dể gì để có được một chiếc đồng hồ đeo tay vào thuở ấy, có bố làm nghề sửa đồng hồ thì may ra) hiền lành, siêng năng, tất nhiên là ít ngủ nướng và…ít chơi các môn thể thao mạnh như đá banh, bóng chuyền, bóng rỗ…vì rất dễ quên giờ. Năm 61-62, có anh Luân Ninh Hoà, và năm sau có anh An Ba làng là những chú rất đạt tiêu chuẩn. Dưới con mắt của các chú tiểu chúng tôi, thì các anh lớn giữ chuông này vừa được nể phục, vừa được ưa, vừa được ghét: nể vì các anh hiền lành, chịu khó-nhất là thức dậy trước mọi người để can đảm xuống kéo chuông. Được ưa khi thấy bóng các anh xuất hiện để báo hết giờ học. Ghét, vì đang chơi hào hứng quá mà laị hết giờ. Có chuyện xảy ra: ngày nọ một chú nghịch ngợm, muốn chọc anh giữ chuông, đã âm thầm lấy mộ̣t xếp giấy, leo lên bọc cái “dái chuông” lạí. Làm khổ anh giữ chuông kéo chuông mà sao nghe bịch bịch, giật mình nhìn ̣lên mới tá hỏa, vừa bực mình vừa tức cười. Không biết thủ phạm là ai, đành chịu thua. Loay hoay tìm ghế leo lên gỡ thì các chú cũng đã kiếm thêm được mười phút! Một đôi lần, chú giữ chuông ngủ quên, hoặc do các bạn chơi nghịch, vặn lùi đồng hồ đánh thức-đồng hồ này do cha quản lý giao-làm cho cả nhà được ngủ thêm giờ, để rồi chính cha Bề trên hoặc cha Quản lý-phòng ở tầng trệt-phải ra giật chuông thay.

 

Sau giờ ôn bài trong Étude khoảng 30-45 phút là tiếng chuông báo hai tiết học bắt đầu. Mọi người ôm sách vở đi về phòng classe của mình. Nhiều tâm trạng vui, buồn, lo âu lẫn lộn: sẽ được phát bài làm với hy vọng điểm tốt, tiu nghỉu vì điểm xấu, bị chép phạt và nhất là trống ngực đánh thình thình vì sao bài hôm nay học mãi không thuộc. Trong số các cha giáo, thầy giáo trả bài, chúng tôi sợ nhất là cha Ban vơí cái roi cá đuối, và hồi hộp nhất là cây bút chì của cha Lagrange: Ngài thả cây bút từ trên cao rớt xuống, mũi bút chỉ vào tên ai trong cuốn sổ điểm của ngài thì chú đó phải đứng lên trả bài. Trò này của ngài làm chúng tôi nín thở, thót tim.

 

Có cha giáo giảng bài hăng say quá, không để ý cha khác đã chờ lâu ngoài cửa. Có cha hay hút thuốc, cầm cục phấn trắng giảng bài, đưa lên miệng ngậm vì tưởng là điếu thuốc ngon lành! Vào thời đó chẳng ai phải quan tâm đến vấn đề thuốc lá có haị cho sức khoẻ, cũng chẳng có ý niệm gì về second-hand smokers. Cha Clause, cha Gervier và Cha BT Jeanningros hút ống vố (pipe) các cha khác hút Bastos xanh hoặc Bastos Quân tiếp vụ. Cũng có nhiều cha giáo không bao giờ hút thuốc như cha Huệ, cha Nédelec, cha Mollard, cha Phú, cha Hoa…Trong số các thầy giám thị, chúng tôi thấy hình như chỉ có thầy Huy, người thấp bé, dạy vào khoảng năm 63-64. Thầy Huy cũng là một nhạc sĩ sáng tác, hình như là Thanh Chương, có xài điếu cày. Các chú trong Nam rất lấy làm lạ, goị đó là súng Bazoka hay Mortier- vì thầy chính hiệu là dân xứ Nghệ (không biết nay thầy ở đâu, còn hay mất). Mùi thuốc lá của Cố Hồng đặc biệt đến nỗi ngài ít khi bắt gặp được các chú nói chuyện, không học bài, những lúc ngài đi ngang hành lang phòng học để vào nhà nguyện viếng Mình thánh Chúa hoặc đánh đàn, vì mùi thuốc đã báo trước cho các chú từ rất xa. Cũng như con chó berger của cha Gervier luôn lon ton chạy trước báo cho chúng tôi biết chủ nó sắp tới ! Nếu bắt gặp chú nào phạm lỗi, cha Gervier sẽ nói:”Oh lala, quá sức đi”.

 

Hút thuốc là vấn đề muôn thuở. Hồi đó ở TCV chỉ một số it́ chú lớn có hút thuốc-tất nhiên là hút lén, hoặc hút khi  đi dạo chiều thứ Tư. Sau này tại CV Chúa chiên lành, cha Đạt cấm hút thuốc nhưng cũng không tuyệt đối được. Lên ĐCV (chẳng hạn ĐCVXB-Huế), vấn đề cũng chỉ dừng lại ở mức lời khuyên, và các thầy còn được mang theo cả điếu cày để có thể tụm năm tụm ba bắn vui vẻ sau giờ cơm tối!

Sau hai tiết học là giờ ra chơi ngắn 30 phút. Có chú tranh thủ giặt quần áo, đa số chơi các trò chơi trong nhà như pingpong, đá cầu, đá kiện, bắn bi. Mạnh hơn thì có “lùa heo, ném banh…” và cũng không ít chú không ngại nắng hè hay mồ hôi đầm đìa để lao vào chơi đá banh, bóng chuyền, bóng rỗ… hoặc lang thang bắt dế, câu còng, bắt chuồn chuồn, bướm, châu chấu, cào cào…Một số khác khá đông, đến phòng cha Gervier QL, ngồi khắp hành lang, để đọc truyện tranh Les aventures de Tintin et Milou của Hergé. Chúng tôi say mê thích thú với các nhân vật như Tintin, chó Milou, Tournesol, Captain Haddock…..và chu du khắp thế giới, học được nhiều điều hay.

 

Xin phép dừng lại đây, để nói lên lòng tri ân, ngưỡng mộ đối với các cha giáo MEP, như cha BT Jeanningros, cha Gervier, cha Hirigoyen đã rất quan tâm tạo cơ hội-mặc dù thời đó rất khó khăn-để cho các chú được xem những bộ phim kinh điển tại Rạp Tân Quang cũng như tại TCV: Mười điều răn, Ben Hur, La Toison d’or (tại rạp), Voleur de bicyclette, Le train sifflera trois fois.v.v… ( tại CV). Cao hơn mục đích giải trí, những bộ phim này đã giúp chúng tôi có khái niệm về Điện ảnh và để lại dấu ấn tốt đẹp trong tâm hồn non trẻ của chúng tôi. Xin Chúa thương các ngài.

 

Một hồi chuông báo, các chú sắp hàng vào Étude để làm bài. Bầu khí yên lặng, pha chút căng thẳng vì ai cũng lo làm bài. Thỉnh thoảng chỉ nghe vài tiếng quạt tay phạch phạch của ai đó vì nóng quá và tất nhiên không thiếu mùi mồ hôi thoang thoảng rất quen thuộc. Chiếc đồng hồ quả lắc trước mặt nhắc chúng tôi làm bài cho kịp, và nhắc anh trưởng lớp đi thu bài khi còn 5 phút cuối, để lên phòng cha giáo nộp bài. Thỉnh thoảng cha QL vào phòng Étude bắc ghế lên dây thiều cót két cho ̣đồng hồ. Chiếc đồng hồ này, cùng với tiếng đổ giờ thanh thót đã thật sự gắn liền với cuộc sống của chúng tôi hằng ngày. Đến nỗi sau này khi cha XLB cho chúng tôi tập làm thơ lục bát, đã có anh “xuất khẩu” như sau:

 

“Đồng hồ ti tách đổ dài,

Mười hai tiếng đúng không sai tiếng nào”

 

Luật bằng trắc, gieo vần không chê vào đâu được! Nhà thơ tiềm năng ấy nay ở đâu nhỉ?

12 giờ trưa, bụng đã đói cả rồi. Tiếng chuông nhắc mọi người đứng lên. Một chú bắt kinh:”A Rất Thánh Mẫu Maria…” Sau đó cùng với tiếng chuông Truyền Tin, thầy giám thị xứng kinh latinh: Angelus Domini nunciavit Mariae….” Vào trưa Chúa Nhật thì trước giờ cơm này, các chú còn được nghe bản xét mình, hổi đó do anh Mai Hứa đọc rất trong trẻo rõ ràng:” Xét về sự phải làm khi….”. Ôi con đường nhân đức quả là phong phú!

 

Các chú mặc áo dài vào, theo hàng tiến về nhà cơm. Cho tới khoảng năm 1963,1964 bàn ăn của các cha còn chung với các chú, sau này mới tách ra phòng bên cạnh về phía đông. Cha BT xướng kinh, mọi người ngồi xuống bắt đầu ăn. Tiếng muỗng nĩa, bát dĩa lào xào gần như át mất tíếng của chú đọc sách thiêng liêng trên bục cao. Vào thời đó, tôi còn nhớ, được nghe say mê cuốn “Một tâm hồn” về thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu. Khoảng 10 phút sau, cha BT bấm chuông nhỏ và xướng Deo Gratias, mọi người nói chuyện như ̣đàn ong vỡ tổ. Nếu là một ngaỳ lễ hoặc có  vị khách hay biến cố gì đặc biệt thì cha BT xướng Deo Gratias ngay từ đầu, và tiếng hò reo còn lớn hơn.

 

Cơm trưa là bữa chính và cả bữa tối, các chú được cung cấp đầy đủ. Các ông giúp việc tiếp tế cơm cho các bàn. Các ngày lễ lớn thì thịnh soạn hơn. Riêng thứ sáu kiêng thịt nên thường được ăn trứng vịt hoặc thịt ba ba biển hay con vít, trông giống thịt bò. Các dì rất khéo nấu bằng cách dùng nhiều rau mùi, dứa (thơm), cà chua để át đi mùi tanh của loại rùa biển này. Chuối là món tráng miệng hằng ngày và bổ dưỡng nhất. Nó cũng được dùng để cá cược cho thể thao, thi đấu giữa cá nhân, đôi khi để tỉ thí với nhau trong những chuyện ngớ ngẫn nhất, chẳng hạn: anh X có cái thẹo trên má trái hay má phải. Có anh mất một hai ngày chuối, có anh chơi bạo mất tuốt một tuần! Khi có chú nào nằm nhà bệnh-nhất là vào mùa cảm cúm, và không loại trừ bệnh nhân giả!- chổ ngồi trong nhà cơm bị trừ đi, và các chú có vần cuối của lớp Tám phải mang đồ nghề đi ngồi ké. Tội nghiệp đứa em bé bỏng khi phải ngổi bên ông anh hay bắt nạt. Sau khi ăn xong, các chú tự động rửa xiên muỗng, cùng cái ca uống nước và chiếc khăn ăn (thường không được sạch lắm vì it khi giặt) của riêng mình và đem cất vào ô kín dưới bàn. Trong ô kín này, ta còn bắt gặp nhiều thực phẩm riêng như: xì dầu, muối mè, hoặc sang hơn: thịt chà bông, hoặc trái chuối, miếng bánh mì cất dành chưa ăn. Trong giờ cơm trưa, cơm tối, cha BT phát thư cho các chú tận tay vì ngài cũng muốn học tên các chú mới. Thư được mở sẵn, mang đến cho người nhận một niềm vui, và càng sung sướng hơn khi trong thư có tờ mandat (một cách chuyển tiền qua bưu điện thời đó).

 

Sau cơm trưa, nghỉ 15 phút, trước khi lên ngù trưa. Không gian tư bề yên lặng, mệt mỏi và oi bức…Sau giờ nghỉ trưa, các chú xuống nhà học chuẩn bị cho một hoặc hai tiết học buổi chiểu. Nếu là thứ Tư, thì vào nhà nguyện lần một chuỗi năm mươi, rồi ra nhà cơm ăn gouter và ra ngoài đi dạo (promenade) đá banh, tắm biền…cho tới cơm tối.

 

Sau tiết học chiều là giờ chơi chính để chơi các môn thể thao lớn và đi tắm. Vào thời đầu, các chú không được ra tắm biển hằng ngày, về sau thì phép rộng hơn. Hai cái giếng và cần cẩu kéo là nguổn nước tắm chính. Các chú phải tự ra luật “đến trước được trước” với nhau khi xử dụng gàu kéo này. Cao điểm là sau khi tắm biển về. Khi cha Gervier làm QL, ngài cho xây và lắp hệ thống  máy bơm, vòi sen cho các phòng tắm, phòng vệ sinh hiện đại hơn. Trước đó, nếu không kéo gàu, chỉ có cái bơm lắc của Pháp mà các chú nghịch ngợm chỉ dùng để xịt nước nhau mà thôi.

 

Hết giờ chơi và tắm rửa buổi chiều là giờ cơm tối. Cũng như bữa trưa, phần đầu yên lặng nghe đọc sách rổi mới nói chuyện. Đôi khi có chú bị phạt quỳ nhà cơm trong khi mọi người ăn, và phải ăn sau một mình. Đây là một hình phạt khá nặng dành cho những lỗi nghiêm trọng. Những khi cúp điện là chúng tôi khoái nhất, đến nỗi reo lên. Thởi đó, điện còn do “ông Tây nhà đèn” cung cấp và cũng thường có sự cố. Trước mắt là không phải học bài, chỉ ngồi chơi nến: chúng tôi dùng nến vụn với mẫu phấn nhỏ làm tim, đựng trong một cái nắp sắt hay sành ̣để đốt mà chơi hơn là để học! Nếu có điện lại thì đem cất cho lần sau.

 

Cơm tối xong, ra chơi 30 phút, các chú thường tụ tập quanh các thầy để nghe kể chuyện ma, trinh thám hoặc chuyện kiếm hiệp Tàu. Các thầy có tài kể chuyện-đa số là chuyện phịa, chắp ghép- và các chú tiểu chúng tôi say mê theo dõi không biết chán. Một số bạn thích chơi trò đánh giặc, dủng hai vạt áo dài trước sau để che mặt mũi và bắn dây thun, đạn giấy, vô cùng hào hứng quyết liệt.

 

Chấm dứt giờ giải lao, các chú lớn tập trung về phía trước nhà CV, các chú nhỏ phía sau, xếp hai hàng đi đi lại lại lần chuỗi. Luôn luôn các chú nhỏ con đi đầu hàng, như đầu rấn bò tới bò lui, trong tiếng kinh rộn rã Ave Maria, gratias plena…nhưng gẫm thì theo sách mục lục. Tối thứ bảy gẫm Bảy sự thương khó Đức Bà. Sau lần chuỗi, mọi người vào nhà nguyện đọc kinh tối. Tiếp đến, vào nhà Étude dọn bài cho ngày mai khoảng 30 phút trước khi lên phòng ngủ để kết thúc một ngày khi đôi mắt đã nặng trĩu như thể đeo chì! Vẫn còn một kinh đọc tập thể nữa để phó dâng mọi sự cho Chúa trước khi được đo giường.

 

Nguyễn Văn Độ sb61

 

text-!�n:H�����t-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-align: justify; background-color: white; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;”>

 

Hết giờ chơi và tắm rửa buổi chiều là giờ cơm tối. Cũng như bữa trưa, phần đầu yên lặng nghe đọc sách rổi mới nói chuyện. Đôi khi có chú bị phạt quỳ nhà cơm trong khi mọi người ăn, và phải ăn sau một mình. Đây là một hình phạt khá nặng dành cho những lỗi nghiêm trọng. Những khi cúp điện là chúng tôi khoái nhất, đến nỗi reo lên. Thởi đó, điện còn do “ông Tây nhà đèn” cung cấp và cũng thường có sự cố. Trước mắt là không phải học bài, chỉ ngồi chơi nến: chúng tôi dùng nến vụn với mẫu phấn nhỏ làm tim, đựng trong một cái nắp sắt hay sành ̣để đốt mà chơi hơn là để học! Nếu có điện lại thì đem cất cho lần sau.

 

Cơm tối xong, ra chơi 30 phút, các chú thường tụ tập quanh các thầy để nghe kể chuyện ma, trinh thám hoặc chuyện kiếm hiệp Tàu. Các thầy có tài kể chuyện-đa số là chuyện phịa, chắp ghép- và các chú tiểu chúng tôi say mê theo dõi không biết chán. Một số bạn thích chơi trò đánh giặc, dủng hai vạt áo dài trước sau để che mặt mũi và bắn dây thun, đạn giấy, vô cùng hào hứng quyết liệt.

 

Chấm dứt giờ giải lao, các chú lớn tập trung về phía trước nhà CV, các chú nhỏ phía sau, xếp hai hàng đi đi lại lại lần chuỗi. Luôn luôn các chú nhỏ con đi đầu hàng, như đầu rấn bò tới bò lui, trong tiếng kinh rộn rã Ave Maria, gratias plena…nhưng gẫm thì theo sách mục lục. Tối thứ bảy gẫm Bảy sự thương khó Đức Bà. Sau lần chuổi, mọi người vào nhà nguyện đọc kinh tối. Tiếp đến, vào nhà Étude dọn bài cho ngày mai khoảng 30 phút trước khi lên phòng ngủ để kết thúc một ngày khi đôi mắt đã nặng trĩu như thể đeo chì! Vẫn còn một kinh đọc tập thể nữa để phó dâng mọi sự cho Chúa trước khi được đo giường.

 

Nguyễn Văn Độ sb61