Lễ chế Công giáo Đông phương (Nguyễn Đức Khang sb63)

 Lễ chế Công giáo Đông phương

Phần một

Kính chào các Anh Em

Đầu tuần, lễ Mẹ Vô Nhiễm, tôi nhận được lá thư miền xa, xin trích dẫn sau đây

“…. 

Em xin có một câu hỏi với bác: 

Từ vài tháng nay, vào các lễ Chúa Nhật trong nhà thờ xứ (Mỹ) này có xuất hiên trong hàng ghế giáo dân một vị ăn bận như một linh mục (áo veste đen, cổ côn trắng).  Nhưng điều lạ là cùng đi với vị này thì có bà vợ và 3 cô con gái nhỏ.  Đến lúc rước lễ thì cả gia đình đều lên rườc lễ như những giáo dân khác. 

Mấy cô con gái đi học cùng trường của xứ với con gái của em.  Đứa con của em tò mò nên theo hỏi, thì được biết thế này: 

Gia đình này gốc Lithuania, mới dọn từ Canada về đây vì vị này sẽ dạy đại học tại đây.  Gia đình đó là Eastern Rite Catholic và vị đó là một Linh Mục. 

Vậy nhờ bác Khang, nếu có thể, giải thích vắn tắt những điểm khác nhau và giống nhau giữa hai GH Roman Catholicism và Eastern Rite Catholicism, giữa chức Linh Mục của hai GH, và việc (crossing) tham dự phụng vụ cũng như nhận lãnh bí tích của giáo dân trong GH này crossing sang GH kia. 

Nếu được, bác có thể trả lời chung trên meo đàn cuusaobien cho mọi người cùng đọc. 

Cám ơn bác nhiều…

 

Vì tình SB, tôi xin lãnh ý, và cố gắng trả lời trong khả năng có thể.

Vì có ít giờ rảnh trong hãng, nên xin trả lời theo kiểu tản mạn. Tất cả các tài liệu này đều lấy và trích dẫn trên Net, tại các trang chính sau đây, các bạn  có thể vào thẳng các trang sau để đọc nguyên văn:

Về “Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/oriental.htm

Trang bách khoa toàn thư Công giáo New Advent :

http://www.newadvent.org/cathen/05230a.htm

Vài tài liệu chính tại đây:

http://www.catholic.org/printer_friendly.php?id=8217&section=Encyclopedia

http://www.catholic.org/encyclopedia/view.php?id=10068

http://www.newadvent.org/cathen/05230a.htm

https://www.ewtn.com/expert/answers/catholic_rites_and_churches.htm

Forum Công giáo:

http://www.catholic.com/quickquestions/why-are-eastern-rite-married-men-allowed-to-be-ordained-priests

Xin đọc tạm những điều tóm gọn sau :

  • Một điểm giáo lý công đồng mà giáo dân chúng ta bỏ sót

Khi tìm tài liệu để trả lời cho câu hỏi về các “Lễ chế Công giáo Đông phương”, chúng ta không thể không tìm đọc Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Trong Sắc lệnh này, chúng ta tìm gặp gần hết các câu trả lời cho các câu hỏi trong thư trên đây.

Nhưng có một đoạn trong Sắc lệnh làm tôi giật mình:

Mọi giáo sĩ và tất cả những ai tiến tới các chức thánh phải học hỏi cẩn thận về các lễ chế, nhất là về các tiêu chuẩn thực hành trong các vấn đề tương quan giữa các lễ chế. Ngay các giáo hữu cũng phải được dạy dỗ về các lễ chế và các tiêu chuẩn ấy trong giờ giáo lý.”

Ít khi chúng ta học, hay dạy giáo lý về các Lễ Chế Công giáo Đông Phương.

Mời các bạn đọc toàn văn đoạn số 4 này:

  1. Các lễ chế phải được học hỏi kỹ lưỡng. Vì thế, mọi nơi trên hoàn cầu đều phải lo duy trì và phát triển các Giáo Hội riêng biệt và do đó, nên thành lập những xứ đạo và hàng giáo phẩm riêng ở nơi mà lợi ích thiêng liêng của các tín hữu đòi hỏi. Còn hàng giáo phẩm của các Giáo Hội riêng biệt khác nhau, tuy có thẩm quyền 9* trên cùng một địa hạt, cũng phải lo cổ võ sự hiệp nhất trong hành động nhờ các cuộc trao đổi ý kiến với nhau trong các phiên họp định kỳ, đồng thời phải góp sức hỗ trợ các công việc chung để mở mang đạo Chúa cách dễ dàng hơn và bảo vệ kỷ luật trong hàng giáo sĩ cách hữu hiệu hơn 3. 10* Mọi giáo sĩ và tất cả những ai tiến tới các chức thánh phải học hỏi cẩn thận về các lễ chế, nhất là về các tiêu chuẩn thực hành trong các vấn đề tương quan giữa các lễ chế. 11* Ngay các giáo hữu cũng phải được dạy dỗ về các lễ chế và các tiêu chuẩn ấy trong giờ giáo lý. Sau cùng, tất cả và mỗi người công giáo, cả những người chịu phép rửa trong bất cứ Giáo Hội hay cộng đoàn không công giáo nào, khi trở về 12* hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, vẫn phải duy trì và tôn trọng lễ chế riêng dù ở bất cứ nơi nào và phải tùy sức tuân giữ 4. 13*
  • Theo dòng lịch sử truyền giáo

Đã có lần tôi trả lời cho một câu hỏi tương tự, của cháu Thúy Phương, trên trang Diễn Đàn Sao Biển cũ.  Tiếc là trang này đã bị đóng, và tài liệu bị mất hết, nên phải viết lại.

Tuy có thể có nhiều người không biết nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng Eastern Rite Catholics – Người Công giáo theo Lễ chế Đông phương (có người còn dịch thành Lễ nghi Đông Phương) – là một phần của Giáo hội Công giáo Roma, chứ không phải của Giáo hội Chính thống Đông Phương.

Ngoài Lễ Chế Latinh, mà toàn thể người Công giáo  VN chúng ta quen thuộc và tham dự hằng ngày, Công giáo còn có Lễ Chế Đông Phương. Lễ chế này đóng góp thêm một phần phong phú cho đời sống thiêng liêng của Giáo hội.

Lời mở đầu của Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương tóm gọn một cách chính xác như sau:

  1. Giáo Hội Công Giáo 1* rất mực tôn trọng những quy chế, nghi lễ phụng vụ, truyền thống Giáo Hội và quy luật của đời sống Kitô giáo nơi các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Thật vậy, truyền thống từ các Tông Ðồ qua các Giáo Phụ 1. 2* vẫn được sáng tỏ nơi các Giáo Hội vẫn nổi danh nhờ sự cổ kính đáng mộ mến ấy. Chính Truyền Thống này tạo nên một phần Mạc Khải của Thiên Chúa và một phần gia sản nguyên tuyền của toàn thể Giáo Hội. Vì thế trong niềm ưu ái đối với các Giáo Hội Ðông Phương là những chứng tá sống động của Truyền Thống trên, Thánh Công Ðồng này ước mong các Giáo Hội ấy được thịnh vượng và biết chu toàn phận vụ đã được trao phó với tinh thần tông đồ hăng say mới mẻ.

Để góp phần hiểu thêm về nguồn gốc phát sinh các Lễ Chế Công giáo Đông Phương, chúng ta nói sơ lược một chút về lịch sử truyền giáo ngay sau ngày lễ Ngũ Tuần  – Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ….

Trước khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài ra lệnh cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” ( Mt 28:18-20)

Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống các tông đồ bắt đầu tản ra, đi khắp nơi rao giảng sứ điệp Tin Mừng, đến tận những vùng đất xa xôi, bên ngoài cả biên giới của Đế quốc Rôma.

Đến Tây Ban Nha, ở mạn Tây, và tận Ấn Độ ở mạn Đông. Vùng Bắc Phi Châu, khi đó đã thuộc Đế quốc Roma.

Tuy người Roma là những người chinh phục sắc máu, nhưng chiếm đất đến đâu, họ vẫn để cho dân bản xứ giữ nguyên bản sắc văn hóa, hầu duy trì nền hoà bình vững bền hơn.

Để cai trị một đế quốc rộng lớn như thế, vào năm 292, Hoàng Đế Diocletian (285-305) chia Đế quốc Roma thành hai phần: Roma và Byzantium, với bốn quận (prefecture).

Nếu các bạn có thời giờ và muốn nghe lược sử rất ngắn gọn của đế quốc Roma bằng tiếng Pháp, xin mời vào trang này –  Histoire à là carte – (nhớ mở loa):

http://www.histoirealacarte.com/demos/tome12/03_naissance_chute_empire_romain.php

Theo lược sử này, Anh Hoàng Anh bên NaUy sẽ biết được, ngay từ trước khi Chúa Giêsu sinh ra, lính viễn chinh Roma đã đặt chân đến nửa mạn Bắc nước Anh.

Sau khi hoàng đế Constantin lên ngôi, ông hợp thức hoá Kytô giáo, vào năm 312 với sắc lệnh Milan, rồi đến năm 330 thiết lập thành Constantinople thành thủ phủ của miền Đông đế quốc Roma.

Từ lúc đó trở đi, đế quốc Roma thực sự có hai nửa, Đông phương và Tây Phương.

Nửa bên Đông Phương chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Hy lạp, do Đạị đế Alexandre đưa vào từ thế kỷ thứ Tư trước TC giáng sinh.

Và Hoàng đế Constantin đã chọn thành Constantinople làm bản doanh và gọi đó là Tân Roma.

Giáo hội đã phát triển mạnh trong khung cảnh như thế.  Các thủ phủ quan trọng đương nhiên trở thành các giáo xứ, giáo phận hay giáo đô quan trọng. Ví dụ như Giêrusalem, nơi phát sinh Kytô giáo, Roma, giáo phận của thánh Phêrô, đại bản doanh của Kytô giáo, và Antioch nơi người tín hữu được gọi lần đầu tiên là “Kytô hữu.”

Các thủ phủ khác như Alexandria, ở Ai Cập, và Constantinople, ngày nay gọi là Istanbul, ở Thổ nhĩ Kỳ, cũng là những giáo đoàn quan trọng. Các Giám Mục tại những nơi đó đều truyền chức cho nhau. Nhưng tất cả đều có cùng một niềm tin và ý thức được vai trò quan trọng của Giám Mục Roma, Đấng kế vị thánh Phêrô.

Công nhận tối thượng quyền của giám mục Rôma chính là mẫu số chung làm nên lễ chế Tây Phương và các lễ chế Công giáo Đông phương.

Như thế. có thể nói gọn như sau: định nghĩa một người Công giáo theo Lễ Chế Đông phương là bất cứ người tín hữu Kytô giáo nào theo Lễ chế Đông phương mà hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, nghĩa là một tín hữu Công giáo, không theo lễ chế Roma, nhưng theo Lễ chế Đông phương. Họ khác với các tín hữu Đông phương ở điểm họ hiệp thông với Toà Thánh Roma,  và họ khác với các tín hữu Lễ chế Latinh ở điểm họ theo các Lễ chế khác.

Khi so sánh hai nửa Đông và Tây Phương, các khác biệt trong văn hoá và ngôn ngữ chắc chắn ảnh hưởng trên cách diễn đạt đức tin, mặc dù các yếu tố chính vẫn như nhau.

Những khác biệt thấy được trong:

a)- Cách rửa tội, dìm hẳn xuống nước hay rảy nước trên người,

b)- Bên Tây Phương Dùng bánh không men, trong khi Đông phương dùng bánh có men để truyền phép.

c)- Tây phương gọi Thánh lễ là Hy Tế Thánh Thể, Đông phương lại gọi là Phụng Vụ Thánh hay Thần vụ,

d)- Giáo dân Tây Phương bái gối chào Thánh Thể, Đông phương lại cúi đầu,

e)- Đông phương cho lãnh nhận ba Bí Tích đồng thời Rửa tội, Rước Lễ và Thêm Sức, gọi là các Bí tích Khai tâm, trong khi Tây phương lại tách riêng và cho chịu lần lượt khi thụ nhân lớn lên dần theo tuổi.

f)- Tây phương cho dùng các ảnh tượng, Đông phương chỉ có các “icon”, hình ảnh. kể ra trên đây, chỉ là các khác biệt dễ thấy.

Rồi, khi hàng giáo phẩm được ổn định theo thời gian, vị trí của các Đức Thượng Phụ được công nhận. Thượng phụ là cấp bậc cao nhất sau Đức Giáo Hoàng, và có quyền tài phán trên một vùng địa dư đặc biệt. Từ này là có gốc Hy lạp, do từ πατριάρχης (patriarchēs) ghép từ hai chữ  πατριά (patria), có nghĩa là gia đình, bộ tộc, và chữ ἄρχειν (archein), có nghĩa là cai trị, cầm quyền, hay lãnh đạo.

Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương cắt nghĩa rõ ràng và đầy đủ về các Thượng Phụ Ðông Phương như sau :

 

  1. Thể chế Thượng Phụ. Thể chế Thượng Phụ 17* đã được thịnh hành từ lâu trong Giáo Hội và đã được các Công Ðồng Chung tiên khởi nhìn nhận 8.

Thực ra, danh hiệu Thượng Phụ Ðông Phương dùng để chỉ vị Giám Mục có thẩm quyền trên tất tất cả các Giám Mục kể cả các vị Tổng Giáo Chủ 18*, trên hàng giáo sĩ và giáo dân trong địa hạt hay thuộc lễ chế mình chiếu theo luật định, nhưng vẫn tôn trọng quyền tối cao của Giáo Hoàng Roma 9.

Vị Giáo Chủ 19* thuộc một lễ chế nào đó được chỉ định làm giáo chủ cho bất cứ nơi nào ngoài địa hạt thượng phụ, thì vẫn lệ thuộc vào quyền của Thượng Phụ giáo chủ lễ chế ấy theo luật định.

  1. Các Thượng Phụ trong Giáo Hội Ðông Phương, dù tiến chức trước hay sau, tất cả đều bình đẳng trên cương vị Thượng Phụ Giáo Chủ, nhưng giữa các ngài vẫn có ngôi thứ danh dự, được minh định cách hợp pháp 10.

 

  1. Danh dự đặc biệt của các Thượng Phụ Ðông Phương. Theo truyền thống rất cổ kính của Giáo Hội, các Thượng Phụ Ðông Phương phải được hưởng một danh dự đặc biệt vì các ngài cai quản địa hạt mình như những người cha và thủ lãnh.

Vì thế Thánh Công Ðồng quyết định phục hồi các quyền lợi và đặc ân 20* của các ngài chiếu theo truyền thống cổ kính của từng Giáo Hội và sắc lệnh của các Công Ðồng Chung 11.

Thực ra, chính các quyền lợi và đặc ân này đã có từ thời Ðông Phương và Tây Phương còn hiệp nhất 21*, mặc dầu ngày nay còn phải thích nghi ít nhiều với hoàn cảnh.

Các Thượng Phụ hợp với Hội Ðồng riêng lập thành Tòa Thượng Thẩm để minh xét mọi vấn đề trong địa hạt, kể cả quyền thiết lập các địa sở mới 22* và bổ nhiệm các Giám Mục cùng một lễ chế trong địa hạt thượng phụ, dĩ nhiên vẫn bảo toàn quyền đặc hữu của Giáo Hoàng Roma: can thiệp vào từng trường hợp 23*.

  1. Thiết lập những Tòa Thượng Phụ mới. Theo luật định, tất cả những khoản nói về các Thượng Phụ cũng có giá trị đối với các Tổng Giám Mục Niên Trưởng 24* là những vị đứng đầu một Giáo Hội riêng biệt hay một lễ chế nào đó 12.

Vì thể chế Thượng Phụ là hình thức cai trị cổ truyền nơi các Giáo Hội Ðông Phương, nên Thánh Công Ðồng Chung hết sức mong ước thiết lập thêm những tòa Thượng Phụ Giáo Chủ, khi cần. Việc thiết lập này được dành cho Công Ðồng Chung hay Giáo Hoàng Roma 13.

 

Theo bộ Giáo luật cũ nhất, chỉ có ba nơi là có chức Thượng Phụ. Đó là Roma, Alexandria và Antioch. Mỗi Thượng Phụ coi sóc một phần địa dư của giáo hội.

Thượng phụ Roma coi sóc phần Tây phương,

Thượng phụ Alexandria phụ trách vùng Ai cập và Palestine,

còn Thượng Phụ Antioch phụ trách Syria, Tiểu Á, Hy lạp và phần còn lại của Giáo hội tại Đông phương.

Theo công đồng Nicea, năm 325, ba Toà Thượng Phụ này có vị trí ưu việt trên các Giám Mục.

 

Nói cách bình dân,  các giáo hội địa phương do các Thượng Phụ coi sóc như thế, được gọi là những giáo hội sui juris – tự quản. Xin đừng lẫn lộn với tự trị.

Xem đầy đủ chi tiết tại đây: http://canonlaw.wikispot.org/CCEO

Vì lai lịch và danh sách các Toà Thượng Phụ rất dài, trải qua một giai đoạn lịch sử lâu trên một điạ bàn rộng lớn,  nên chúng ta dừng phần lịch sử tại đây, để nói về các lễ chế.

Các khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ , và các tập tục phụng vụ, thành hình dần dần các Toà Thượng Phụ khác nhau, dĩ nhiên là lý do đưa đến sự kiện có nhiều “rite” –  lễ chế, hay nghi thức phụng vụ khác nhau.

Xét chung Lễ chế  liên quan đến một nhóm các tín hữu có chung những cách cử hành phụng vụ, để tôn thờ Thiên Chúa và thánh hóa giáo đoàn của mình.

Như thế cần phải nhắc lại một lần nữa, rằng, lãnh đạo tinh thần của một lễ chế là Đức Thượng Phụ, và ngài lại nằm dưới quyền tài phán của Đức Giáo Hoàng.

Xem thêm:

https://www.ewtn.com/expert/answers/catholic_rites_and_churches.htm

Bây giờ nếu xét vấn đề từ dưới lên, từ phía một giáo dân, để hiểu rõ Công giáo Đông phương và Công giáo Tây phương, chúng ta nên lưu ý rằng.

  • Giáo dân không phải “thành viên” của một “Rite- Lễ Chế”; mà
  • Giáo dân là “thành viên” của một giáo hội sui iuris – tự quản.
  • Các giáo hội sui iuris (tự mình quản trị lấy mình) “thuộc về” hay sử dụng một “Rite-Lễ chế”.

Tất cả có 22 Giáo hội sui iuris: Đó là Giáo hội Công giáo La mã và 21 Giáo hội Công giáo Đông phương. Các Giáo hội này làm thành Giáo hội Công giáo, thông công với nhau.

Có 6 Lễ chế được Giáo hội Công giáo sử dụng. Trong số này có ba lễ chế

được 3 Giáo hội sui iuris; sử dụng một mình cho riêng mình, còn ba lễ chế kia được nhiều Giáo hội sui iuris chia sẻ với nhau.

Ba Lễ chế đầu tiên, mỗi lễ chế được một giáo hội dùng, đó là:

  • Lễ chế Latinh, Giáo hôi Công giáo Roma;
  • Lễ chế Armenian, của Giáo hội Công giáo Armenian;
  • Lễ chế Maronite, của Giáo Hội Công giáo Maronite.

Sau đây là danh sách tỉ mỉ 22 Giáo hội Công giáo liệt kê theo lễ chế

  • LỄ CHẾ ROMA
    1. Giáo hội Latin
  • LỄ CHẾ ARMENIAN
    2. Giáo hội Armenian
  • LỄ CHẾ BYZANTINE
    3. Giáo hội Italo-Albanian
    4. Giáo hội Melkite
    5. Giáo hội Ukrainian
    6. Giáo hội Ruthenian
    7. Giáo hội Romanian
    8. Giáo hội Greek (tại Hy lạp)
    9. Giáo hội Greek (tại cựu Nam Tư)
    10. Giáo hội Bulgarian
    11. Giáo hội Slovak
    12. Giáo hội Hungarian
    13. Giáo hội Russian
    14. Giáo hội Belarusan
    15. Giáo hội Albanian
  • LỄ CHẾ COPTIC
    16. Giáo hội Coptic (có khi được liệt kê với Giáo hội Ethiopian)
  • LỄ CHẾ MARONITE
    17. Giáo hội Maronite
  • LỄ CHẾ EAST SYRIAN
    18. Giáo hội Chaldean
    19. Giáo hội Syro-Malabar
  • LỄ CHẾ WEST SYRIAN
    20. Giáo hội Syro-Malankara
    21. Giáo hội Syrian
  • LỄ CHẾ ETHIOPIAN
    22. Giáo hội Ethiopian (thường được liệt kê với lễ chế Coptic)

 

Vậy bây giờ chúng ta có thể trả lời câu hỏi này :

những điểm khác nhau và giống nhau giữa hai GH Roman Catholicism và Eastern Rite Catholicism,

Bằng cách nhấn mạnh rằng:  hai Giáo hội Công giáo Lamã và các Giáo hội Công giáo Đông phương đều là Công giáo!  chỉ khác nhau về Lễ chế, nghĩa là về cách thi hành phụng vụ và các bí tích. Các chi tiết khác nhau đều nằm trong hai bộ Giáo luật.

“Hai”, vì mỗi bên đều có một bộ giáo luật riêng.

Đây là địa chỉ  bộ Giáo luật (1990) của Giáo hội Công giáo Đông phương , dạng intratext:

http://www.intratext.com/X/ENG1199.HTM

Đây là địa chỉ  bộ Giáo luật của Giáo hội Công giáo Lamã , dạng intratext:

http://www.intratext.com/X/ENG0017.htm

Để thêm phần… rắc rối – mà có khi nhiều anh em chúng ta chưa biết những chi tiết này –  ngay trong Lễ Chế Latinh của chúng ta, lại cũng có nhiều nghi thức ( lại cũng gọi là rite hay Lễ Quy ) của Thánh Lễ.

  1. – Thánh Lễ theo nghi thức Roma (Lễ Quy 1970) : Đại đa số giáo dân VN, và chính chúng ta, quen thuộc với Nghi thức Thánh Lễ Roma này mà chúng ta xem hàng ngày hàng tuần, theo cuốn Nghi thức Thánh Lễ năm 1969 (1969 Missale Romanum)
  2. b) – Nghi thức Thánh Lễ 1962 ( goi là Lễ Quy Tridentine) – Thánh lễ được cử hành theo nghi thức cũ, trước Công đồng Vaticanô đệ Nhị. Linh mục làm lễ quay lên bàn thờ. Ngày nay chỉ còn Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô được phép cử hành. Sau này Đức Giáo Hoàng Biển Đức nới phép rộng cho nhiều nơi được cử hành. Nhưng Đức Phanxicô lại cấm trở lại, bất chấp phép rộng của tự sắc  Ecclesia Dei.
  3. c) – Nghi thức Anh Giáo – Từ năm 1980 Toà thánh cho phép một vài vị linh mục hay hàng giáo phẩm Anh giáo, sau khi trở về hiệp nhất với Công giáo được phép cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Anh giáo, đã được sửa đổi phần tín lý.
  4. d) – Lễ chế Mozarabic – Lễ Chế thịnh hành tại bán đảo Iberian của Tây Ban Nha và Bồ đào Nha, từ thế kỷ thứ 6. Sang thế kỷ 11 chuyển sang Lễ chế Roma, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn được cử hành tại Nhà thờ của tổng giáo phận Toledo và sáu giáo xứ lân cận.
  5. e) – Lễ chế Ambrosian – Lễ Chế của tổng giáo phận Milan, Ý. Tuy mang tên của thánh Ambrosiô nhưng hầu chắc Lễ Chế này đã có trước ngài từ lâu. Ngài chỉ tài bồi nó. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã theo lễ chế này. Nay vẫn còn được cử hành tại Milan.
  6. f) – Lễ chế Bragan – Lễ Chế của tổng giáo phận Braga, giáo phận quan trọng của Bồ Đào Nha. Xuất hiện từ thế kỷ 12. Thỉnh thoảng còn được cử hành.
  7. g) – Lễ chế Dominican – Lễ Chế của dòng Anh Em Giảng Thuyết, thánh ĐaMinh thiết lập năm 1215.
  8. h) – Lễ chế Carmelite – Lễ Chế của dòng Carmel, thánh Berthold thiết lập khoảng năm 1154.
  9. i) – Lễ chế Carthusian – Lễ Chế của dòng Carthusian , thánh Bruno thiết lập năm 1084.

 

Bây giờ trả lời đến phần câu hỏi:

“những điểm khác nhau và giống nhau …..giữa chức Linh Mục của hai GH,”

 

Chúng ta có câu trả lời chung cho các Bí tích trong Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương, trích dẫn sau đây:

 

Quy Luật Về Các Bí Tích

 Tái lập qui luật cũ về các Bí Tích. Thánh Công Ðồng chấp nhận và phê chuẩn quy luật cổ kính về các bí tích thịnh hành nơi các Giáo Hội Ðông Phương, cả cách thức cử hành và ban các bí tích ấy nữa. Thánh Công Ðồng cũng mong ước phục hồi cách thức này khi cần.

  1. Ban Bí Tích Thêm Sức. Quy luật về thừa tác viên “Thêm Sức” đã thịnh hành từ ngàn xưa nơi các giáo hữu Ðông Phương sẽ được phục hồi hoàn toàn 25*. Do đó, các linh mục có thể ban bí tích này, miễn là dùng Dầu Thánh do Thượng Phụ hay Giám Mục làm phép 14.
  2. Tất cả các linh mục Ðông Phương có thể ban bí tích này thành sự cùng một trật với phép Rửa Tội, 26* hoặc riêng rẽ, cho mọi tín hữu thuộc bất cứ lễ chế nào, kể cả lễ chế Latinh, và để cho hợp pháp, phải giữ mọi điều theo luật định, chung cũng như riêng 15. Các linh mục theo lễ chế Latinh 27* có quyền ban bí tích này, cũng có thể ban cho tín hữu thuộc các Giáo Hội Ðông Phương miễn là không phương hại đến lễ chế. Dĩ nhiên để cho hợp pháp, phải tuân giữ các điều luật, chung cũng như riêng 16.
  3. Luật giữ ngày Chúa nhật và các Lễ trọng. Vào Chúa nhật và các ngày Lễ Trọng, các giáo hữu buộc phải tham dự vào Phụng Vụ Thánh 28* hay các giờ ca tụng Thiên Chúa theo tập tục và thói quen của từng lễ chế 17. Ðể giáo dân có thể chu toàn bổn phận này cách dễ dàng, giờ thuận tiện cho việc giữ luật đó được ấn định là từ chiều hôm trước cho đến hết Chúa nhật hay ngày lễ trọng 18. Thánh Công Ðồng Chung tha thiết khuyên nhủ các tín hữu nên rước lễ trong những ngày đó, cũng như khuyên năng rước lễ hơn, và cả việc rước lễ hằng ngày 19.
  4. Quyền tài phán trên các lễ chế khác nhau. Trong cuộc sống trà trộn hằng ngày của tín hữu thuộc các Giáo Hội Ðông Phương khác nhau trong cùng một miền hay địa hạt đông phương, các linh mục thuộc bất cứ lễ chế nào, một khi được Ðấng Bản Quyền mình ban quyền giải tội theo luật và không hạn hẹp, đều có thể giải tội cho mọi tín hữu trong toàn địa hạt ngài, cả các tín hữu và những nơi thuộc các lễ chế khác nằm trong địa hạt này, miễn là Ðấng Bản Quyền địa phương của các lễ chế khác không ngăn cấm rõ ràng ở nơi đó 20.
  5. Bí Tích Truyền Chức Thánh. Ðể phục hồi quy luật cổ kính về Bí Tích Truyền Chức Thánh trong các Giáo Hội Ðông Phương, Thánh Công Ðồng mong muốn tái lập chức Phó tế vĩnh viễn 29* nơi mà thể chế này đã bị mai một 21. Còn đối với chức Phụ Phó Tế và các Chức Nhỏ cũng như những quyền lợi và bổn phận liên hệ, sẽ do quyền lập pháp của từng Giáo Hội riêng biệt tùy nghi định đoạt 22.
  6. Hình thức Giáo luật của việc cử hành hôn phối khác lễ chế. Ðể tránh những hôn nhân bất thành sự khi người Công Giáo Ðông Phương kết hôn với người không Công Giáo Ðông Phương đã được rửa tội, và để duy trì tính cách bền vững, thánh thiện của hôn nhân cũng như sự hòa thuận trong gia đình, Thánh Công Ðồng phán quyết rằng, để cho hợp pháp, buộc cử hành lễ nghi cho những đôi hôn phối này theo hình thức giáo luật. 30* Còn để thành sự, chỉ cần sự hiện diện của thừa tác viên có chức thánh là đủ, dĩ nhiên phải tuân giữ các điểm khác theo luật định 23.

 

Riêng về chức Linh mục, số 17 trên đây giúp một phần.

Và phải lưu ý nhắc lại chi tiết này cho dễ nhớ.

Vì mang tên Giáo hội Công giáo Đông phương, nên danh xưng: ”Đông phương” cho chúng ta thấy họ gần, xét về điạ dư, với Giáo hội Chính Thống Đông Phương hơn Công giáo Lamã.

Điều khác biệt làm cho họ thành “Công giáo” là họ quy phục Roma, nghĩa là chấp nhận tối thượng quyền của Đức Giáo Hoàng.

Vậy chúng ta có thể nói, vì họ “gần” với Chính thống Đông phương, nên quy cách phong chức linh mục của họ cũng y hệt như Chính thống Đông phương.

Vì lục tìm mãi trong bộ Giáo luật không ra,  nên nếu trí nhớ tôi không lầm, thì như thế này:

  • Các ứng sinh Linh mục, trước khi chịu chức Năm, có thể quyết định lập gia đình hay không. Nghĩa là nếu muốn sống đời gia đình thì phải lập gia đình trước khi chịu chức Năm.
  • Sau chức Năm, các ứng sinh Linh mục không còn có thể lập gia đình được nữa.
  • Như vậy trong các Giáo hội Công giáo Đông phương, có những Linh mục độc thân, và có những Linh mục có gia đình.
  • Chức Giám mục chỉ có thể được chọn trong số các Linh mục độc thân. Nghĩa là không thể có Giám mục có gia đình.

Và khi các Linh mục, thuộc các Giáo hội Công giáo khác, (hay từ Anh giáo trở về lại với Công giáo) nếu họ có gia đình, Giáo hội Công giáo Lamã vẫn coi họ là các linh mục có gia đình.

Chúng ta thấy Bí tích Hôn Phối vượt trội hơn Chức Thánh chỗ này.

Vì luật độc thân linh mục chỉ thuộc về kỷ luật, chứ không thuộc về phần giáo lý hay tín lý.  Nên tùy các giáo hội thay đổi, ấn định theo Lễ Chế của mình. Và Giáo hội Roma tôn trọng các quyết định ấy của các Giáo hội thuộc Lễ chế khác.

Đó là lý do tại sao có sự kiện kể trong câu hỏi :

“…một vị ăn bận như một linh mục (áo veste đen, cổ côn trắng).  Nhưng điều lạ là cùng đi với vị này thì có bà vợ và 3 cô con gái nhỏ.  Đến lúc rước lễ thì cả gia đình đều lên rước lễ như những giáo dân khác.”

Bây giờ chúng ta bàn đến những điều còn sót lại, nhưng thú vị hơn, những câu hỏi đại loại như:

  • Có thể tham dự các bí tích chung lẫn nhau không? Ví dụ ngay chúa nhật, thay vì đi lễ nhà thờ công giáo ở xa, tôi đi lễ nhà thờ theo Lễ Chế Ukraina, ở sát bên nhà, thời có đủ để được gọi là đã giữ ngày Chúa Nhật hay không?
  • Nếu tôi muốn đổi sang gia nhập vào giáo xứ của một Lễ Chế Đông phương có được không?
  • Bố tôi theo Lễ Chế Melkite, mẹ tôi Công giáo Lamã, khi sinh ra tôi sẽ rửa tội theo Lễ Chế nào?
  • Tôi là thanh niên Công giáo, muốn đi tu làm linh mục, nhưng cũng muốn có vợ, vậy tôi xin đổi sang Công giáo Đông phương như vị tu sĩ được nhắc đến trong câu hỏi, có được không ? …

 

Chúng ta có câu trả lời chung cho các Bí tích trong Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương, trích dẫn sau đây: 

            Liên Lạc Với Anh Em Thuộc Các Giáo Hội Ly Khai 33*

  1. Cổ võ sự hiệp nhất giữa các anh em Ðông Phương ly khai. Các Giáo Hội Ðông Phương hiệp thông với Tòa Thánh Rôma có trọng trách đặc biệt phải xúc tiến việc hiệp nhất các Kitô hữu, nhất là các kitô hữu Ðông Phương, dựa theo các nguyên tắc được Thánh Công Ðồng này bàn tới trong sắc lệnh “Về Hiệp Nhất”, nhất là họ phải cầu nguyện và làm gương sáng trong đời sống, trung thành với những truyền thống tôn giáo Ðông Phương 34* thời xưa, tìm hiểu lẫn nhau sâu xa hơn, cộng tác và quí trọng con người 35* cùng sự vật 36* trong tình huynh đệ 29.
  2. Các anh em ly khai Ðông Phương, khi trở về hiệp nhất với Công Giáo nhờ tác động của ơn Chúa Thánh Thần, sẽ không bị đòi phải làm gì hơn là tuyên xưng Ðức Tin công giáo 37* một cách đơn giản. Hơn nữa, vì chức vụ linh mục đã thành sự nơi họ vẫn được bảo tồn, nên các giáo sĩ Ðông Phương, khi trở về hiệp nhất với Công Giáo, vẫn còn quyền thi hành chức vụ riêng theo những qui luật do Ðấng có thẩm quyền thiết lập 30. 38*
  3. Nguyên tắc về “việc thông dự vào sự thánh”. Luật Chúa cấm thông dự vào sự thánh 39* có phương hại đến vấn đề hiệp nhất của Giáo Hội, hoặc đưa đến sai lầm thật sự hay nguy cơ lạc hướng về đức tin, sinh ra gương mù gương xấu và tạo nên thái độ lãnh đạm 31. Việc thực hành mục vụ chứng tỏ rằng: đối với những vấn đề liên quan đến anh em Ðông Phương, người ta có thể và phải xét tới hoàn cảnh cá biệt của từng người, trong đó có những hoàn cảnh không phương hại đến sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng không có những hiểm nguy phải tránh, nhưng chỉ thấy sự cần thiết của ơn cứu rỗi và lợi ích thiêng liêng của các linh hồn thúc bách. Chính vì thế mà Giáo Hội Công Giáo, vì mọi hoàn cảnh thời gian, nơi chốn và nhân sự thường đã và đang còn theo một phương thức hành động mềm dẻo hơn, đang khi đem lại những phương thế cứu rỗi và biểu dương tình bác ái nơi các Kitô hữu cho hết mọi người qua việc tham dự vào các Bí tích cũng như các cuộc cử hành phụng tự khác và dùng các đồ vật thánh 40*. Sau khi đã cân nhắc những điều đó, Thánh Công Ðồng đã thiết định nguyên lý hành động sau đây “để chúng tôi khỏi trở thành chướng ngại vật, vì quan niệm quá nghiêm khắc, cho những ai lãnh nhận ơn cứu rỗi” 32 và để xúc tiến ngày một hữu hiệu sự hiệp nhất với các Giáo Hội Ðông Phương ly khai với chúng ta.

 Áp dụng mục vụ về việc “thông dự vào sự thánh”. Chiếu theo các nguyên tắc vừa được nhắc trên đây, có thể ban các bí tích Cáo Giải, Thánh Thể và Xức Dầu Bệnh Nhân cho những tín hữu Ðông Phương vì ý ngay lành 41* đã ly khai với Giáo Hội Công Giáo, nếu tự ý họ xin và đã chuẩn bị tâm hồn một cách thích đáng. Hơn nữa người Công Giáo cũng được quyền xin chịu những bí tích nầy nơi các thừa tác viên ngoài công giáo thuộc các Giáo Hội có những bí tích ấy thành sự, mỗi khi cần thiết hay ích lợi thiêng liêng đòi hỏi, trong trường hợp ngăn trở thể lý cũng như luân lý, 42* không thể tìm tới Linh mục công giáo được 33.

  1. Ngoài ra, cũng theo các nguyên tắc này, khi có lý do chính đáng người Công Giáo và anh em ly khai Ðông Phương có thể cùng nhau thông dự vào những cuộc cử hành phụng tự, dùng chung những đồ vật thánh và nơi thánh 34. 43*
  2. Việc ấn định cách thức thông dự vào sự thánh với anh em thuộc Giáo Hội ly khai Ðông Phương sẽ uyển chuyển tùy theo sự khôn ngoan của các vị Giáo Chủ Bản Quyền địa phương, để sau khi hội ý với nhau, và nếu cần, sau khi đã tham khảo ý kiến của các vị Giáo Chủ của những Giáo Hội ly khai, các vị Giáo Chủ Bản Quyền địa phương ấy có thể điều hòa việc liên lạc giữa các Kitô hữu bằng những nguyên tắc và tiêu chuẩn thuận lợi và hữu hiệu hơn 44*.

 

Như vậy, xét cách chung chung, một Giám mục theo Lễ chế Roma có bổn phận lo lắng phần thiêng liêng cho cả các giáo dân thuộc các Lễ chế công giáo khác sống trong địa bàn của mình  (Giáo luật số. 383.2), dù ngài không phải là Giám mục của họ.

  • 2. If he has faithful of a different rite in his diocese, he is to provide for their spiritual needs either through priests or parishes of the same rite or through an episcopal vicar.

 

Nói cách cụ thể, cho dù trong giáo phận của mình chỉ có một số rất ít giáo dân Công giáo thuộc lễ chế khác, vị Giám mục cũng phải lo liệu cho họ thật chu đáo về phần thiêng liêng.

 

Và vì các tín hữu Công giáo thuộc Lễ chế nào cũng đều là người công giáo đúng nghĩa, nên, trên nguyên tắc, họ có thể dự Thánh Lễ, Rước lễ, giữ bổn phận ngày Chúa Nhật, tại giáo xứ mình đang ở, kể cả xưng tội.

Xem  Giáo luật số 923Giáo luật số 991

Can.  923 The Christian faithful can participate in the eucharistic sacrifice and receive holy communion in any Catholic rite, without prejudice to the prescript of can. 844.

Can.  991 Every member of the Christian faithful is free to confess sins to a legitimately approved confessor of his or her choice, even to one of another rite. 

Khi viết “trên nguyên tắc”, vì cũng như một giáo dân đã ghi danh sinh hoạt vào giáo xứ nào, thì có trách nhiệm phát triển giáo xứ ấy, và nên thường xuyên và đều đặn tham dự các bí tích tại giáo xứ mình đã ghi danh.

Chứ không thể nay thích thì đi Lễ nhà thờ này, mai không thích thì đi lễ nhà thờ khác, hoặc đi xưng tội nhà thờ khác cho đỡ …quê.

Tất cả những điều ấy đều áp dụng cho các nhà thờ thuộc các Lễ chế khác nhau.

Vậy, vì không biết gia đình vị linh mục ấy ở Lithuanie thuộc lễ chế nào, – đa số là Công giáo Roma như chúng ta, và một phần nhỏ là Công  giáo Đông phương – họ tham dự các bí tích của chúng ta, thì ngược lại, nếu chúng ta di cư sang bên đó, sống giữa họ, mà không có giáo xứ Công giáo Roma, thì chúng ta cũng tham dự các bí tích của họ được, hợp pháp, hợp lệ, và hợp cả đạo.

 

Nhưng để gia nhập vào một Lễ chế khác, lại là một vấn đề khác.

Điều chúng ta ít ngờ đến là, chúng ta rửa tội theo nghi thức Lễ chế nào, thì chúng ta thuộc về Lễ chế ấy (Giáo Luật số. 111.1). Và nếu hai cha mẹ thuộc hai Lễ chế Công giáo khác nhau, hài nhi thường được rửa tội  theo Lễ chế của người bố !

Can. 111 §1. Through the reception of baptism, the child of parents who belong to the Latin Church is enrolled in it, or, if one or the other does not belong to it, both parents have chosen by mutual agreement to have the offspring baptized in the Latin Church. If there is no mutual agreement, however, the child is enrolled in the ritual Church to which the father belongs.

Chứ không phải vì thường xuyên tham dự phụng vụ nhà thờ nào thì đương nhiên chúng ta thuộc về Lễ chế của nhà thờ ấy! ( c 112.2 )

Can. 112

2/ a spouse who, at the time of or during marriage, has declared that he or she is transferring to the ritual Church sui iuris of the other spouse; when the marriage has ended, however, the person can freely return to the Latin Church;

Chúng ta, nếu muốn  chuyển đổi Lễ chế , phải làm đơn xin phép Roma (Giáo Luật số. 112.1 n. 1).

Can. 112 §1. After the reception of baptism, the following are enrolled in another ritual Church sui iuris:

1/ a person who has obtained permission from the Apostolic See; 

Và những người công giáo Roma nào đã có gia đình, mà xin chuyển đổi Lễ chế, thường được chấp thuận với điều kiện… không thể chịu chức linh mục !

Với câu này làm kết luận cho phần trả lời, tôi xin chia buồn cùng ae…mình, và cùng bạn nào đã đưa ra câu hỏi trên đây.

 

Phần Hai

Đọc các bài trên thì em lại có thêm 2 câu hỏi nhỏ:

  1. Trong bài , bác trích Sắc lệnh về GH Công giáo Đông phuơng, có câu  

Thực ra, chính các quyền lợi và đặc ân này đã có từ thời Ðông Phương và Tây Phương còn hiệp nhất 21* 

Em muốn hỏi về cụm từ “còn hiệp nhất”.  Từ ngữ cảnh này (context), có phải chăng Đông phương và Tây phương ngày nay không còn hiệp nhất nữa?  Hay là Sắc lệnh chỉ muốn nói đến cái mốc thời gian của East-West Schism (chia thành Eastern Orthodox Church và Roman Catholic Church), chứ không phải là giữa Công Giáo Đông phương và Công giáo Tây phương? 

  1. Từ Điều 14 của Sắc Lệnh, có phải là Tất cà các LM theo lễ chế Đông phương đều mặc nhiên có quyền ban phép thêm sức.  Như vậy họ hơn các LM theo lễ chế Latin?  (Ngoại trừ một số LM Latin được GM ủy quyền cho ban phép thêm sức).  Em hiểu như thế có đúng không?

Trả lời

Đúng vậy, ngay chú thích số 21 của Sắc Lệnh cũng nói rõ :

21* Sự liên kết ấy kéo dài cho đến thế kỷ 11.

Như thế, Sắc lệnh chỉ muốn nói đến cái mốc thời gian của East-West Schism (chia thành Eastern Orthodox Church và Roman Catholic Church), chứ không phải là giữa Công Giáo Đông phương và Công giáo Tây phương

Nếu nói về một cái mốc thời gian đánh dấu cách cụ thể, chúng ta chính thức có sự kiện sau, đánh dấu đại ly giáo Đông Phương.

Vào ngày 16 tháng Bảy năm 1054, khi giờ Kinh Chiều sắp bắt đầu, Hồng y Humbert, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Leo IX, đặt bức thư ra vạ tuyệt thông cho Thượng Phụ Michael Caelularìus  Đông phương trên bàn thờ của Đại thánh đường Hagia Sophia ở Constantinople, rồi ra ngoài phủi bụi chân và lập tức rời Constantinople.

Môt tuần sau, Đức thượng phụ Caelularìus lại ra vạ tuyệt thông cho Hồng y Humbert .

Một chi tiết thú vị là Đức Giáo Hoàng Leo, đã chết vào ngày 19 tháng Tư 1054, mà phái đoàn đặc sứ không hề biết, vì đường xa cách trở. Lẽ ra, khi người ra ủy nhiệm (Đức Giáo Hoàng Leô IX) đã chết, thì Đặc Sứ (Humbert) không còn vai trò và trách vụ được ủy nhiệm không còn hiệu lực !

Ngay hôm đó chẳng ai ngờ được và nghĩ rằng ngày đó là ngày phát sinh một ly giáo.

Hầu như toàn thể giáo dân cả hai bên, chẳng ai biết rằng đã có lục đục xảy ra.  Mà cũng chả ngờ rằng mình là kẻ ly giáo đối với bên kia !

Thật ra những bất hoà đã xảy ra từ lâu trước và còn tiếp tục mãi nhiều thế kỷ sau.

Những bất hoà cả trong kèn cựa về vai vế so với nhau, nghĩa là về tối thượng quyền giữa Roma và Constantinople,  nhưng nhất là vì ngôn ngữ bất đồng: người nói tiếng Hy lạp chẳng hiểu một từ Latinh nào, và ngược lại.

Cũng như đã có nhiều nỗ lực để hoà giải, vào những thế kỷ sau.

Cho mãi đến năm 1965, khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras, sau khi gặp nhau tại Jerusalem năm 1964, đã cùng nhau thực hiện việc giải vạ cho nhau.

Tuy vậy, sự khác biệt và chia cắt vẫn còn, như hiện nay chúng ta vẫn còn chứng kiến. Con đường đại kết vẫn còn xa vời. Mời các bác đọc bài “Một cái ôm, trăm mối rẽ chia.” tại

http://saobiennhatrang.net/?p=3194

Nên, cũng đúng như bác hỏi “có phải chăng Đông phương và Tây phương ngày nay không còn hiệp nhất nữa?

Đúng hơn phải nói là: “Đông phương và Tây phương ngày nay vẫn chưa hiệp nhất

Còn câu hỏi thứ hai, theo khoản giáo luật số 842 của các Giáo hội Công giáo Đông Phương

Canon 842 Sacraments of Initiation.

  • 1. A person who has not received baptism cannot be admitted validly to the other sacraments. §2. The sacraments of baptism, confirmation, and the Most Holy Eucharist are required for full Christian initiation.

Vậy ba Bí Tích Khai tâm đó là:
1) Rửa tội
2) Thêm Sức [Giáo hội Công giáo Đông Phương  gọi là Chrismation – Xức Dầu Thánh]
3) Rước Lễ.
Theo truyền thống Giáo hội Công giáo Đông Phương, cả ba Bí Tích khai tâm này được thực hiện lúc rửa tội cho hài nhi.

Người lớn tuổi gia nhập vào Giáo hội Công giáo Đông Phương sẽ nhận lãnh thêm Bí Tích khai tâm nào họ chưa nhận lúc rửa tội.

Như vậy một cha xứ Công giáo Đông Phương có thường quyền ban bí tích Thêm sức cho hài nhi .

Còn một cha xứ Công giáo Tây Phương cũng được quyền ban bí tích Thêm Sức, nhưng cho người tân tòng lớn tuổi, cùng lúc với bí tích Rửa tội.

Như vậy chữ “hơn” trong câu hỏi “LM theo lễ chế Đông phương đều mặc nhiên có quyền ban phép thêm sức. Như vậy họ hơn các LM theo lễ chế Latin?” không đúng lắm.

Nói vậy để …an ủi các Đấng nhà mình.

 

Nguyễn  Đức Khang (SB63)